Viêm xoang đa cấp là gì

Bệnh có thể xảy ra ở tất cả mọi người, trong đó bao gồm cả trẻ em và người lớn. Viêm xoang cấp không chỉ là một bệnh lý bình thường mà sẽ có những biến chứng nguy hiểm chẳng hạn như viêm màng não, tụ mủ dưới màng cứng, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang,… Nếu không được điều trị đúng phương pháp có thể dẫn đến nhiều hệ quả khôn lường.

Viêm xoang cấp được định nghĩa là tình trạng viêm các xoang cạnh mũi với một số triệu chứng xảy ra rầm rộ như nghẹt mũi, chảy nước mũi, nhức vùng đầu mặt, sốt nhẹ… Viêm xoang cấp tính thường xảy ra trong một thời gian ngắn (không quá 8 tuần). Mặc dù các triệu chứng của bệnh không kéo dài nhưng nếu điều trị không tốt có thể tiến triển thành viêm xoang mạn tính.

\>>> Tìm hiểu thêm ? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị.

Viêm xoang đa cấp là gì
Hình ảnh viêm xoang cấp

Điểm khác nhau giữa viêm xoang cấp và viêm xoang mạn tính

Phân loại viêm xoang cấp và mạn tính thực chất là phân biệt yếu tố thời gian của bệnh:

Viêm xoang cấp xảy ra khi có đợt khởi phát cấp tính của tình trạng nhiễm trùng với các triệu chứng kéo dài dưới 03 tuần, dưới 04 đợt trong 1 năm. Viêm xoang cấp thường đáp ứng với điều trị nội khoa.

Viêm xoang mạn là viêm xoang kéo dài trên 03 tháng, viêm tái phát trên 6 lần/năm kèm theo có bất thường trên phim chụp X-quang. Viêm xoang mạn thường đáp ứng với điều trị ngoại.

Nguyên nhân gây viêm mũi xoang cấp

Nhiệm vụ của các xoang mũi là lọc tác tác nhân gây hại cho đường hô hấp như khói bụi, vi sinh vật, virus. Các xoang mũi sẽ dẫn lưu vào hốc mũi nhờ các kênh nhỏ được gọi là lỗ thông xoang. Lông mao đảm nhiệm vai trò lót màng nhầy khoang mũi, vòm họng đồng thời hỗ trợ loại bỏ các chất nhầy, lọc các mảnh vụn rồi đưa chúng đến vùng hầu họng.

Viêm xoang đa cấp là gì
Các chất nhầy trong xoang mũi gây viêm

Viêm xoang mũi thường xảy ra khi xoang mũi không thể loại bỏ các tác nhân gây viêm. Điều này thường xảy ra do 3 nguyên nhân chính là:

  • Lỗ thông xoang bị tắc nghẽn: Tình trạng này xảy ra chủ yếu là do xuất hiện các khối u tại vùng mũi hay lệch vách ngăn.
  • Chức năng của các lông mao bị rối loạn: Tình trạng này gặp trong một số bệnh như hội chứng Kartagener.
  • Các chất nhầy trong xoang mũi đặc do xơ nang.

Viêm xoang cấp xảy ra chủ yếu cho vi khuẩn, nấm tấn công đường hô hấp, các virus gây cảm cúm, dị ứng mũi. Cụ thể:

  • Khi nhiễm vi khuẩn, nấm đường hô hấp có thể gây phù nề cục bộ làm tắc nghẽn tạm thời vùng dẫn lưu gây ra viêm mũi xoang. Các vi khuẩn gây viêm xoang sẽ tấn công đường hô hấp rồi tiếp cận và phát triển trong xoang cạnh mũi. Nếu nhiễm trùng xoang lan sang một số cấu trúc xung quanh như ổ mắt, não có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
  • Virus cũng là một nguyên nhân phổ biến của viêm mũi xoang cấp tính. Các mầm bệnh viêm mũi xoang do virus (VRS) bao gồm rhovirus, adenovirus, virus cúm và virus parainfluenza. Các nguyên nhân phổ biến nhất của viêm mũi xoang cấp tính do vi khuẩn (ABRS) là Streptococcus pneumoniae (38%), Haemophilus influenzae (36%) và Moraxella catarrhalis (16%).
    Viêm xoang nấm dị ứng là một dạng viêm xoang mạn tính có đặc trưng là ngạt mũi, chảy dịch mũi nhày và thường là polyp mũi. Đó là một phản ứng dị ứng với sự hiện diện của nấm tại chỗ, thường là Aspergillus, và không phải là do nhiễm trùng xâm lấn.

Ngoài ra còn có do tắm (nhảy cầu, bơi lặn), do chấn thương, do áp lực thay đổi đột ngột như đi máy bay, dị vật mũi hoặc biến chứng của các bệnh cúm, sởi, ho gà, viêm phổi.

Bệnh viêm xoang cấp sẽ ngày càng phát triển và nặng hơn nếu gặp những yếu tố dưới đây:

  • Môi trường ô nhiễm, ăn ở kém vệ sinh, khói thuốc lá.
  • Những bất thường ở mũi như vẹo vách ngăn, polype mũi, viêm mũi dị ứng hoặc có khối u ở mũi.
  • Suy giảm miễn dịch, thiếu kháng thể.
    Viêm xoang đa cấp là gì
    Một số nguyên nhân dẫn đến viêm xoang cấp tính

Triệu chứng viêm xoang cấp tính

  • Viêm xoang trán cấp: Sổ mũi thông thường kéo dài 5-6 ngày, xuất hiện những cơn đau phía trên ổ mắt, ở một bên với chu kỳ 2 lần mỗi ngày. Cơn đau tăng dần từ sáng đến giữa trưa thì đạt mức tối đa. Khi đó, mũi chảy nhiều mủ, và cơn đau dịu xuống, đến chiều lại tái diễn cơn đau đó. Đôi khi kèm chảy nước mắt, da vùng xoang tăng cảm giác, chỉ sờ cũng đau, khi ấn vị trí dây thần kinh trên hố mắt ở góc trên, trong ổ mắt cảm thấy đau nhói.
  • Viêm xoang hàm cấp bắt đầu như sổ mũi thông thường nhưng kéo dài rồi xuất hiện cơn đau ở vùng dưới ổ mắt, ở một bên, cảm giác đau xuyên về một phía hàm răng, đau tăng khi gắng sức, khi nhai, khi nằm, ấn đau dưới ổ mắt. Hốc mũi xung huyết.
  • Viêm xoang do răng thường có sâu răng hàm nhỏ hoặc răng hàm, với ổ áp xe quanh chân răng, mủ chảy vào trong xoang. Bệnh nhân đau nhức răng dữ dội, lợi quanh răng thường sưng, vài ngày sau mủ thối đổ ồ ạt vào xoang qua ngã chân răng.
  • Viêm xoang sàng cấp ở trẻ em: Sưng nề mi trên, góc trên trong của ổ mắt sưng đỏ, chạm vào rất đau. Trong tình trạng nặng hơn, mắt có thể bị phù, nhãn cầu bị đẩy lệch xuống dưới, ra trước ngoài.
  • Viêm xương tủy hàm trên: Các triệu chứng viêm xoang cấp như má sưng, mũi chảy mủ, lợi răng sưng, có khi có lỗ rò.

\>>> Tìm hiểu thêm về viêm mũi xoang do nấm xâm lấn

Nguồn: Canadian Family Physician • Le Médecin de famille canadien Vol 54: january • janvier 2008

Những biến chứng của viêm xoang cấp tính

Thông thường, viêm xoang cấp tính hiếm gây ra biến chứng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị viêm xoang đúng cách bạn có thể gặp phải một số biến chứng sau:

  • Nhiễm trùng xoang lan đến hốc mắt gây viêm mô tế bào ổ mắt hay áp xe ổ mắt.
  • Khi nhiễm trùng xoang lan đến khoang nội sọ có thể gây ra các biến chứng nội sọ như tụ máu dưới/ngoài màng cứng, mủ màng não.
  • Viêm mô tế bào.
  • Nhiễm trùng xoang trán lây lan qua đường máu làm xuất hiện các ổ áp xe dưới màng xương của xương trán (u sưng phồng Pott).
  • Huyết khối xoang mũi.
  • Có thể gây khó thở.
  • Viêm xoang mạn tính.
  • Viêm màng não.
  • Thay đổi thị giác: Nếu lan vào ổ mắt có thể làm giảm thị lực.
  • Chứng phình động mạch hoặc cục máu đông nhiễm trùng có thể gây ra vấn đề trong các tĩnh mạch quanh xoang, có thể gây đột quỵ.

Như vậy, nếu không được kiểm soát tốt, viêm xoang mũi có thể lây lan sang các vùng xung quanh dẫn đến một loạt các biến chứng nguy hiểm. Việc phát hiện sớm các biến chứng và xử lý đúng cách giúp hạn chế được những hậu quả nghiêm trọng.

Viêm xoang đa cấp là gì
Nếu không điều trị đúng cách viêm xoang cấp tính có thể gây nhiều biến chứng

Phương pháp chẩn đoán viêm xoang cấp tính

Để chẩn đoán viêm xoang cấp tính bạn có thể dựa vào các yếu tố sau đây:

Xét nghiệm

Khi bạn có các dấu hiệu nghi ngờ viêm xoang cấp, bác sĩ có thể sẽ cho bạn làm một số xét nghiệm như:

Xét nghiệm máu

Thông qua chỉ số ESR và CRP máu, có thể giúp chẩn đoán bạn có viêm xoang cấp tính hay không. Chỉ số ESR và CRP máu cao đã được chứng minh có liên quan đến nhiễm trùng do vi khuẩn.

Xét nghiệm cấy dịch mủ

Kết quả nuôi cấy dịch hút nội soi ≥10 CFU/mL được coi là tiêu chuẩn để chẩn đoán viêm xoang cấp. Tuy nhiên, hiện nay cách này ít được áp dụng do tương quan kém với dịch hút nội soi. Phương pháp xét nghiệm cấy dịch nội soi nên áp dụng cho các bệnh nhân kháng trị hoặc dị ứng với nhiều loại kháng sinh.

Hình ảnh

Chẩn đoán hình ảnh là không cần thiết đối với tình trạng viêm xoang cấp. Nó chỉ có hiệu quả khi nghi ngờ về một biến chứng nào đó hay có chẩn đoán thay thế.

Hình ảnh X-quang

Hình ảnh chụp X-quang không giúp phát hiện ra viêm. Mặc dù thông qua kết quả X-quang có thể phát hiện được mức chất lỏng không khí nhưng không phân biệt được nguyên nhân do vi khuẩn hay virus.

Hình ảnh CT xoang

Nếu bệnh nhân nhiễm trùng cấp tính tái phát hay nghi ngờ xuất hiện biến chứng hãy tiến hành chụp CT xoang. Hình ảnh CT xoang sẽ giúp bạn phát hiện các bất thường về giải phẫu, sự hiện diện của , sự bất thường về răng, xương, mô mềm xung quanh xoang mũi.

Bên cạnh đó, thông qua chụp CT xoang sẽ thấy được mức dịch khí và viêm. Nếu niêm mạc xoang dày trên 5mm có thể là biểu hiện của viêm xoang. Tuy nhiên, CT xoang không giúp chẩn đoán phân biệt nguyên nhân viêm xoang do vi khuẩn hay virus gây ra.

Viêm xoang đa cấp là gì
Chụp CT chẩn đoán viêm xoang cấp

Hình ảnh chụp MRI

Chụp MRI sẽ giúp phát hiện được chi tiết hơn so với CT xoang. Các bác sĩ thông qua CT xoang có thể xác định được mức độ biến chứng của viêm xoang khi đã lan đến khoang nội sọ, đồng thời đánh giá được các mô mềm.

Chẩn đoán phân biệt viêm xoang cấp tính

Để có thể điều trị viêm xoang một cách tốt nhất, cần chẩn đoán phân biệt giữa viêm xoang cấp do vi khuẩn hay virus, viêm xoang cấp gây ra bởi nấm hay dị ứng.

Bên cạnh đó cần xem xét chẩn đoán phân biệt viêm xoang cấp với một số bệnh lý dưới đây bởi biểu hiện của chúng tương tự nhau:

  • Cảm cúm: Với viêm xoang cấp các triệu chứng sẽ xấu đi sau 5 ngày hay kéo dài trên 10 ngày và xuất hiện các triệu chứng cấp tính của một bên mặt. Còn cảm cúm sẽ tăng tiết dịch nhầy, sổ mũi, hắt hơi.
  • Đau nửa đầu: Khác với viêm mũi xoang cấp, đau nửa đầu sẽ có cảm giác đau một bên, nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng, chóng mặt, mệt mỏi…
  • Các bất thường về cấu trúc xoang (u xoang, lệch vách ngăn): Chụp X-quang giúp phân biệt các bệnh này, hình ảnh của u xoang được thể hiện ở một bên và xương bị ăn mòn.
  • Đau răng, đau dây thần kinh số V: Đau dây thần kinh số V sẽ gặp các cơn đau kịch phát trải dài theo đường đi của dây thần kinh này.
  • Dị vật ở mũi: Dị vật ở mũi cũng có thể khiến bạn nhầm lẫn với viêm xoang cấp, chụp CT hay chụp X-quang sẽ có ích trong trường hợp này.
  • Viêm amidan: Với biểu hiện sưng amidan, viêm xoang cấp cũng rất dễ chẩn đoán nhầm sang bệnh viêm amidan. Tuy nhiên, viêm xoang thường kéo dài hơn và sử dụng thuốc trị viêm amidan nhưng không khỏi.

Những phương pháp chữa trị bệnh viêm xoang cấp tính

Tùy vào nguyên nhân và mức độ viêm xoang cấp mà sẽ có các cách điều trị khác nhau. Cụ thể:

Chữa trị bằng kháng sinh

Nếu viêm xoang cấp tính gây ra bởi vi khuẩn ở mức độ nhẹ có thể không cần dùng đến thuốc kháng sinh bởi hệ miễn dịch của cơ thể có thể chống lại bệnh. Tuy nhiên, nếu diễn biến của bệnh xấu đi, tình trạng viêm nặng hơn sẽ cần dùng đến thuốc kháng sinh. Một số khuyến cáo khi điều trị viêm xoang cấp bằng kháng sinh:

  • Theo hướng dẫn của Học viện Tai mũi họng Hoa Kỳ (2015) về điều trị viêm xoang ở người lớn: Liệu pháp đầu tay ở người lớn là Amoxicillin có/không có Clavulanate, điều trị trong 5-10 ngày. Nếu sau 7 ngày điều trị triệu chứng không giảm đi hoặc trầm trọng hơn cần đánh giá lại.
  • Theo hướng dẫn của Hiệp hội bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ, Amoxicillin kết hợp với Clavulanat là liệu pháp đầu tay trong trị viêm xoang cấp. Với trẻ em điều trị kéo dài từ 10-14 ngày, người lớn dùng 5-7 ngày. Đánh giá lại việc điều trị nếu sau 3-5 ngày triệu chứng không giảm hoặc xấu đi sau 48-72 giờ.
  • Theo khuyến cáo học viện Nhi khoa Hoa Kỳ về chẩn đoán và quản lý viêm xoang cấp do vi khuẩn ở đối tượng từ 18 tuổi, việc dùng Amoxicillin có/không có Clavulanate là chỉ định đầu tay. Thời gian điều trị chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên nên điều trị thêm 7 ngày kể từ ngày hết triệu chứng. Xem xét lại phác đồ điều trị nếu các triệu chứng trầm trọng hơn hoặc không giảm sau 72 giờ.
    Viêm xoang đa cấp là gì
    Sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm xoang cấp

Các biện pháp điều trị tại chỗ

Khi viêm xoang cấp ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số phương pháp điều trị tại chỗ để cải thiện triệu chứng của bệnh:

  • Dùng thuốc xịt/rửa mũi: Thuốc xịt mũi Steroid có thể làm giảm phù nề niêm mạc, giúp thông xoang từ đó làm người bệnh dễ chịu hơn. Đây là biện pháp phổ biến nhất trong hướng dẫn điều trị viêm xoang cấp tính. Bên cạnh đó, bạn có thể xịt, rửa mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
  • Dùng thuốc kháng histamin: Nếu viêm xoang cấp do dị ứng có thể cân nhắc sử dụng thuốc kháng histamin. Tuy nhiên, thuốc này có thể làm đặc chất nhầy mũi, khó đẩy chúng ra ngoài.
  • Tiến hành phẫu thuật: Nếu nguyên nhân dẫn đến viêm xoang cấp tính là do nấm, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp phẫu thuật để tránh ổ nấm sinh sôi và gây ra các biến chứng. Thông qua phương pháp này sẽ loại bỏ hoàn toàn được mầm bệnh, từ đó hạn chế được tình trạng tái phát viêm xoang.
    Viêm xoang đa cấp là gì
    Bác sĩ có thể chỉ định can thiệp phẫu thuật nếu viêm xoang cấp do nấm

Cách phòng ngừa bệnh viêm xoang cấp tính

Một số phương pháp dưới đây có thể giúp bạn phòng ngừa viêm xoang cấp tính:

  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như lông động vật, phấn hoa, hóa chất.
  • Tiêm vắc xin cúm để ngăn ngừa cảm cúm.
  • Khi đến nơi công cộng hay đi ra khỏi nhà cần đeo khẩu trang.
  • Rửa tay bằng xà phòng hay dung dịch sát khuẩn để ngăn ngừa lây nhiễm mầm bệnh.
  • Giữ ấm vùng tai, mũi họng.
  • Phòng tránh viêm tai giữa bởi có thể gây ra biến chứng viêm xoang.
  • Khi bị viêm mũi tránh để kéo dài vì có thể dẫn đến biến chứng viêm xoang.
  • Tránh xa khói thuốc lá, không hút thuốc lá.
  • Bổ sung đầy đủ các nhóm chất đặc biệt là vitamin để tăng cường miễn dịch, đồng thời tập thể dục thường xuyên.

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Nếu gặp một số triệu chứng bất thường hay biểu hiện dưới đây, bạn nên đến Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn để được thăm khám:

  • Vùng mặt, mi mắt phù nề.
  • Đau đầu, đau vùng trán không giảm.
  • Đau tai, ù tai.
  • Mất khứu giác.
  • Nhìn mờ.
  • Sốt cao kéo dài.

\>>> Xem thêm video về viêm xoang dưới đây

Các câu hỏi thắc mắc về viêm xoang cấp tính

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi bệnh nhân mắc viêm xoang cấp tính:

Viêm xoang cấp tính có gây sốt không?

Nếu viêm xoang cấp tính do virus, có thể bạn sẽ bị sốt, mệt mỏi và xuất hiện một số triệu chứng giống cúm.

Viêm xoang cấp tính có bị chảy máu mũi không?

Phần lớn các trường hợp viêm xoang cấp đều không gây chảy máu mũi, triệu chứng thường gặp nhất của tình trạng này là nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, đau nhức vùng chữ T.

Viêm xoang cấp không nên ăn gì?

Các món ăn ấm, nóng có thể hạn chế được tình trạng nghẹt mũi do xoang, ngược lại ăn đồ lạnh sẽ khiến tắc nghẽn trầm trọng hơn vì vậy hãy hạn chế các thực phẩm lạnh. Không nên sử dụng các thực phẩm mà có thể gây dị ứng cho bạn bởi sẽ làm nặng thêm viêm xoang. Thêm vào đó, không nên hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, uống rượu bia.

Viêm xoang cấp tính có lây được không?

Để trả lời câu hỏi “Viêm xoang cấp tính có bị lây không?” thì còn phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm xoang. Nếu nguyên nhân viêm xoang cấp tính là do virus có thể lây bệnh, còn nguyên nhân bắt nguồn từ vi khuẩn thì không lây. Hãy tiêm phòng virus cúm để ngăn ngừa nguy cơ viêm xoang do virus.

Viêm xoang cấp tính là nặng hay nhẹ?

Thông thường, viêm xoang cấp tính sẽ có biểu hiện nhẹ, ít xuất hiện biến chứng. Viêm xoang cấp tính do virus thường nhẹ và ít gây nguy hiểm vì thường sẽ tự khỏi sau vài ngày. Viêm xoang cấp do vi khuẩn thường không gây biến chứng nhưng cần điều trị bằng thuốc kháng sinh để tránh gây hậu quả nghiêm trọng.

Viêm xoang cấp tính là gì?

Viêm xoang cấp tính là tình trạng những lỗ xoang bị tắc nghẽn dẫn đến giảm lưu thông tại các vị trí, triệu chứng diễn ra trong khoảng 4 tuần. Mặc dù không kéo dài như bệnh mãn tính nhưng nếu không điều trị kịp thời, viêm xoang cấp tính sẽ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm.

Viêm xoang cấp tính bao lâu thì khỏi?

Theo tiến triển và đặc điểm bệnh, viêm xoang được chia thành các nhóm bệnh gồm: Viêm xoang cấp tính thường không kéo dài (tối đa 4 tuần), viêm xoang bán cấp kéo dài từ 4 - 12 tuần, viêm xoang mạn tính kéo dài trên 12 tuần và viêm xoang tái phát có thể lặp lại nhiều lần trong năm.

Viêm đa xoang triệu chứng như thế nào?

Viêm đa xoang có các triệu chứng không điển hình, nhưng thường thấy nhất là đau hay tăng áp lực ở mặt, sung huyết hay đầy ở mặt, tắc mũi, chảy mủ mũi hoặc dịch mũi sau, và sốt. Ngoài ra, những triệu chứng khác còn có đau đầu, hôi miệng, mệt mỏi, khó chịu, đau răng, ho và đau tai.

Viêm xoang cấp chủ yếu ở đau?

Viêm xoang hàm cấp bắt đầu như sổ mũi thông thường nhưng kéo dài rồi xuất hiện cơn đau ở vùng dưới ổ mắt, ở một bên, cảm giác đau xuyên về một phía hàm răng, đau tăng khi gắng sức, khi nhai, khi nằm, ấn đau dưới ổ mắt. Hốc mũi xung huyết.