Việt nam xuất khẩu gạo sang những nước nào năm 2024

Sau lệnh cấm trên của Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, nhiều nước nhập khẩu phải gấp rút tìm nguồn cung mới. Các nước xuất khẩu gạo lớn khác cũng được hưởng lợi.

Theo dữ liệu từ Tổng Cục hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2023 của Việt Nam đạt 4,6 tỷ USD, tăng 35% so với năm trước. Trong đó, xuất khẩu gạo sang Indonesia tăng gấp hơn 10 lần, còn sang Singapore và Ghana tăng lần lượt khoảng 40% và 60%.

Về sản lượng, Việt Nam hiện là nước sản xuất gạo lớn thứ 5 thế giới và là nhà xuất khẩu lớn thứ ba thế giới. Bất chấp thời tiết nóng và mưa ít tại nhiều quốc gia châu Á do hiện tượng El Nino, sản lượng gạo của các nước xuất khẩu như Việt Nam và Thái Lan vẫn tăng. Năm 2023, sản lượng gạo của Việt Nam đạt hơn 43 triệu tấn, tăng khoảng 2% so với năm 2022. Trong đó, Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam vượt 8 triệu tấn trong năm 2023 – cao hơn mức khoảng 6-7 triệu tấn những năm gần đây.

Còn Thái Lan, nhà xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, ước tính xuất khẩu hơn 8 triệu tấn gạo trong năm 2023, tăng hơn 10% so với năm trước và là mức cao nhất kể từ năm 2018.

Theo Nikkei Asia, gạo xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan tăng mạnh kể từ khi Chính phủ Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati vào tháng 7/2023. Động thái này nhằm đảm bảo nguồn cung và kiểm soát giá gạo tại Ấn Độ. Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định lệnh cấm nhằm thu hút sự ủng hộ của người dân trước thềm cuộc bầu cử vào mùa xuân này.

Ấn Độ hiện chiếm khoảng 40% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn cầu. Trong đó, Iran, Saudi Arabia và Trung Quốc là các khách hàng lớn nhất. Một số nước châu Phi phụ thuộc đáng kể vào gạo từ quốc gia Nam Á.

Hiện tại, các nước nhập khẩu gạo đang tìm kiếm nguồn cung ổn định hơn. Thái Lan cam kết cung cấp 2 triệu tấn gạo cho Indonesia trong năm 2024 khi Tổng thống Joko Widodo có cuộc gặp với Thủ tướng Thái Lan vào tháng 12 năm ngoái. Indonesia cũng được Ấn Độ cam kết cung cấp 1 triệu tấn gạo và đạt thỏa thuận nhập khẩu gạo với Campuchia.

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), giá gạo thế giới cũng tăng mạnh sau lệnh cấm của Ấn Độ. Giá gạo xuất khẩu tháng 8/2023, không lâu sau khi lệnh cấm có hiệu lực, đã tăng 15% so với tháng trước lên 645 USD/tấn. Còn Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết giá gạo đã tăng 15-25%. Gạo tại các siêu thị Việt Nam hiện được bán với giá khoảng 100.000 đồng/3 kg. Giá thị trường đã tăng khoảng 40% so với năm trước – theo số liệu từ VFA.

Một số chuyên gia dự báo giá gạo sẽ vẫn neo cao trong năm 2024. Ấn Độ có thể sẽ tiếp tục duy trì hạn chế xuất khẩu gạo sau cuộc bầu cử và ảnh hưởng của hiện tượng El Nino có thể kéo dài tới giữa năm nay.

Hà Nội (TTXVN 1/2) Trong năm 2021, gạo tiếp tục là nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 3,3 tỷ USD. Philippines vẫn là thị trường tiêu thụ gạo hàng đầu của Việt Nam, chiếm tới hơn 38% tổng kim ngạch gạo xuất khẩu.

Ngoài ra, Bộ NN&PTNT phối hợp các bộ, ngành, địa phương có chiến lược cụ thể đối với ngành hàng lúa gạo, xu hướng diện tích sản xuất giảm nhưng năng suất, chất lượng cần được tăng lên. Cùng với bài toán về sản xuất, ngành lúa gạo cũng cần xác lập bền vững vị thế tại các thị trường nhập khẩu để duy trì tăng trưởng, tiếp tục mở rộng xuất khẩu gạo chất lượng ở những thị trường có giá trị lớn, mở rộng thị trường ở hầu hết các châu lục… bởi đây là nguồn lương thực thiết yếu đối với 90% dân số thế giới.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu gạo trong 9 tháng năm 2023 đạt 3,66 tỷ USD, tăng 40,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này đã vượt giá trị xuất khẩu gạo cao nhất đã từng đạt được năm 2011 (3,65 tỷ USD).

Điều đáng chú ý là đạt được giá trị xuất khẩu 3,66 tỷ USD trong 9 tháng 2023 mà khối lượng gạo xuất khẩu chỉ 6,6 triệu tấn. Trong khi năm 2011, để đạt được 3,65 tỷ USD thì cần 7,1 triệu tấn gạo.

Đó là bởi giá gạo xuất khẩu bình quân từ đầu năm đến nay luôn ở mức cao, đạt 553 USD/tấn, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Thậm chí, có thời điểm giá gạo Việt Nam xuất khẩu lên đến gần 650 USD/tấn.

Trong 8 tháng, Philippines vẫn đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm 40,3% tổng lượng gạo xuất khẩu; tiếp đến là Trung Quốc chiếm 13,5%; Indonesia đứng thứ 3 chiếm 12,4%. Ngoài ra khu vực thị trường EU (Ba Lan, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bỉ,..), châu Phi (Ghana, Angola, ...) cũng ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Thời gian gần đây, giá gạo xuất khẩu có xu hướng chững lại sau động thái của một số nước nhập khẩu nhằm kiềm chế lạm phát, tập trung vào chính sách phát triển sản xuất trong nước để tăng cường dự trữ, tồn kho và tìm kiếm các nguồn cung cấp lương thực thay thế cho gạo. Nhưng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn đứng đầu thế giới. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, ngày 4-10, giá gạo các loại của Việt Nam vẫn được giữ vững nhưng một số nước Thái Lan, Pakistan có sự giảm nhẹ.

Cụ thể, giá gạo 5% tấm của Việt Nam là 613 USD/tấn, trong khi của Thái Lan là 586 USD/tấn (giảm 4 USD/tấn), còn Pakistan là 558 USD tấn (giảm 30 USD/tấn).

Gạo 25% tấm của Việt Nam là 598 USD/tấn, của Thái Lan là 538 USD/tấn (giảm 3 USD/tấn) và Pakistan là 498 USD/tấn (giảm 20 USD/tấn).

Ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhận định, giá gạo xuất khẩu từ nay đến cuối năm vẫn sẽ duy trì ở mức cao do nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường tiêu thụ lớn vẫn còn (Philipines, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và châu Phi) trong khi nguồn cung gạo từ các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới như Ấn Độ, Pakistan còn hạn chế.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) Nguyễn Ngọc Nam, với giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang dẫn đầu thị trường như hiện nay thì thu nhập của cả chuỗi ngành hàng đã có sự cải thiện rất nhiều so với những năm trước.

Ông Nam cũng cho biết, hiện nay dư địa xuất khẩu gạo còn rất lớn khi Philippines có nhu cầu nhập thêm 1,1 triệu tấn, Indonesia có nhu cầu nhập khẩu 2,3 triệu tấn gạo đến cuối năm. Cùng với đó, nhu cầu nhập khẩu gạo từ Trung Quốc dự báo cũng sẽ tăng trong những tháng cuối năm.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu phải có chiến lược đảm bảo hiệu quả xuất khẩu khi giá lúa đang tăng cao như hiện nay. Mặc dù nhu cầu thị trường gạo vẫn đang rộng mở nhưng với quy định bắt buộc dự trữ lưu thông tại các doanh nghiệp xuất khẩu, cùng với việc sản xuất lúa nối vụ tại Đồng bằng sông Cửu Long nên vấn đề đảm bảo an ninh lương thực quốc gia luôn ở mức rất an toàn, không lo thiếu gạo cho thị trường nội địa, ông Nam cho hay.

Ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, 9 tháng, cả nước đã thu hoạch 33,6 triệu tấn lúa, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long gieo cấy 625,7 nghìn ha lúa Thu Đông, tăng 8,8%. Hiện nay, một số diện tích lúa Thu Đông đã cho thu hoạch trong bối cảnh "được mùa được giá", nông dân thu lợi nhuận tốt.

Riêng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2023 diện tích trồng lúa ước đạt trên 3,8 triệu ha, tăng hơn 13 nghìn ha; năng suất ước đạt 62,81 tạ/ha, tăng 0,88 tạ/ha và sản lượng ước đạt gần 24 triệu tấn, tăng 416 nghìn tấn so với năm 2022.

Theo kế hoạch của Cục Trồng trọt, vụ lúa Đông Xuân năm 2023-2024, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ xuống giống gần 1,5 triệu ha. Để tránh hạn mặn ở một số vùng ven biển, có nguy cơ thiếu nước vào cuối vụ và do giá lúa đang ở mức cao, Cục Trồng trọt khuyến cáo nông dân bắt đầu xuống giống từ ngày 10-10-2023.

Như vậy, với kế hoạch gieo sạ vụ lúa Đông Xuân sớm trong tháng 10 thì đến tháng 1-2024, Việt Nam sẽ tiếp tục có gạo vụ mới bán. Đây là điều kiện thuận lợi đối với các doanh nghiệp trong vấn đề tìm đối tác, thị trường để xuất khẩu gạo.

TTXVN

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.

Việt nam xuất khẩu gạo sang những nước nào năm 2024

Tính đường dài cho xuất khẩu gạo

Sự thay đổi chính sách của một số nước sản xuất, xuất khẩu gạo khiến thị trường thương mại gạo toàn cầu có nhiều biến động, mở ra cơ hội cho xuất khẩu gạo Việt Nam cả về lượng và giá. Bên cạnh lợi ích kinh tế, xuất khẩu gạo còn là câu chuyện thương hiệu và uy tín quốc gia. Bảo đảm chất lượng hạt gạo, thương hiệu sản phẩm để giữ vững an ninh lương thực, giữ vững đơn hàng, mở rộng thị trường xuất khẩu là nhiệm vụ xuyên suốt được các bộ, ngành quan tâm thực hiện.

Việt nam xuất khẩu gạo sang những nước nào năm 2024

Chiến lược dài hơi nào cho xuất khẩu gạo?

Theo tính toán của Bộ Công Thương, 5 tháng còn lại của năm 2023, Việt Nam có thể xuất khẩu khoảng 2,67 triệu tấn gạo. Bộ sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai các chương trình, hoạt động giao thương, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại gạo phù hợp với tình hình mới để nâng cao giá trị sản phẩm gạo của Việt Nam....

Việt nam xuất khẩu gạo sang những nước nào năm 2024

Chớp cơ hội tăng xuất khẩu gạo vào thị trường Anh

Việc Ấn Độ ngừng xuất khẩu sẽ khiến các nhà nhập khẩu gạo của Anh chuyển sang mua gạo của các thị trường khác, trong đó có Việt Nam. Đây là thời cơ để Việt Nam vươn lên vị trí cao hơn trong danh sách bạn hàng của những công ty nhập khẩu gạo của Anh.

Gạo Việt Nam đứng thứ mấy thế giới 2023?

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 11 tháng năm 2023 đạt 4,41 tỷ USD, tăng 36,3% so với cùng kỳ năm 2022, đáng chú ý, giá gạo Việt Nam đã vươn lên vị trí cao nhất thế giới.

Việt Nam xuất khẩu gạo sang đâu nhiều nhất?

Philippines, Trung Quốc và Indonesia là 3 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Trong đó, Philippines vẫn là thị trường dẫn đầu. Cụ thể, hết tháng 9, xuất khẩu gạo sang Philippines đạt hơn 2,44 triệu tấn, kim ngạch đạt 1,29 tỉ USD, giảm 1,1% về lượng, nhưng tăng 12,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Năm 2023 Việt Nam xuất khẩu bao nhiêu tấn gạo?

Số liệu thống kê cho thấy năm 2023, xuất khẩu gạo Việt Nam ước đạt 8,34 triệu tấn về sản lượng và hơn 4,8 tỷ USD về trị giá, tăng tương ứng 17,7% về lượng và 39,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Đây là con số ấn tượng đánh dấu cột mốc mới trong xuất khẩu gạo ở Việt Nam.

Việt Nam xuất khẩu lúa gạo đứng thứ mấy trên thế giới?

Về sản lượng, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới sau Ấn Độ (hơn 10,2 triệu tấn) và Thái Lan (gần 9,6 triệu tấn). Ngoài ra, Việt Nam xuất khẩu tiểu ngạch qua Trung Quốc khoảng 1,5 - 1,7 triệu tấn gạo, giúp tiêu thụ được lúa gạo nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro.