Ý nghĩa của việc hiểu được giá trị của bản thân mình.

Mọi người trên cuộc đời này, ai cũng có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Và trong xã hội đầy ắp cạnh tranh ngày nay, muốn nổi bật và tỏa sáng, bạn cần phải hiểu được giá trị của bản thân, và không ngừng nỗ lực để tăng giá trị này lên. Giá trị chính là điều cốt lõi tạo nên con người chúng ta. Vậy giá trị bản thân là gì? Tầm quan trọng của nó là gì? Và làm thế nào để tăng giá trị bản thân lên?

Giá trị bản thân là gì?

Giá trị bản thân là thái độ, niềm tin, cách suy nghĩ, là những thứ mà bạn tin rằng nó thực sự quan trọng đối với chính mình. Giá trị bản thân chính là ý nghĩa của sự tồn tại của chúng ta, là yếu tố then chốt khẳng định vị trí của mình trong cuộc sống.

Tầm quan trọng to lớn của giá trị bản thân

Đã bao giờ bạn suy nghĩ về việc, trong thế giới này, chúng ta có quan trọng không? Thế giới rộng lớn mà chúng ta nhỏ bé như vậy, điều khiến chúng ta quan trọng chính là giá trị của chính chúng ta. Đó cũng chính là tầm quan trọng của việc tăng giá trị bản thân. Chúng ta không ai giống ai, mỗi người có tính cách, sở thích, đam mê, quan điểm sống khác nhau. Nếu sống mà không xác định được giá trị bản thân thì chỉ như các xác không hồn, khiến cho cuộc sống thật vô nghĩa, nhạt nhẽo và lãng phí. Vậy nên xác định giá trị bản thân sẽ giúp bạn cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, mỗi hành động, sự việc xảy ra đều mang lại cho bạn giá trị nào đó, khiến bạn hạnh phúc hơn mỗi ngày.

Khám phá giá trị của bản thân

Giá trị bản thân tồn tại trong chính mỗi chúng ta, nhưng không phải ai cũng nhận thấy giá trị của bản thân, có những người nhìn thấy giá trị của người khác, nhưng lại không nhận ra giá trị của mình. Muốn xác định giá trị bản thân, bạn cần có những trải nghiệm và khiến bạn suy nghĩ về nó. Bạn sẽ tự hỏi xem trong quá khứ, điều gì khiến bạn hài lòng và vui vẻ, tự tin khi nhắc về nó, về những thành tích bạn đã đạt được. Bạn hãy thử suy ngẫm lại mọi thứ một cách sâu sắc hơn, nhìn nhận mọi thứ theo góc nhìn rộng hơn, mới hơn. Chúng ta sẽ tự tin hơn nếu có những suy nghĩ tự tin. Chỉ khi hiểu được chính mình, hiểu được giá trị bản thân thì chúng ta mới có thể hoàn toàn thoát ra khỏi “cái kén” của mình, vượt ra khỏi những định kiến, phá tan giới hạn của bản thân.

Gia tăng giá trị bản thân bằng cách nào?

Sau khi khám phá ra giá trị của bản thân, chúng ta cần rèn luyện để tăng giá trị này lên. Rèn luyện bản thân tất nhiên không phải quá trình có thể hoàn thành trong một sớm một chiều mà cần sự đều đặn và kiên trì. Dưới đây là 5 phương pháp có thể giúp bạn tăng giá trị bản thân từng ngày.

  • Phương pháp đầu tiên là: Hãy nói tự tin trước đám đông. Nói trước đám đông đã khó, để nói được lưu loát và tự tin lại càng khó. Đây là một kỹ năng mềm vô cùng cần thiết đối với mỗi người. Nó giúp tăng hiệu quả giao tiếp, gây thiện cảm với mọi người, cũng như sự tín nhiệm của mọi người xung quanh. Kỹ năng này rất quan trọng và giúp ích nhiều cho chúng ta, đặc biệt là trong các buổi thuyết trình. Ngoài ra, kiểm soát tốt nhịp điệu và tốc độ nói cũng khiến lời nói của chúng ta tạo cảm hứng và tăng sức thuyết phục hơn.
  • Phương pháp thứ hai là: Thử sức ở một vai trò mới. Đừng ngại thử sức ở những vị trí mình chưa từng làm. Hãy thử làm một điều gì mới mẻ mà bản thân hứng thú. Đừng để bản thân bị bó buộc, giới hạn bởi bất cứ phạm vi nào. Nhờ đó, bạn cũng có thể mở rộng các mối quan hệ của mình, dần dần cải thiện bản thân và có thêm nhiều cơ hội hơn trong cuộc sống. Thỉnh thoảng cho bản thân cơ hội đón nhận những thử thách mới để tìm ra những khía cạnh tiềm ẩn của mình. 
  • Đối với một số người có năng khiếu hoặc sở thích về viết lách, các bạn có thể thử phương pháp này. Hãy chia sẻ những kinh nghiệm bản thân đã đúc kết trong cuộc sống. Cách này sẽ dần nâng cao trình độ bản thân và củng cố sức ảnh hưởng của mình. Thông qua hình thức viết blog, viết bài chia sẻ, tạp chí, web, bạn sẽ có một lượng fan nhất định, những người yêu thích những dòng sẻ chia tâm sự của bạn. Rõ ràng, giá trị của bạn lại ngày càng tăng lên.
  • Phương pháp thứ tư mà chúng tôi muốn chia sẻ chính là việc tham gia vào các hoạt động tình nguyện. Chịu khó tham gia vào các tổ chức, hội nhóm từ thiện, quyên góp, tình nguyện rất có ích. Nhất là trong việc hoàn thiện quan điểm sống. Quan trọng nhất là nó giúp tâm trạng của bạn tốt hơn, suy nghĩ về những điều tích cực và yêu đời hơn.
  • Và điều cuối cùng, việc không thể thiếu trong cuộc sống, đó chính là học tập. Học là chuyện cả đời, chúng ta không ngừng học tập trong cuộc sống, không chỉ qua sách vở, mà trong cả cuộc sống thường ngày, sự trải nghiệm và cọ xát. Chúng ta có thể học ở bất cứ nơi đâu, với bất cứ ai và trong bất cứ hoàn cảnh nào. Học tập và tích lũy kiến thức, trau dồi bản thân, nâng cao giá trị của mình. Có một câu nói nổi tiếng truyền tai nhau trên mạng rằng phụ nữ có 3 việc mà cả cuộc đời không thể ngừng lại được đó là học tập, kiếm tiền và xinh đẹp. Chỉ khi nào bạn nhận thức chính xác về giá trị bản thân của mình thì khi ấy người khác mới có thế biết về giá trị bản thân của bạn. 

Dù bạn là ai, xấu hay đẹp, giỏi hay không, thì bạn cũng có giá trị của riêng mình. Đừng bao giờ đánh giá thấp bản thân mình mà hãy khám phá giá trị của mình và tăng giá trị của bản thân lên. Đầu tư cho bản thân chính là tài sản vô giá nhất, là khoản đầu tư đáng giá và có lời nhất. Hãy luôn có cái nhìn tốt nhất về bản thân và tương lai, tìm kiếm giá trị bản thân là gì? và không ngừng khẳng định giá trị của bản thân trong cuộc sống!

Nghị luận về giá trị bản thân trong cuộc sống để hiểu giá trị bản thân chính là yếu tố cốt lõi để bạn luôn là chính mình và không lẫn với bất kỳ ai. Vậy giá trị bản thân thực sự nằm ở đâu? Quan điểm của bản về giá trị bản thân như nào? Hãy cùng nghị luận xã hội về giá trị của bản thân qua bài viết dưới đây của DINHNGHIA.VN nhé!. 

Mở bài: Cuộc sống của chúng ta vốn là một hành trình dài tìm kiếm và khẳng định giá trị của bản thân. Bạn có bao giờ thấy mặc cảm tự ti khi so sánh mình với người khác. Chắc hẳn trong chúng ta đều ít nhiều trải qua cảm giác ấy. Tuy nhiên đừng mãi chỉ so sánh bản thân với người khác mà quên mất rằng bản thân chúng ta cũng có những giá trị riêng không thể thay thế. Cuộc sống sẽ có ý nghĩa nếu mỗi người biết tìm kiếm và khẳng định giá trị cho riêng mình. Rất khó để trở thành một con người hoàn hảo về mọi mặt nhưng một khi đã được sinh ra trên đời thì ai cũng có quyền và cơ hội tạo cho mình những giá trị dù là lớn lao hay nhỏ bé. 

Khái niệm giá trị của bản thân là gì?

Vậy giá trị của bản thân là gì? Trình bày suy nghĩ khi nghị luận về giá trị bản thân? Có thể hiểu giá trị của bản thân là những điều mang ý nghĩa tích cực mà mỗi người sở hữu. Nhờ những điều đó, con người có thể chạm đến với thành công trong con đường chinh phục những mục tiêu mà bản thân họ đặt ra và đồng thời có thể đóng góp sức mình để mang lại những lợi ích cho cộng đồng, xã hội.

Giá trị bản thân tạo nên ý nghĩa của sự tồn tại và góp phần khẳng định được vị trí của mỗi con người trong cuộc đời rộng lớn, bao la. Nó thường biểu hiện qua những khả năng, ưu điểm, thế mạnh của mỗi con người về một lĩnh vực, vấn đề nào đó trong cuộc sống. Ngoài ra, bản thân mỗi người sẽ bộc lộ được giá trị của mình thông qua những đóng góp, vai trò của mình đối với những người xung quanh chứ không nhất thiết cứ phải có những điểm mạnh thì mới có giá trị.

Nghị luận về giá trị bản thân trong cuộc sống

Khi nghị luận về giá trị bản thân, ta thấy giá trị của bản thân mang lại rất nhiều những ý nghĩa cho cuộc đời của mỗi người. Khi nhận ra ưu điểm, sự vượt trội có ở bản thân, mỗi người sẽ trở thành một cá thể có dấu ấn riêng của mình. Chính những điều đó mở ra cho con người rất nhiều cơ hội để đạt được thành công. Trên thế giới có không ít những con người đã bộc lộ những khả năng đặc biệt và khả năng đặc biệt đó đã giúp họ ghi vào trang đời của mình những thành tựu lớn lao. 

Thiên tài âm nhạc thế giới người Áo – Wolfgang Amadeus Mozart ngay từ thuở nhỏ đã bộc lộ những khả năng thiên bẩm của mình. Khi lọt lòng, cậu bé Mozart thường nằm im lắng nghe những bản nhạc, lời ca và lúc còn chập chững biết đi đã mạnh dạn chạy lại cây đàn piano gõ phím và làm vang lên những âm thanh thánh thót. Cậu bé ấy sau này đã trở thành một nhà soạn nhạc vang danh thế giới và có nhiều ảnh hưởng nhất trong thể loại âm nhạc cổ điển của châu Âu. Như vậy nhờ vào khả năng bẩm sinh của mình mà Mozart đã đạt được những thành công vô cùng to lớn dù cuộc đời của ông chỉ trải qua 35 năm ngắn ngủi.

Nghị luận về giá trị bản thân để thấy mỗi người không chỉ giúp ghi dấu những thành công cho cuộc đời của họ mà còn mang lại những giá trị tốt đẹp cho xã hội và cộng đồng. Chẳng phải dù chỉ sống trên đời trong khoảng thời gian không dài nhưng Mozart đã sống một cuộc đời thật chất lượng để rồi khi đã khuất xa, ông vẫn có một vị trí quan trọng trong lòng những người ở lại mà đặc biệt là những người có niềm rung cảm với giai điệu âm nhạc. Sở dĩ có được tình cảm đó của mọi người là vì Mozart quả thật đã có những đóng góp rất vĩ đại cho nền âm nhạc của thế giới. 

Nếu như Mozart đã để lại cho nhân loại những kiệt tác lưu danh đến muôn đời thì ở nước Mĩ cách chúng ta nửa vòng trái đất, và tại khoảng thời gian cách chúng ta đến gần 200 năm, có một con người vĩ đại đã có những phát minh đặt nền móng cho sự phát triển của đời sống của con người không chỉ trong thời đại của ông mà còn với hậu thế. Người đang được nhắc tới chính là Thomas Edison với kỉ lục hơn một nghìn bằng sáng chế. Đặc biệt phát minh về bóng đèn của ông đã mang lại ánh sáng cho đời sống con người và mở ra một tương lai tươi đẹp cho quá trình phát triển của nhân loại.

Nghị luận về giá trị bản thân sẽ thấy rằng giá trị của một người vốn không chỉ được đo dựa trên những cống hiến vĩ đại mà còn được thể hiện qua sự đóng góp và vai trò của mỗi người đối với những người xung quanh. Khi sinh ra, không phải ai cũng có những năng khiếu, khả năng đặc biệt nhưng không phải không có những điều trên thì con người không thể có những đóng góp có ý nghĩa cho xã hội và không làm nên giá trị của bản thân mình. 

Có những người dù hoàn cảnh của bản thân cũng rất chật vật, nghèo khó nhưng vẫn có tấm lòng rộng mở đối với cuộc đời. Đó là “hiệp sĩ” Ba Dân ở Cần Thơ, dù đôi chân ông không được lành lặn như những người bình thường sau cơn sốt bại liệt ngày nhỏ. Dù phải mưu sinh vì cơm áo bằng công việc bán vé số dạo nhưng nhiều năm nay với đôi chân khập khiễng, và với số tiền ít ỏi trích ra từ tiền bán vé số, ông đã đi vá lại những đoạn đường có ổ gà để mọi người đi lại dễ dàng hơn. Công việc thầm lặng ấy quả thật đã khiến cho mọi người thêm cảm phục tinh thần vì cộng đồng và tấm lòng nhân ái của người hiệp sĩ ấy…

Bình luận và phản đề khi nghị luận về giá trị bản thân 

Tài sản, địa vị hay danh tiếng mà mỗi người có được trong cuộc đời đôi khi không phải là thước đo chính xác giá trị của một người. Đương nhiên, nếu những thành quả đạt được của một người là sự phấn đấu của một đời miệt mài, chăm chỉ, chấp nhận thử thách, vượt qua gian lao thì họ vẫn là những người xứng đáng được tán dương. 

Nhưng nếu một người nắm giữ trong tay khối tài sản khổng lồ, đảm đương chức cao quyền trọng hay tên tuổi được nhiều người biết đến nhưng người đó lại chỉ biết đến bản thân mình,  không biết chia sẻ, làm những điều có ích với những người xung quanh thì vẫn chưa thể khẳng định được giá trị của bản thân mình. Ngược lại trường hợp nói trên, nếu một người tuy không có nhiều tài sản nhưng nếu có trái tim nhân ái như câu chuyện đã dẫn ở trên về người “hiệp sĩ” vá đường thì họ quả thật sống một cuộc đời rất ý nghĩa.

Giá trị bản thân không hoàn toàn chỉ được đánh giá ở kết quả cuối cùng mà ta thu nhận được mà được thể hiện ngay trong cuộc hành trình chúng ta chinh phục đích đến. Đôi khi, những gì ta bộc lộ trong chính cuộc hành trình ấy là cách thể hiện rõ ràng hơn cả về giá trị bản thân mình. Có thể kết quả đạt được chưa như sự mong đợi nhưng nếu ta có ý chí, sự quyết tâm phấn đấu không ngừng trong cuộc hành trình chạm đến những mục tiêu, hoài bão thì những gì gặt hái được vẫn sẽ được mọi người trân trọng vì đó là thành quả được tạo dựng bằng chính sức lực của ta. 

Trước nay, con đường đến với thành công chưa bao giờ là một con đường bằng phẳng và dễ dàng. Trái lại, nó vốn tiềm ẩn vô vàn những thử thách và gian nan. Bởi thế từng có câu hát “Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió…”. Cũng bởi vậy mà quá trình vượt qua những khó khăn, trở ngại ấy sẽ khiến con người khám phá và bộc lộ được những khả năng, giá trị riêng của mình.

Tố chất sẵn có ở mỗi người là điều kiện rất thuận lợi để mọi người có thể tạo nên giá trị của bản thân nhưng nếu chỉ nhận thức được khả năng của bản thân nhưng lại chủ quan, ỷ lại mà không biết nỗ lực để phát huy khả năng ấy thì ta cũng có thể đánh mất đi nhiều cơ hội. Hẳn câu chuyện dân gian về cuộc chạy đua giữa rùa và thỏ là một câu chuyện để lại nhiều bài học sâu sắc và ý nghĩa cho mọi người về hậu quả của sự tự tin thái quá sức mạnh của bản thân. 

Thỏ đã thất bại, thua cuộc trong chính chặng đường mà lẽ ra với sự nhanh nhẹn vốn có, thỏ có thể giành phần thắng rất dễ dàng. Sai lầm đó của chú thỏ trong câu chuyện chính là một minh chứng tiêu biểu cho việc nếu ỷ lại vào khả năng đặc biệt của bản thân và không biết cố gắng để phát huy nó thì ta đã đánh mất đi cơ hội đạt đến thành công hay khẳng định khả năng của bản thân trên hành trình của cuộc đời.

Bài học nhận thức và hành động về giá trị bản thân 

Khi nghị luận về giá trị bản thân, ta thấy cần phải nhận thức một cách rõ ràng một điều giá trị của bản thân là phụ thuộc hoàn toàn vào chính con người đó. Thế nên, để trở thành một con người có giá trị trong cuộc đời, điều đầu tiên là hãy tìm và khám phá ra khả năng đặc biệt của bản thân mà ta nhận thấy bản thân mình có thể phát triển khả năng đó để phục vụ cho cuộc sống của ta.

Tiếp đó, ta cần bộc lộ hết khả năng của mình trong học tập và trong công việc để đạt được hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, ta cũng không nên quá tự tin, chủ quan với những năng lực của bản thân mà không chịu học hỏi từ những người xung quanh bởi vì ai cũng có những thế mạnh của riêng mình mà nếu ta tiếp thu và nhận được sự chia sẻ từ họ, chắc chắn ta sẽ có cơ hội được mở mang và biết đâu, khả năng của bản thân lại càng được phát triển hơn nữa.

Nghị luận về giá trị bản thân để hiểu giá trị một con người không thể được hình thành trong ngày một, ngày hai mà được hoàn thiện trong cả một quá trình lâu dài nỗ lực không ngừng nghỉ và đầy những mệt mỏi. Thế nên, khi đánh giá giá trị của một con người, điều quan trọng là không nên “định giá” vội vàng mà phải xem xét trên cả một quá trình phấn đấu của họ để có thể có sự nhận xét xác đáng, toàn diện nhất. Ta cũng nên trau dồi và chủ động bồi dưỡng cho bản thân về nhiều mặt để sự thành công của ta có một nền tảng vững vàng và giá trị của ta được tạo dựng một cách chắc chắn.

Bản thân mỗi người cũng cần biết trân trọng giá trị của chính mình. Có thể có rất nhiều người giỏi hơn bạn, đôi khi thành tích và khả năng, lời nhận xét của mọi người xung quanh khiến bạn cảm thấy tự ti, mặc cảm. Thế nhưng, ta không nên gò mình theo những chuẩn mực của người khác vì ta sẽ thấy vô cùng áp lực, mệt mỏi bởi cái tiêu chuẩn ấy. Mỗi người sẽ có những bước tiến tương ứng với khả năng của họ. Nếu cứ mãi lấy thành công của người khác làm thước đo giá trị cho chính mình rồi cảm thấy bị gò ép, ta chắc chắn sẽ bí bách và tự xiềng xích khả năng thành công của chính mình. 

Thay vì như vậy, hãy chia nhỏ các mục tiêu phấn đấu của mình thành từng giai đoạn sao cho vừa sức. Người khác có thể thành công trong hai năm nhưng bạn cũng có thể thành trong trong ba năm. Điều quan trọng là bạn hãy đi, dù bước đi có chậm nhưng phải thật chắc để chinh phục được hoài bão của chính mình…

Kết bài: Giá trị bản thân của mỗi người thật sự có tầm quan trọng đặc biệt với chính con người ấy. Chính giá trị riêng của mỗi người sẽ là điều cốt lõi nói cho thấy ý nghĩa sự tồn tại của mỗi người. Vì “tương lai của bạn phụ thuộc vào nhiều điều, nhưng chủ yếu là do bạn” (Frank Tyger), thế nên khi đã được may mắn sinh ra thì hãy bộc lộ và cống hiến những khả năng của bản thân cho cuộc đời, điều đó sẽ giúp cho sự sống của ta trở nên có ý nghĩa, đồng thời cũng góp phần giúp cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Có làm được điều đó, giá trị của bạn tạo nên cho đời dù có bình dị và giản đơn nhưng nếu nó có được nhờ vào sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng của bản thân bạn thì đó vẫn là giá trị được đón nhận và trân trọng…

Dàn ý nghị luận về giá trị của bản thân trong cuộc sống 

Để giúp các bạn tìm hiểu bài viết nghị luận về giá trị bản thân, dưới đây DINHNGHIA.VN sẽ giúp bạn khái quát lập dàn ý nghị luận xã hội về giá trị của bản thân. 

Mở bài nghị luận về giá trị bản thân

  • Giới thiệu dẫn dắt giá trị bản thân là yếu tố cốt lõi, mỗi người đều có giá trị của riêng mình.
  • Khẳng định ý nghĩa của bản thân khi nghị luận xã hội về giá trị của bản thân. 

Thân bài nghị luận về giá trị bản thân 

  • Tìm hiểu giá trị của bản thân là gì?.
  • Giải thích, phân tích ý nghĩa của bản thân trong cuộc sống.
  • Nghị luận về tầm quan trọng trong nhận thức về vai trò của bản thân. 
  • Bình luận và phản đề khi nghị luận về giá trị bản thân trong cuộc sống. 
  • Bài học nhận thức và hành động về giá trị bản thân trong cuộc sống. 

Kết bài nghị luận xã hội về giá trị của bản thân 

  • Khẳng định giá trị của mỗi người trong cuộc đời.
  • Đưa ra lời khuyên hãy sống hết mình, sống chân thành, yêu thương. Hãy sống và khẳng định mình trong cuộc đời. 
  • Bày tỏ suy nghĩ của bản thân khi nghị luận về giá trị bản thân, có thể liên hệ với câu nói “Con người vốn sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để lưu lại dấu ấn trên mặt đất, và lưu dấu trong trái tim người khác” (Xukhôlinxk).

Như vậy, việc hiểu được giá trị bản thân có ý nghĩa quan trọng với mỗi người. Vì thế, chúng ta luôn cần nỗ lực và cố gắng, luôn cố gắng không ngừng để học tập và hoàn thiện chính mình. Nhận thức đúng đắn về bản thân, không quá tự ti hay ngạo mạn cũng như không nên quá tự ti sẽ giúp chúng ta đạt được đỉnh cao trong thành công và hạnh phúc của cuộc đời. Nghị luận về giá trị bản thân còn giúp ta hiểu ra hãy luôn sống là chính mình, đừng bao giờ là bản sao của ai đó, cũng không nên cố làm hài lòng tất cả mọi người – bởi điều đó là không thể và cũng không cần thiết. Hãy luôn sống chân thành, tràn đầy yêu thương và sẻ chia…  

Bài viết trên đây của DINHNGHIA.VN đã giúp các bạn có thêm những ý văn hay để nghị luận xã hội về giá trị của bản thân. Nếu có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc gì liên quan đến chủ đề nghị luận về giá trị bản thân, đừng quên để lại ở nhận xét bên dưới. Chúc bạn sẽ luôn là chính mình!. 

Xem thêm:

Tu khoa lien quan:

  • dàn ý về giá trị bản thân
  • đoạn văn về giá trị bản thân
  • biểu hiện của giá trị bản thân
  • viết về giá trị riêng của bản thân
  • dàn ý nghị luận về giá trị bản thân
  • nghị luận về giá trị bản thân lớp 9
  • nghị luận về giá trị bản thân lớp 8
  • viết đoạn văn 200 chữ về giá trị bản thân

Please follow and like us:

Video liên quan

Chủ đề