Xin phiếu đi chợ ở đâu

Cường Ngô   -   Thứ năm, 29/07/2021 16:24 (GMT+7)

Thẻ đi chợ luân phiên được phường Nhật Tân phát tận hộ gia đình, áp dụng từ ngày 27.7. Ảnh: TG

Các vấn đề cần lưu ý với hộ kinh doanh, người đi chợ bằng thẻ

Theo ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, "Hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại chợ" đã được Bộ Công Thương phối hợp xây dựng và Bộ Y tế ban hành, cụ thể là Công văn 5858.

Ngay sau khi Bộ Y tế ban hành, Bộ Công Thương đã có văn bản chỉ đạo sở Công Thương các tỉnh/thành phố để phổ biến, áp dụng.

Tại hội nghị, đại diện Bộ Y tế đã hướng dẫn phòng, chống dịch C OVID-19 tại chợ trong thời gian áp dụng Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, đối với hộ kinh doanh, cơ quan chức năng yêu cầu chỉ bán các mặt hàng thiết yếu, tuân thủ việc sắp xếp bảo đảm khoảng cách, quy định về an toàn, vệ sinh thực phẩm.

Thứ hai, các hộ ký cam kết thực hiện tuân thủ các quy định, hướng dẫn về phòng chống dịch và các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm;

Thứ ba, quản lý thông tin người lao động/làm việc, người bán hàng, yêu cầu thông báo khi có tiếp xúc với các trường hợp F0 hoặc F1.

Thứ tư, đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch, vệ sinh khử khuẩn hàng ngày, thông thoáng, khoảng cách, có biển thông báo số điện thoại liên hệ khi cần thiết.

Thứ 5, thông báo ngay nếu phát hiện bản thân hoặc người có triệu chứng; hạn chế tiếp xúc, giữ khoảng cách tối thiểu.

Thứ 6, nhắc nhở khách hàng luôn đeo khẩu trang, tuân thủ khoảng cách.

Thứ 7, thường xuyên tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm.

Thứ 8, bản thân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như hướng dẫn với người bán hàng.

Còn đối với khách hàng và người lao động, Bộ Y tế cho biết cần lưu ý 6 điểm trước khi đến chợ. Trong đó, lưu ý đầu tiên là không được đến chợ nếu có một trong các triệu chứng hoặc đang trong thời gian cách ly.

Thứ hai, phải khai báo y tế hàng ngày, thực hiện 5K.

Thứ ba, thông báo ngay nếu phát hiện bản thân hoặc người có triệu chứng.

Thứ tư, đảm bảo an toàn phòng chống dịch khi di chuyển đến chợ và ngược lại.

Thứ 5, người lao động ký cam kết thực hiện, tuân thủ quy định, hướng dẫn phòng chống dịch và tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm.

Thứ 6, khách hàng đi chợ theo đúng ngày được quy định và nộp thẻ vào chợ tại cổng.

Đáng chú ý, các vấn đề cần giải quyết không cứng nhắc, cần có sự linh hoạt.

Ai chi trả kinh phí test nhanh cho các tiểu thương

Từ các điểm cầu trực tuyến, đại diện các Phòng Quản lý thương mại của Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp, Kon Tum, Bình Phước, Kiên Giang, Đồng Nai, Khánh Hoà, Nghệ An cũng cho biết, đối với các trung tâm thương mại, siêu thị thì thực hiện thế nào; về kinh phí test nhanh của các hộ tiểu thương, kinh phí hoạt động của Ban quản lý chợ; việc thực hiện Bản đồ số phòng chống COVID-19; vấn đề truy vết F0, F1; vấn đề lưu thông, vận chuyển hàng hoá…

Phản hồi thông tin về các ý kiến tại Hội nghị, ông Trần Anh Dũng - Trưởng phòng Quản lý Sức khoẻ môi trường và hoá chất (Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế) - nhấn mạnh, hướng dẫn theo Công văn 5858 chỉ áp dụng tại các địa phương theo Chỉ thị 16.

Đối với thẻ đi chợ, tùy theo thực tế địa phương có thể điều chỉnh cho phù hợp 1 thẻ có thể đi nhiều chợ.

Về kinh phí test nhanh, theo Công văn 5858, tùy theo địa phương để áp dụng. Trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16 thì áp dụng kinh phí nhà nước là phù hợp.

Về vấn đề bố trí khu vực cách ly tạm thời, có thể bố trí khu vực bảo đảm giãn cách có khoảng cách tối thiểu trên 2m với các khu vực khác nhằm giảm tiếp xúc.

Người dân TP HCM có thể được phát thẻ đi chợ cách 2-3 ngày/lần

(NLĐO)- Tính ra, mỗi hộ gia đình sẽ được phát 10-15 thẻ vào chợ/30 ngày

  • TP HCM: Có thể phân chia tần suất đi chợ 2-3 ngày/lần cho mỗi gia đình

  • Đoàn Thanh Niên, Hội phụ nữ... "đi chợ" thay người dân TP HCM

  • Đi chợ online tăng mạnh, giảm tải cho siêu thị

Đó là hướng dẫn mới nhất mà Sở Công Thương TP HCM vừa triển khai đến các quận, huyện, TP Thủ Đức trong ngày 24-7.

Theo đó, Sở Công Thương yêu cầu các quận, huyện, TP Thủ Đức khẩn trương nghiên cứu, áp dụng phương án phân chia tần suất đi chợ của người dân trong khu vực với việc áp dụng "thẻ đi chợ".

"Các địa phương căn cứ điều kiện thực tế tình hình cung ứng hàng hóa trên địa bàn để phân chia tần suất đi chợ: cách 2-3 ngày/lần, theo đó mỗi hộ gia đình sẽ được phát 10-15 thẻ vào chợ/30 ngày" - ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương, yêu cầu.

Theo Sở Công Thương, cách làm này sẽ giúp kiểm soát số lượng phân bổ số người đến theo khung giờ, bảo đảm khống chế lượng khách ra vào chợ phù hợp với số lượng hàng hóa cung ứng và hạn chế tình trạng tập trung đông người.

Nhân viên chợ Bình Thới (quận 11) quét mã QR để kiểm soát người ra vào chợ. Chợ này vừa đóng cửa sáng 24-7 do có ca nhiễm mới

Riêng các khu vực phong tỏa, các địa phương thông tin đến người dân về việc mua thực phẩm thiết yếu tại các siêu thị, chợ trong khu phong tỏa với tần suất 2 lần/tuần, sử dụng phiếu đi chợ, siêu thị do chính quyền địa phương cấp.

Cũng tại văn bản này, cơ quan quản lý ngành công thương TP yêu cầu UBND TP Thủ Đức, quận huyện tổ chức phổ biến, triển khai đến các đơn vị quản lý chợ thực hiện theo Công văn 5858 của Bộ Y tế, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ, đột xuất việc thực hiện các yêu cầu, quy định phòng, chống dịch đối với các chợ trên địa bàn quản lý.

Trường hợp chợ truyền thống khi đánh giá có nguy cơ lây nhiễm, nguy cơ lây nhiễm cao thì cần rà soát khắc phục để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch. Chợ truyền thống không bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch sẽ phải tạm ngừng hoạt động.

Tính đến cuối ngày 24-7, trên địa bàn thành phố có 32/237 chợ hoạt động. Trong ngày, có thêm chợ Nhơn Đức, (huyện Nhà Bè) hoạt động trở lại với 5 tiểu thương. Đơn vị quản lý chợ kẻ vạch tại bãi giữ xe và sân chợ để bố trí cho thương nhân. Thêm 1 chợ phải đóng cửa vì có ca nhiễm mới là chợ Bình Thới (quận 11).

Các địa phương TP Thủ Đức, Quận 1, 3, 4, 6, 7, 8, 10, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú đã đóng toàn bộ các chợ trên địa bàn.

Một số chợ sau khi đóng để thực hiện các công tác phòng, chống dịch (như khử khuẩn, xét nghiệm, truy vết…) đã khôi phục hoạt động như: chợ Phú Thọ , chợ An Đông - khu vực kinh doanh thực phẩm tại số 96 Hùng Vương , chợ Kiến Thành, chợ Tân Đoàn Việt, chợ Bà Lát, chợ tạm ấp 4 Vĩnh Lộc A, chợ Qui Đức (ngày 19-7-2021), chợ Hưng Long, chợ Hóc Môn…

Một số quận, huyện như Củ Chi, quận 12 đã bố trí điểm mua sắm tạm thời cho người dân.

Sở Công Thương TP HCM cũng đã gửi các quận, huyện, TP Thủ Đức sơ đồ tham khảo về bố trí các gian hàng kinh doanh tại chợ truyền thống/điểm bán nhỏ để các địa phương tiện tham khảo, áp dụng.

Sở Công Thương đề nghị chợ đầu mối Hóc Môn và chợ đầu mối Thủ Đức nhanh chóng tổ chức các điểm tập kết và trung chuyển hàng hóa tạm thời tại chợ, thực hiện theo phương án được phê duyệt.

Theo đó, tuân thủ các nội dung về địa điểm bố trí, tổ chức phân luồng giao thông, các điều kiện kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo kết quả xét nghiệm âm tính đối với người ra vào, thời gian triển khai và ưu tiên bố trí nơi ăn, nghỉ ngơi tại chỗ cho người lao động.

Song song với đó, đơn vị quản lý 2 chợ đầu mối nêu trên phải yêu cầu hộ kinh doanh và người lao động/làm việc, thương nhân, thương lái phải ký cam kết thực hiện tuân thủ các quy định, hướng dẫn về phòng, chống dịch Covid-19 và bảo đảm an toàn thực phẩm.

Thanh Nhân Ảnh:Thanh Long

Video liên quan

Chủ đề