Ý nghĩa của 10 nguyên lý kinh tế học

Ý nghĩa của 10 nguyên lý kinh tế học

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Ths Nguyen Thi Kim Chi- Khoa Kinh tế Tài liệu ôn tập kinh tế vi mô Bài 1 (C1 + C2 ):10 NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌCCON NGƯỜi RA QUYẾT ĐỊNH DỰA TRÊN NHỮNGNGUYÊN LÝ NÀO?Nguyên lý 1: Con người luôn luôn phải đối mặt với sự đánh đổi. Nguồn lực là có hạn, nhu cầu là vô hạn. Phải thường xuyên đánh đổi cái ưa thích này để đổi lấy cái ưa thích khác Cần so sánh giữa công bằng và hiệu quả Nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là cái bạn phải từ bỏ để có được nó  Phải so sánh giữa chi phí và lợi ích ( Phải tính toán, so sánh trước khi đánh đổi. Tính toán giữa được và mất). Chi phí cơ hội là ? VD Chi phí của việc đi học đại học là gì?Nguyên lý 3: Con người duy lý suy nghĩ tại điểm cận biên.  Cận biên có nghĩa là ”bên cạnh”, là điểm lân cận ( những thay đổi cận biên tức là những thay đổi nhỏ so với kế hoạch hành động hiện tại)  Khi ra quyết định cần cân nhắc bằng cách so sánh Ích lợi cận biên và chi phí cận biên (Là so sánh giữa cái được thêm và cái mất thêm) . Ví dụ về : giá quảng cáo phút chót, giá máy bay phút chót…Nguyên lý 4: Con người phản ứng với các kích thích  Hành vi có thể thay đổi khi lợi ích và chi phí thay đổi VD:- Lãi suất tiền gửi tăng và phản ứng của dân cư như thế nào?.- Giá xăng dầu và thay đổi phương thức đi lại của người tiêu dùng…CON NGƯỜI TƯƠNG TÁC VỚI NHAU NHƯ THẾ NÀO?Nguyên lý 5: Thương mại làm cho mọi người đều có lợi . - Thương mại và sự chuyên môn hoá sản xuất: tăng năng suất, giảm chi phí .- Thương mại là đấu trường đặc biệt: những người tham gia đều thắng!- Thương mại làm mọi người đều được lợi.Nguyên lý 6: Thị trường thường là phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế . - Nguyên lý căn bản của kinh tế thị trường: lợi ích riêng định hướng cho mọi quyết định.Thị trường là nơi gặp gỡ giữa Cung- Cầu - Giá cả là công cụ mà nhờ đó bàn tay vô hình điều khiển các hoạt động kinh tế Cần tính đến chi phí xã hội và ích lợi xã hội trong mỗi quyết định của họ Nguyên lý 7: Đôi khi chính phủ có thể cải thiện được các kết cục của thị trường. - Thị trường thất bại khi thị trường không dẫn dắt nền kinh tế có hiệu quả.1Ths Nguyen Thi Kim Chi- Khoa Kinh tế Tài liệu ôn tập kinh tế vi mô - Nguyên nhân điển hình của thất bại thị trường là ảnh hưởng ngoại hiện và sức mạnh thị trường .- Cần sự tác động của chính phủ (bàn tay hữu hình): đó là luật pháp và các chế độ chính sách- thuế các loại, điều tiết giá…- Nhưng sự can thiệp này chỉ mang tính tạm thời, cứu cánh ngắn hạn. NỀN KINH TẾ VỚI TƯ CÁCH LÀ MỘT TỔNG THỂ VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO?Nguyên lý 8: Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất ra HH và DV của nước đó: Năng suất lao động là gì? Mối quan hệ giữa năng suất lao động và mức sống Nguyên lý 9: Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền. Lạm phát là sự gia tăng mức giá chung trong nền kinh tế. Lạm phát bao giờ cũng là hiện tượng tiền tệ có quá nhiều trong lưu thông.Nguyên lý 10: Xã hội đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp. Để giảm lạm phát, chính phủ giảm lượng cung tiền.  Trong ngắn hạn, giá chưa giảm, lượng tiền ít đi nên chi tiêu giảm. Do tiêu thụ hàng bị ít đi, các DN giảm sản xuất, sa thải lao động, làm tăng thất nghiệp. Đường Phillips ngắn hạn và vai trò của nó trong nghiên cứu mối quan hệ trong ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp.SỰ PHỤ THUỘC LẪN NHAU VÀ CÁC MỐI LỢI TỪ THƯƠNG MẠI1. Nguyên tắc lợi thế so sánh Giả sử người trồng trọt và người chăn nuôi cùng có thới gian sản xuất là 40 giờ/ tuần, và cùng sản xuất ra hai loại sản phẩm là khoai tây và thịt với năng suất như sau: Thời gian cần để sx ra 1 kg sản phẩm ( giờ)Số lượng sản phẩm làm ra trong 40 giờ (kg)Thịt Khoai Thịt KhoaiNgười trồng trọt 20 10 2 4Người chăn nuôi 1 8 40 52Ths Nguyen Thi Kim Chi- Khoa Kinh tế Tài liệu ôn tập kinh tế vi mô a) Lợi thế so sánh tuyệt đối: lợi thế theo năng suất . Người chăn nuôi có lợi thế hơn.b) Lợi thế so sánh tương đối: xem xét theo chi phí cơ hội để sx ra một hàng hoá ( sản phẩm phải từ bỏ ) Nhận xét : - Người chăn nuôi có lợi thế so sánh về sx thịt vì chi phí cơ hội để sx 1kg thịt chỉ mất có 0,125 kg khoai tây ( chứ không phải 2 kg khoai tây )- Người trồng trọt có lợi thế so sánh về sx khoai tây vì chi phí cơ hội để sx ra 1 kg khoai chỉ mất có 0,5 kg thịt ( chứ không phải là 8 kg thịt ).2. Chứng minh chuyên môn hoá sản xuất và bán sản phẩm cho nhau thì cả hai đều có lợi. Thông qua Đường giới hạn khả năng sản xuất trước và sau khi chuyên môn hoá và trao đổi với nhau qua mua bán, có thể thấy khả năng sản xuất của cả hai người đều được mở rộng. Để có được 1kg thịt Để có được 1kg khoai tâyNgười trồng trọt phải từ bỏ4/2= 2kg khoai tây 2/4= 0,5 kg thịtNgười chăn nuôi phải từ bỏ5/40= 0,125 kg khoai tây 40/5= 8 kg thịt340524Người chăn nuôiNgười trồng trọtThịt ThịtKhoaiKhoai8032Ths Nguyen Thi Kim Chi- Khoa Kinh tế Tài liệu ôn tập kinh tế vi mô TƯ DUY NHƯ MỘT NHÀ KINH TẾ1. Với tư cách là một nhà khoa học  Phương pháp khoa học: Quan sát, lý thuyết, tiếp tục quan sát Nghiên cứu các hiện tượng kinh tế , về cơ bản, giống như các nhà khoa học tự nhiên: trải nghiệm thực tế, đề ra các giả thuyết ( ví dụ: quá nhiều tiền sinh lạm phát ), thu thập số liệu, phân tích chúng để khẳng hay bác bỏ các giả thuyết đã nêu. Một khi giả thuyết được chứng minh là đúng thì giả thuyết trở thành lý thuyết, trở thành khoa học.  Vai trò của giả định  Nghiên cứu thông qua các mô hình kinh tế : ví dụ như mô hình vòng chu chuyển.- Sử dụng các công cụ toán học : ví dụ Đường giới hạn năng lực sản xuất, hệ số co dãn, các đồ thị cung cầu…2. . Với tư cách là nhà tư vấn chính sách Phân biệt các kết luận thực chứng và các đề xuất mang tính chuẩn tắc. Các đề xuất chuẩn tắc và nguyên nhân thường có sự bất đồng giữa các nhà kinh tế .4

Thuật ngữ nền kinh tế (economy) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “người quản gia”. Thoạt tiên, điều này có vẻ lạ lùng. Nhưng trên thực tế, các hộ gia đình và nền kinh tế có rất nhiều điểm chung. Cũng giống như một gia đình, xã hội phải đối mặt với nhiều quyết định. Một xã hội phải quyết định cái gì cần phải làm và ai sẽ làm việc đó. Cần phải có một số người sản xuất thực phẩm, một số người khác sản xuất quần áo và cũng cần có một số người thiết kế các phần mềm máy tính nữa. Một khi xã hội đã phân bổ được mọi người (và đất đai, nhà xưởng, máy móc) vào những ngành nghề khác nhau, nó cũng phải phân bổ sản lượng hàng hóa và dịch vụ mà họ đã sản xuất ra. Nó phải quyết định ai sẽ ăn trứng cá, ăn thịt và ai sẽ ăn rau. Nó phải quyết định ai sẽ đi xe con và ai sẽ đi xe buýt. I. Xã hội và nguồn lực khan hiếm: ⏏ Khan hiếm (Scarcity): Xã hội chỉ có một nguồn lực giới hạn và do đó không thể sản xuất tất cả hàng hóa và dịch vụ mà mọi người mong muốn.

⏏ Quản lý nguồn lực (Resource Management): Quản lý nguồn nhân lực là một quá trình tuyến mộ, lựa chọn, duy trì, phát triển và tạo mọi điêu kiện cho nguồn nhân lực trong doanh nghiệp phát huy một cách hiệu quả nhằm đạt được muc tiêu đề ra. Việc quản lý nguồn lực của một xã hội rất quan trọng bởi vì nguồn lực luôn khan hiếm.

Kinh tế học (Economics) là một ngành học nghiên cứu cách thức để xã hội có thể quản lý các nguồn lực khan hiếm của nó.

II. 10 Nguyên lý kinh tế học

Nguyên lý 1: Con người đối mặt với sự đánh đổi

Bài học đầu tiên về ra quyết định được tóm tắt trong câu ngạn ngữ sau: “Chẳng có gì là cho không cả”. Để có được một thứ ưa thích, chúng ta thường phải từ bỏ một thứ khác mà mình thích. Ra quyết định đòi hỏi phải đánh đổi mục tiêu này để đạt được một mục tiêu khác.

Ngạn ngữ Phương Tây: “Không có bữa ăn trưa miễn phí!” (There is no such thing as a free lunch!)

Điều này có nghĩa rằng, từ nguồn lực giới hạn của con người hay của xã hội, chúng ta có thể tạo điều kiện để thỏa mãn sự tiêu dùng một cách hợp lý nhất với khả năng sẳn có của mình.

Nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là cái mà bạn từ bỏ để có được nó

Vì con người đối mặt với sự đánh đổi, nên ra quyết định đòi hỏi phải so sánh chi phí và ích lợi của các đường lối hành động khác nhau. Song trong nhiều trường hợp, chi phí của một hành động nào đó không phải lúc nào cũng rõ ràng như biểu hiện ban đầu của chúng.

Trước khi Chính Phủ một nước ra quyết định ký kết hiệp định về TPP hay RCEP, thì việc đầu tiên họ nghĩ tới là lợi ích thiết thực cho quốc gia là gì (thực ra đây chính là sự nhượng bộ của các quốc gia đối tác ở trong hiệp định này), ngược lại, nước sở tại sẻ cam kết từ bỏ những điều không mong muốn nào...? (sự nhượng bộ của nước sở tại), nói cách khác "Chi phí cơ hội của một Hiệp Định là những điều khoản mà quốc gia đó phải từ bỏ để có được Hiệp Định đó.

Nguyên lý 3: Con người duy lý suy nghĩ tại điểm cận biên

Điểm cận biên trong kinh tế học, chính là điểm tới hạn cho một quyết định không được tính trước, không có trong kế hoạch. Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ những thay đổi cận biên để chỉ những điều chỉnh gia tăng nhỏ so với kế hoạch hành động trong hiện tại. Ngày xưa, có một lời nhắn bất thành văn cho các vị tướng ở ngoài chiến trường "Tướng ở ngoài biên ải không nghe lệnh Vua", họ phải quyết định ngay trong các sự kiện, biến cố đột xuất xảy ra trên chiến trường, nếu chờ lệnh từ Hoàng cung (nhà Vua) thì không kịp, không có thời gian để tấu trình. Một người có tài trong kinh doanh thường có những quyết định sáng suốt, chẳng hạn biến động về giá cả trên thị trường chứng khoán, hoặc nên hay không nên tích trữ thêm một lượng hàng hóa nào đó vào những thời điểm nhạy cảm nhất.
Trong kinh tế học, Con người duy lí (rational) ra quyết định bằng cách so sánh lợi ích cận biên và chi phí cận biên. Người duy lí chỉ hành động khi lợi ích cận biên vượt chi phí cận biên.

Nguyên lý 4: Con người phản ứng với các kích thích

Vì mọi người ra quyết định dựa trên sự so sánh chi phí và ích lợi, nên hành vi của họ có thể thay đổi khi ích lợi hoặc chi phí thay đổi. Nghĩa là mọi người phản ứng đối với các kích thích.

Ví dụ điển hình trong chuyện này là những người bán hoa và mua hoa trong tối 30 tết. Bình thường họ mua tại vườn hoa 100000đ/chậu hoa, chi phí chuyên chở và trả công người bán thì với giá 160000đ/chậu hoa là hòa vốn, do vậy họ bán ra 200000đ/ chậu hoa, ở đây có 2 trường hợp:

- Chậu Hoa đã gần hết mà người mua quá nhiều, họ sẻ nâng giá lên 250000đ/chậu hoa

- Chậu hoa còn quá nhiều mà người mua thì quá ít, họ sẳn sàng bán lại giá vốn 160000đ/chậu hoa, và thậm chí sẻ hạ tới giá 100000đ/chậu hoa, nếu thấy cần thiết. Bạn thấy không, người bán hoa chẳng hiểu "điểm cận biên" và "con người duy lý" là cái gì cả nhưng khi thực hành họ cũng không thua ai, đây chính là bản năng mua bán có sẳn của con người.

Các nhà hoạch định chính sách công cộng không bao giờ được quên các kích thích, vì nhiều chính sách làm thay đổi lợi ích hoặc chi phí mà mọi người phải đối mặt và bởi vậy làm thay đổi hành vi của họ.

Nguyên lý 5: Thương mại có thể làm cho mọi người đều được lợi

Thương mại không giống như một cuộc thi đấu thể thao, trong đó luôn có kẻ thắng, người thua. Trong thương mại quốc tê thì là điều ngược lại: Thương mại giữa hai nước có thể làm cả hai bên cùng được lợi. Thương mại cho phép mỗi người chuyên môn hóa vào một lĩnh vực mà mình làm tốt nhất, cho dù đó là trồng trọt, may mặc hay xây nhà. Thông qua hoạt động thương mại với những người khác, con người có thể mua được những hàng hóa và dịch vụ đa dạng hơn với chi phí thấp hơn.

Nguyên lý 6: Thị trường thường là một phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế

Trong nền kinh tế thị trường, quyết định của các nhà làm kế hoạch trung ương được thay thế bằng quyết định của hàng triệu doanh nghiệp và hộ gia đình. Các doanh nghiệp quyết định thuê ai và sản xuất cái gì. Các hộ gia đình quyết định làm việc cho doanh nghiệp nào và mua cái gì bằng thu nhập của mình. Các doanh nghiệp và hộ gia đình tương tác với nhau trên thị trường, nơi mà giá cả và ích lợi riêng định hướng cho các quyết định của họ. Khi nghiên cứu kinh tế học, bạn sẽ thấy giá cả là công cụ mà nhờ đó bàn tay vô hình (Adam Smith - 1776) điều khiển các hoạt động kinh tế. Giá cả phản ánh cả giá trị của một hàng hóa đối với xã hội và chi phí mà xã hội bỏ ra để sản xuất ra hàng hóa đó.

Nguyên lý 7: Đôi khi chính phủ có thể cải thiện được kết cục thị trường

Thất bại của thị trường là một thuật ngữ kinh tế học miêu tả tình trạng thị trường không phân bổ thật hiệu quả các nguồn lực, nói cách khác, thị trường không cân bằng được cung và cầu.

Khi thị trường thất bại (Market failure) Chính phủ có thể can thiệp để kích thích hiệu quả và công bằng. Thị trường chỉ hoạt động nếu như quyền sở hữu được tôn trọng. Một nông dân sẽ không trồng lúa nếu như anh ta nghĩ rằng mùa màng sẽ bị đánh cắp, một nhà hàng sẽ không phục vụ trừ khi được đảm bảo rằng khách hàng sẽ trả tiền trước khi rời quán. Tất cả chúng ta đều dựa vào công an và tòa án do Chính phủ cung cấp để thực thi quyền của chúng ta đối với những thứ do chúng ta tạo ra.
Nguyên lý 8: Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nước đóSự chênh lệch mức sống trên thế giới rất đáng kinh ngạc. Vào năm 1997, bình quân một người Mỹ có thu nhập là 29.000 đô la. Cũng trong năm đó, một người Mê-hi-cô có thu nhập bình quân là 8000 đô la và một người Ni-giê-ria bình quân có thu nhập là 900 đô la.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi sự khác biệt trong thu nhập bình quân được phản ánh ở các chỉ tiêu khác nhau về chất lượng cuộc sống. Công dân của các nước thu nhập cao có nhiều ti vi hơn, nhiều ô tô hơn, chế độ dinh dưỡng tốt hơn, dịch vụ y tế tốt hơn và tuổi thọ cao hơn người dân ở các nước thu nhập thấp.

Hầu hết những sự khác nhau trong mức sống giữa các quốc gia được giải thích bởi năng suất của chúng. Các cách giải thích khác chỉ đóng vai trò thứ yếu.
Năng suất (Productivity) là số lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong mỗi giờ của người lao động. Ở những quốc gia người lao động sản xuất được lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn trong một đơn vị thời gian, hầu hết người dân được hưởng mức sống cao; còn ở các quốc gia có năng suất kém hơn, hầu hết người dân phải chịu cuộc sống đạm bạc. Tương tự, tốc độ tăng năng suất của một quốc gia quyết định tốc độ tăng thu nhập bình quân của quốc gia đó.

Nguyên lý 9: Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền

Lạm phát (Inflation) là sự tăng lên trong mức giá chung của nền kinh tế

Một trong những nguyên nhân của lạm phát là sự tăng lên của khối lượng tiền tệ

Vào tháng 1 năm 1921, giá một tờ nhật báo ở Đức là 0,3 mác. Chưa đầy hai năm sau, vào tháng 11 năm 1922 cũng tờ báo ấy giá 70.000.000 mác. Giá của tất cả các mặt hàng khác trong nền kinh tế cũng tăng với tốc độ tương tự. Đây là một trong những ví dụ ngoạn mục nhất lịch sử về lạm phát- tức sự gia tăng của mức giá chung trong nền kinh tế.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2008, siêu lạm phát của Zimbabwe đã đạt tới 500 tỷ %. Một mớ tiền 100 nghìn tỷ đô la Zimbabwe không đủ để mua nhu yếu phẩm. Lạm phát chỉ được kiểm soát khi Zimbabwe phá giá tiền tệ và chuyển sang dùng USD vào năm 2009.

Nguyên lý 10: Xã hội đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp

Nếu dễ dàng lý giải lạm phát như vậy, thì tại sao đôi khi các nhà hoạch định chính sách vẫn gặp rắc rối trong việc chèo lái con thuyền nền kinh tế. Một lý do là người ta nghĩ rằng việc cắt giảm lạm phát thường gây ra tình trạng gia tăng tạm thời của thất nghiệp. Đường minh họa cho sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp được gọi là đường Phillips, để ghi công tên nhà kinh tế đầu tiên nghiên cứu mối quan hệ này.

Mối tương quan nghịch giữa lạm phát và thất nghiệp trong đường cong Phillips chỉ có thể mô tả nền kinh tế trong ngắn hạn, đặc biệt khi tỷ lệ lạm phát trong trạng thái ổn định. Nó không thể ứng dụng trong dài hạn, vì cơ chế thị trường sẽ tự điều chỉnh tỷ lệ thất nghiệp về với tỷ lệ tự nhiên của nó.

Đường Phillips vẫn còn là một đề tài gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế, nhưng hiện nay hầu hết các nhà kinh tế đều chấp nhận ý kiến cho rằng có sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp. Điều đó chỉ hàm ý rằng trong khoảng thời gian một hay hai năm, nhiều chính sách kinh tế đẩy lạm phát và thất nghiệp đi theo những hướng trái ngược nhau. Bất kể thất nghiệp và lạm phát ban đầu ở mức cao (như đầu những năm 1980) hay thấp (như cuối thập kỷ 1990) hay nằm ở đâu đó giữa hai thái cực đó, thì các nhà chính sách vẫn phải đối mặt với sự đánh đổi này.

Bài viết được biên tập lại từ "10 Nguyên lý kinh tế hoc"

Bản Full: 10 Nguyên lý kinh tế học