Viết chương trình bằng ngôn ngữ python

Chào các bạn học sinh, nhằm cung cấp những kiến thức hiệu quả về tin học Python cho các bạn giúp cho các em học sinh dễ dàng tiếp cận nhanh ngôn ngữ Python để vận dụng trong chương trình Tin Học. Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn cho bạn chi tiết Tin học Python cơ bản lớp 11. Hãy cùng mình tham khảo bên dưới!

Danh sách bài học

Bài 1: Khái Niệm Lập Trình Và Ngôn Ngữ Lập Trình

Bài 2: Các Thành Phần Của Ngôn Ngữ Lập Trình

Bài 3: Cấu trúc chương trình

Bài 4: Một Số Kiểu Dữ Liệu Chuẩn

Bài 5: Khai Báo Biến

Bài 6: Phép Toán, Biểu Thức, Câu Lệnh Gán

Bài 7: Các Thủ Tục Chuẩn Vào Ra Đơn Giản

Bài 8: Soạn Thảo, Dịch, Thực Hiện Và Hiệu Chỉnh Chương Trình

Bài 9: Cấu Trúc Rẽ Nhánh

Bài 10: Cấu Trúc Lặp

Bài 11: Thực Hành Cấu Trúc Rẽ Nhánh

Bài 12: Thực Hành Cấu Trúc Lặp

Bài 13: Kiểu Dữ Liệu Danh Sách (Phần 1)

Bài 14: Kiểu Dữ Liệu Danh Sách (Phần 2)

Bài 15: Kiểu Dữ Liệu Danh Sách (Phần 3)

Bài 16: Kiểu Dữ Liệu Chuỗi

Bài 17: Kiểu Dữ Liệu Chuỗi (Phần 2)

Bài 18: Kiểu Dữ Liệu Chuỗi (Phần 3)

Bài 19: Thực Hành Kiểu Dữ Liệu Danh Sách

Bài 20: Thực Hành Kiểu Dữ Liệu Kiểu Chuỗi

Bài 21: Thao Tác Với Tệp

Video hướng dẫn

Mục tiêu bài học

  • Hiểu chương trình là sự mô tả của thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình
  • Biết cấu trúc của một chương trình: Cấu trúc chung và các thành phần
  • Nhận biết được thành phần

Trong bài này được chia thành 3 nội dung:

1. Cấu trúc chung

[Phần khai báo]

Trong đó:

  • Phần khai báo có thể có hoặc không (Tùy theo từng chương trình cụ thể).
  • Phần thân chương trình bắt buộc phải có.

Chú ý: 

  • Dấu [] đại diện: Có thể có hoặc không.
  • Dấu <> đại diện: Bắt buộc phải có.
  • Có thể thay phần khai báo bằng một ghi chú về chương trình.

2. Các thành phần của chương trình

a) Phần khai báo

  • Không phải khi nào cũng có phần khai báo.
  • Chỉ khai báo khi chương trình có sử dụng đến thư viện chương trình con (module) nào đó.

Ví dụ:

import math:  Khai báo thư viện math

Khai báo hằng, biến không nhất thiết phải khai báo ở đầu chương trình mà có thể khai báo bất cứ vị trí nào trong chương trình trước khi dùng biến.

b) Phần thân

Là các câu lệnh thực thi.

Các câu lệnh trong Python được viết theo định dạng mà một câu lệnh chỉ được viết trong một dòng duy nhất. Trình thông dịch coi "Ký tự dòng mới" là kết thúc của một lệnh.

Ví dụ:

Viết chương trình bằng ngôn ngữ python

Chúng ta có thể viết nhiều câu lệnh trên mỗi dòng, nhưng nó không tốt vì nó làm giảm khả năng đọc code. Cố gắng tránh viết nhiều câu trong một dòng. 

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể viết nhiều dòng bằng cách chấm dứt một câu với sự trợ giúp của dấu ';'. Trong trường hợp này, dấu ';' được sử dụng như là dấu kết thúc một câu lệnh.

Ví dụ: a = 3; b = 4; c = a+b
        print(a); print(b); print(c)
        
c) Một số câu lệnh có thể rất dài và có lẽ sẽ buộc bạn phải cuộn màn hình sang trái và phải thường xuyên. Bạn có thể điều chỉnh code của mình theo cách mà không phải cuộn nhiều. Python cho phép bạn viết 1 câu lệnh trong nhiều dòng, còn được gọi là tiếp tục dòng. Đồng thời, tiếp tục dòng cũng tăng cường khả năng đọc code.

d) Các loại tiếp tục dòng: Có 2 loại:

Tiếp tục dòng ẩn

Đây là kỹ thuật đơn giản nhất trong việc viết một câu lệnh kéo dài nhiều dòng. Bất kỳ câu lệnh nào chứa dấu mở ngoặc đơn '(', dấu mở ngoặc vuông '[' hoặc dấu mở ngoặc nhọn được coi là không đầy đủ cho đến khi gặp phải tất cả dấu đóng ngoặc đơn, dấu đóng ngoặc nhọn. Đến lúc đó, câu lệnh có thể được ẩn tiếp tục vượt qua nhiều dòng mà không có lỗi.

Dấu gạch chéo ngược '\' được sử dụng để chỉ ra rằng một câu lệnh kéo dài hơn 1 dòng. Vấn đề cần lưu ý là dấu '\' phải là ký tự cuối cùng trong dòng đó, ngay cả dấu cách cũng không được phép.

Viết chương trình bằng ngôn ngữ python

e) Khoảng trắng

Các ký tự khoảng trắng phổ biến nhất là:

Space "
Tab '\t'
dòng mới '\N'

Trình thông dịch Python hầu như không yêu cầu khoảng trắng và bỏ qua nó. Khi nơi một câu lệnh kết thúc và câu lệnh tiếp theo bắt đầu rõ ràng, khoảng trắng có thể được bỏ qua.

Tóm lại, Python không phân biệt phần khai báo và phần thân như trong C, Pascal,...
Một chương trình đơn giản của Python có thể chỉ có một dòng lệnh.

3. Ví dụ chương trình đơn giản

Ví dụ: Chương trình in ra thông báo "Hello Word"

print("Hello Word")

Lưu ý: Code trong Python mặc định xâu ký tự ở chuẩn Unicode nên có thể gõ tiếng việt có dấu thoải mái.

Vậy là mình đã hoàn thành xong bài 3, tiếp theo bạn sẽ sang tiếp Bài 4: Một Số Kiểu Dữ Liệu Chuẩn

CHO ĐIỂM BÀI VIẾT NÀY

vote data

python ngôn ngữ python 11 học tin học python tin học python python 11 giáo trình tin học python tin học python 11