Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 64

Mai Anh Ngày: 17-05-2022 Lớp 4

117

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Ôn tập giữa học kì 1 trang 62 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 4 Tập 1 Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 63, 64 Ôn tập giữa học kì 1 - Tuần 10 - Tiết 3

Đề bài: Dựa vào nội dung các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng, ghi vắn tắt vào bảng sau những điều cần nhớ :

Tên bài

Nội dung chính

Nhân vật

.............

............. .............
............. ............. .............

Phương pháp giải:

Em xem lại nội dung các bài đã học thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng.

Trả lời:

Tên bài

Nội dung chính

Nhân vật

1. Một người chính trực

Qua câu chuyện này nhằm ca ngợi lòng ngay thẳng, chính trực, không đặt việc nước lên tình riêng của Tô Hiến Thành.

Tô Hiến Thành

Đỗ Thái Hậu

2. Những hạt thóc giống

Ca ngợi lòng dũng cảm và trung thực của cậu bé Chôm. Nhờ đó mà cậu được vua truyền cho ngôi báu.

Nhà vua cậu bé Chôm

3. Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca

Câu chuyện nói lên nỗi dằn vặt của An-đrây-ca về cái chết của ông. Qua đó thể hiện lòng yêu thương, ý thức trách nhiệm của An- đrây-ca đối với người thân, cũng như sự nghiêm khắc với chính bản thân.

Mẹ của An-đrây-ca

An-đrây-ca

4. Chị em tôi

Chuyện xảy ra trong một gia đình có hai chị em gái. Cô chị hay nói dối ba để đi chơi, cô em biết được đã bằng cách riêng của mình làm cho chị tỉnh ngộ.

 Chị gái

 Em gái

 Người cha

Tiết 1 – Tuần 10: SBT Tiếng Việt lớp 4 – Trang 64. Ghi vắn tắt vào bảng sau những điều cần nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân; Trong các bài tập đọc trên, đoạn văn nào có giọng đọc theo yêu cầu ở dưới, ghi lại đoạn văn đó…

1: Ghi vắn tắt vào bảng sau những điều cần nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân

Tên bài

Tác giả

Nội dung chính

Nhân vật

…….

…….

…….

…….

…….

…….

…….

…….

…….

…….

…….

…….

M : Cuộc gặp gỡ cảm động giữa một cậu bé với ông lão ăn xin.

…….

…….

2: Trong các bài tập đọc trên, đoạn văn nào có giọng đọc theo yêu cầu ở dưới, ghi lại đoạn văn đó

a) Đoạn văn có giọng đọc thiết tha, trìu mến: ………..

b) Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết: ………..

c) Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ, răn đe:  ………..

TRẢ LỜI:

1: Ghi vắn tắt vào bảng sau những điều cần nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân

Tên bài

Tác giả

Nội dung chính

Nhân vật

Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

Tô Hoài

Dế Mèn thấy chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đã ra tay bênh vực.

– Dế Mèn

– Nhà Trò

– Bọn nhện

Người ăn xin

Tuốc-ghê-nhép

M. Cuộc gặp gỡ cảm động giữa một cậu bé với ông lão ăn xin.

– Tôi (chú bé)

– Ông lão ăn xin

2: Trong các bài tập đọc trên, đoạn văn nào có giọng đọc theo yêu cầu ở dưới, ghi lại đoạn văn đó

a) Đoạn văn có giọng đọc thiết tha, trìu mến:

Đoạn cuối truyện Người ăn xin, từ “Tôi chẳng biết … đến khi ấy tôi chợt hiểu rằng : Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão”.

b) Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết:

Đoạn Nhà Trò (trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, phần 1) kể nỗi khổ của mình.

Từ “Năm trước, gặp khi trời đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện … đến hôm nay, chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em”.

c) Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ, răn đe

Đoạn Dế Mèn đe dọa bọn nhện bênh vực Nhà Trò (truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, phần 2)

Từ “Tôi thét : Các người có của ăn của để, béo múp míp … đến Có phá hết các vòng vây đi không?”.

TIẾT 3

Dựa vào nội dung các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng, ghi vắn tắt vào bảng sau những điều cần nhớ:

Trả lời:

Tên bàiNội dung chínhNhân vật
1. Một người chính trựcCa ngợi sự chính trực, thanh liêm một lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành , vị quan đứng đầu triều Lí

- Tô Hiến Thành

- Đỗ Thái Hậu

2. Những hạt thóc giốngĐề cao tính trung thực. Nhờ dũng cảm và trung thực , chú bé mồ côi được vua tin yêu và truyền ngôi báu

- Cậu bé Chôm

- Nhà vua

3. Nỗi dằn vặt của An-drây-caSự ân hận dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông

- An-đrây-ca

- Mẹ An-đrây-ca

4. Chị em tôiCô chị hay nói dối bố để đi chơi được cô em làm cho tỉnh ngộ

- Cô chị, cô em,

- Người cha

TIẾT 4

Câu 1: Ghi vào bảng các từ ngữ đã học theo các chủ điểm sau:

Trả lời:

Thương người như thể thương thânMăng mọc thẳngTrên đôi cánh mơ ước

M. nhân hậu

nhân đức, nhân từ, nhân nghĩa, hiền hậu, hiền từ, hiền lành, hiền dịu, dịu hiền, trung hậu, phúc hậu, đoàn kết, tương trợ, thương yêu, thương mến, yêu quý, xót thương, độ lượng, bao dung, tương trợ, cứu trợ, hỗ trợ, bênh vực,...

M. Trung thực

trung thực, trung thành, trung nghĩa, ngay thẳng, thẳng thắn, thẳng thừng, thẳng tính, ngay thật, chân thật, thật thà, thành thật, thật lòng,....

M. Mơ ước

Ước mơ, ước muốn, ước ao, mong ước, ước mong, ước vọng, ước mơ, ước vọng, mơ tưởng....

Câu 2: Tìm một thành ngữ hoặc tục ngữ trong mỗi chủ điểm nêu ở bài tập 1. Đặt câu với thành ngữ hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng tục ngữ:

Trả lời:

Chủ điểmThành ngữ hoặc tục ngữĐặt câu hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng
Thương người như thể thương thân

Lá lành đùm lá rách

Ở hiền gặp lành

Mỗi người sống cần phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau như lá lành đùm lá rách

Ông bà xưa có câu ở hiền gặp lành quả không sai.

Măng mọc thẳng

Thẳng như ruột ngựa

Đói cho sạch, rách cho thơm

Cây ngay không sợ chết đứng

Tính tình bạn Phương thẳng như ruột ngựa.

Mẹ em thường dạy đói cho sạch rách cho thơm.

Mọi người bảo Loan ăn cắp đồ của bạn nhưng Loan không sợ vì cây ngay không sợ chết đứng.

Trên đôi cánh ước mơCầu được ước thấyEm đang mong có chiếc cặp mới thế là sinh nhật vừa rồi mẹ đã tặng em, thật đúng là cầu được ước thấy.

Câu 3: Lập bảng tổng kết về hai dấu câu mới học theo mẫu sau:

Trả lời:

Dấu câuTác dụngVí dụ
Dấu hai chấm
  • Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật. Dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.
  • Hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước

Cô giáo nghiêm ngặt nói: "Em học hành như vậy đấy hả?"

Đến khi về thấy lạ:

Sân nhà sao sạch quá

Đàn lợn đã được ăn...

Dấu ngoặc kép
  • Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hay người được câu văn nhắc đến
  • Nếu lời nới trực tiếp là một câu  trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép cần thêm dấu hai chấm
  • Đánh dấu những từ được dùng với nghĩa đặc biệt

Mẹ nói: "Sao con không chịu làm bài tập?"

Có bạn tắc kè hoa

Xây " lầu " trên cây đa

Từ khóa tìm kiếm: giải vở bài tập tiếng việt 4 tập 1, giải chi tiết bài tập làm văn tuần 10, vở bài tập tiếng việt 4 tập 1, tuần 10 bài ôn tập cuối học kì 1 tiết 3, 4, giải tiếng việt 4 chi tiết dễ hiểu.

Video liên quan

Chủ đề