Viêm gan b có tiêm được vaccine covid

PGS.TS.Trịnh Thị Ngọc - Phó Chủ tịch Hội gan mật Việt Nam, nguyên trưởng Khoa Truyền nhiễm - BV Bạch Mai sẽ giúp độc giả giải đáp những băn khoăn xung quanh vấn đề tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người mắc viêm gan B.

Người mắc viêm gan B dễ gặp triệu chứng nặng khi mắc COVID-19

Theo PGS.TS.Trịnh Thị Ngọc, mặc dù con số thống kê không cho thấy tỉ lệ bệnh nhân mắc viêm gan B mắc COVID-19 cao hơn nhóm khác. 

Tuy nhiên bệnh nhân mắc COVID-19 trên nền viêm gan B có thể làm cho tình trạng viêm gan nặng hơn. Đó là do khi mắc COVID-19, bệnh nhân phải dùng một số thuốc điều trị triệu chứng của COVID-19 (ví dụ như thuốc hạ sốt) làm ảnh hưởng xấu đến chức năng gan.

Virus gây bệnh viêm gan B.

Theo CDC (Mỹ), một số bệnh nhân nhập viện do COVID-19 đã có mức men gan cao hơn. Men gan tăng có thể là dấu hiệu gan của bệnh nhân đang bị tổn thương tạm thời. Những người bị xơ gan có thể thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh COVID-19.

 Một số nghiên cứu cho thấy những người trước đó đã mắc bệnh gan (bệnh gan mãn tính, xơ gan hoặc các biến chứng liên quan) và được chẩn đoán mắc bệnh COVID-19 thuộc nhóm có nguy cơ cao bị tử vong so với những người trước đó chưa mắc bệnh gan.

Vaccine phòng COVID-19 là biện pháp bảo vệ người mắc viêm gan B

Cách tốt nhất để phòng mắc COVID-19 là tránh phơi nhiễm với virus gây bệnh. Do đó, người dân nói chung và người mắc bệnh viêm gan B cần thực hiện giãn cách xã hội, thực hiện 5K đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tiêm vaccine đối với người mắc viêm gan B cũng là một trong những biện pháp giúp phòng COVID-19.

Tuy nhiên, rất nhiều bệnh nhân trong nhóm bệnh này e ngại về tình trạng tiêm vaccine phòng COVID-19. 

Họ lo rằng khi tiêm một loại virus lạ, dù rất yếu vào người, có thể "kích hoạt" virus viêm gan B hoạt động trở lại.

Về vấn đề này, PGS.TS.Trịnh Thị Ngọc cho biết: Đối với những bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B chưa phải dùng thuốc ức chế virus, dù tải lượng virus cao hay thấp, hoặc bệnh nhân đang điều trị thuốc ức chế virus, đều không có chống chỉ định tiêm vaccine phòng COVID-19. Điều này được áp dụng cả đối với bệnh nhân bị viêm gan C (HCV ) hay HIV.

Người mắc viêm gan B khi tiêm vaccine phòng COVID-19 được theo dõi như người không mắc bệnh.

Tuy nhiên, PGS.TS.Ngọc cũng cho biết thêm: Riêng đối với bệnh nhân đang bị viêm gan cấp, có biểu hiện mắt vàng, tăng men gan, suy gan, tiểu cầu giảm thì nên trì hoãn tiêm vaccine, đợi đến khi điều trị bệnh viêm gan cấp ổn định sẽ có chỉ định sau. 

Hiện tại ở Việt Nam, một số bệnh viện tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho bệnh nhân ghép gan rất tốt.

Khi tiêm vaccine phòng COVID-19, người bệnh cần lưu ý gì?

Trong một group bệnh viêm gan B, rất nhiều thắc mắc các vấn đề liên quan đến tiêm vaccine phòng viêm gan B. Thậm chí bệnh nhân "hướng dẫn" nhau cần phải "ngừng uống thuốc ức chế virus viêm gan B khi tiêm phòng COVID-19 trong 2 tuần".

PGS.TS.Trịnh Thị Ngọc bức xúc: Mỗi ngày tôi nhận được hàng chục tin nhắn, cuộc gọi của bệnh nhân hỏi về việc có nên ngừng uống thuốc ức chế virus viêm gan B để tiêm vaccine phòng COVID-19 hay không? Và đây là những hướng dẫn sai lầm, nếu bệnh nhân thực hiện theo thì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

PGS.TS.Trịnh Thị Ngọc khám và tư vấn cho bệnh nhân.

PGS.TS.Ngọc cho hay: Hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới, Bộ Y tế và Hiệp Hội Gan Mật trên thế giới không có khuyến cáo nào cho bệnh nhân viêm gan B, C và HIV phải ngừng thuốc sau tiêm vaccine phòng COVID-9.

Chính vì thế, đối với người mắc viêm gan B đang dùng thuốc ức chế virus vẫn phải uống thuốc đúng, đủ trước, trong sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19. Nếu ngừng thuốc ức chế virus viêm gan B thì có thể gây bùng phát viêm gan B, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Bệnh nhân bị viêm gan B trước, trong và sau tiêm vaccine vẫn được khám sàng lọc và theo dõi bình thường như người không bị viêm gan B.

Bệnh nhân viêm gan B cần làm gì trong mùa dịch?

Trong mùa dịch, bệnh nhân mắc viêm gan B có tâm lý ngại đi tái khám và sử dụng thuốc ức chế virus không đều, làm ảnh hưởng đến bệnh viêm gan.

Chính vì vậy PGS.TS.Trịnh Thị Ngọc khuyên: Trong mùa dịch bệnh nhân viêm gan B chú ý dùng thuốc đều. Nếu không đến được bệnh viện khám định kỳ do giãn cách, thì cần đến những cơ sở y tế gần nhà để kiểm tra. 

Hoặc gọi điện đến trung tâm y tế cử nhân viên đến tận nhà lấy máu xét nghiệm thường quy. Điều quan trọng nhất là cần gọi điện cho bác sĩ chuyên khoa đang theo dõi để nhận được tư vấn cần thiết.

Mời các bạn xem thêm video đang được quan tâm, theo dõi:

Cả nước ghi nhận 3.943 ca COVID-19 mới, Hà Nội xử phạt 14,3 tỷ đồng vi phạm COVID-19

Thu Hà

Viêm gan B là một trong các bệnh tương đối thường gặp trong cộng đồng khi số lượng người mang virus không biểu hiện triệu chứng còn khá cao.

Thông thường, khi nhiễm virus viêm gan B từ dịch tiết và máu của người bệnh với một số lượng đủ để gây bệnh, một người lành lặn sẽ biểu hiện thành ba thể khác nhau: Thể viêm gan B cấp tính; Thể viêm gan B mạn tính và thể viêm gan B không hoạt động (thể ngủ).

Những người mắc bệnh mạn tính nói chung và viêm gan B, C nói riêng, có thể có nguy cơ cao gặp các triệu chứng nghiêm trọng do COVID-19.

Các chuyên gia khuyến cáo, người mắc bệnh viêm gan B nên trao đổi với bác sĩ điều trị bệnh gan của mình trước khi tiêm phòng.

Theo TS Vũ Minh Điền, Phó giám đốc Trung tâm Phòng, chống dịch và tư vấn tiêm chủng vaccine thuộc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, người nhiễm viêm gan B thể ngủ tức là không có hiện tượng hủy hoại tế bào gan hoặc tăng men gan.

Trường hợp này không thuộc nhóm chống chỉ định, vì vậy, vẫn có thể tiêm vaccine COVID-19. Sau khi tiêm vaccine, người tiêm cần nghỉ ngơi, theo dõi sát các phản ứng phụ sau tiêm và báo cho nhân viên y tế nếu cơ thể có phản ứng bất thường để được xử trí kịp thời.

Tiêm vaccine COVID-19 cho người dân

Tất cả những người bệnh mắc bệnh gan mạn tính đều phải được ưu tiên tiêm vaccine ngừa COVID-19. Nếu bệnh viêm gan B được kiểm soát tốt và điều trị ổn định, người dân vẫn được tiêm vaccine COVID-19 bình thường. Người được tiêm cũng không phải dừng thuốc kháng virus viêm gan B trước hay sau tiêm vaccine.

Sau ghép gan, nếu chức năng gan ổn định vẫn có chỉ định tiêm vaccine COVID-19, chỉ trì hoãn tiêm khi người bệnh đang trong giai đoạn thải ghép cấp.

PGS.TS.Trịnh Thị Ngọc - Phó Chủ tịch Hội gan mật Việt Nam - cho biết riêng đối với bệnh nhân đang bị viêm gan cấp, có biểu hiện mắt vàng, tăng men gan, suy gan, tiểu cầu giảm thì nên trì hoãn tiêm vaccine, đợi đến khi điều trị bệnh viêm gan cấp ổn định sẽ có chỉ định sau.

Quỳnh An

Nguồn: //giadinh.net.vn/y-te/nguoi-mac-benh-viem-gan-b-co-duoc-tiem-vaccine-covid-19-20210809162515673.htm

Tiêm chủng khi có điều kiện không chỉ bảo vệ bản thân trước nguy cơ dịch bệnh mà còn là trách nhiệm của mỗi người. Vậy, người bị viêm gan B tiêm vắc xin COVID-19 được không? Mọi thắc mắc về các đối tượng tiêm vắc xin sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích liên quan đến tiêm phòng nhé!

1. Viêm gan B tiêm vắc xin COVID-19 được không?

Người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, rối loạn tiền đình, viêm gan,… có được tiêm vắc xin hay không? Theo các chuyên gia, những người bệnh nền có tình trạng ổn định thì nên tiêm vắc xin COVID-19 càng sớm càng tốt. Bởi vì, vắc xin không gây ảnh hưởng hoặc làm bệnh trở nên trầm trọng hơn. Đặc biệt, nếu bị nhiễm virus SARS-CoV-2 khi chưa được tiêm chủng thì nhóm đối tượng này rất dễ xảy ra các biến chứng nặng.

Do đó, nỗi băn khoăn về viêm gan B tiêm vắc xin COVID-19 được không thì câu trả lời là: CÓ. Cũng giống như nhóm đối tượng mắc bệnh nền, người bị viêm gan B hoàn toàn có thể tiêm phòng vắc xin khi tình trạng đã ổn định.

Nếu đang sử dụng thuốc kháng virus viêm gan B theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh vẫn có thể tiêm vắc xin một cách bình thường mà không cần phải dừng thuốc. Đối với người có tiền sử dị ứng thuốc và mắc bệnh thì nên cẩn trọng trước khi tiêm. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và chỉ nên tiêm tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện hồi sức cấp cứu ban đầu.

Sau khi tiêm, bạn cũng nên chú ý theo dõi các triệu chứng hay phản ứng bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Nỗi băn khoăn về viêm gan B tiêm vắc xin COVID-19 được không thì câu trả lời là: Được

2. Trường hợp chống chỉ định và tạm hoãn tiêm vắc xin COVID-19

Không phải bất kỳ ai cũng được tiêm vắc xin COVID-19, nếu nằm trong các trường hợp dưới đây thì bạn sẽ không được tiêm hoặc tạm hoãn tiêm theo quy định của Bộ Y tế:

Trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin COVID-19:

Nếu thuộc nhóm đối tượng sau, thì bạn bị chống chỉ định tiêm vắc xin COVID-19:

  • Người xuất hiện các phản ứng nặng trong lần tiêm vắc xin trước đó như: sốt cao trên 39 độ C, co giật, khó thở, cơ thể tím tái,…

  • Đối với từng loại vắc xin sẽ có nhóm đối tượng chống chỉ định khác nhau theo yêu cầu của nhà sản xuất. Cụ thể như: phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú thì chống chỉ định với vắc xin Sputnik V.

Trường hợp tạm hoãn tiêm vắc xin COVID-19:

So với trước đây thì các trường hợp tạm hoãn tiêm vắc xin COVID-19 đã có sự thay đổi. Bạn vẫn có cơ hội tiêm chủng, nhưng sẽ bị trì hoãn tạm thời nếu nằm trong các trường hợp sau:

  • Người mắc các bệnh cấp tính.

  • Người đã mắc COVID-19 trong khoảng 6 tháng trở lại đây.

  • Phụ nữ đang mang thai ở dưới tuần thứ 13.

Trường hợp thận trọng tiêm vắc xin COVID-19:

Trước khi tiêm vắc xin, những trường hợp dưới đây sẽ được bác sĩ khám sàng lọc một cách thận trọng:

  • Người có thân nhiệt cao trên 37,5 độ C hoặc thấp hơn 35,5 độ C khi đo tại nách, có mạch đập thấp hơn 60 lần/phút hoặc cao hơn 100 lần/phút và nhịp thở lớn hơn 25 lần/phút.

  • Người có huyết áp tối thiểu thấp hơn 60 mmHg hoặc cao hơn 90 mmHg. Huyết áp tối đa thấp hơn 90 mmHg hoặc cao hơn 140 mmHg, so với hàng ngày thì chỉ số lúc đo cao hơn bình thường 30mmHg.

  • Người mắc các bệnh nền, bệnh mạn tính.

  • Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác từ trước đó.

  • Người mất nhận thức, không làm chủ được hành vi.

  • Người có tiền sử bị giảm tiểu cầu và mắc phải các rối loạn về đông máu.

  • Phụ nữ mang thai ở tuần thứ 13 trở đi.

Người có thân nhiệt cao trên 37,5 độ C hoặc thấp hơn 35,5 độ C là trường hợp cần phải khám sàng lọc thận trọng trước khi tiêm vắc xin COVID-19

3. Những lưu ý trước và sau khi tiêm vắc xin COVID-19

Sau khi tiêm vắc xin COVID-19, bạn có thể gặp phải các phản ứng phụ, nhẹ thì đau đầu, sốt nhẹ, sưng đau tại chỗ tiêm, đau cơ, mệt mỏi,… trường hợp nặng hơn là sốc phản vệ. Để hạn chế xảy ra những phản ứng này, bạn nên lưu ý một số điều trước và sau khi tiêm chủng:

Trước khi tiêm vắc xin COVID-19:

Trước khi tiêm bạn nên chuẩn bị một số giấy tờ liên quan như: chứng minh thư hoặc căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, đơn thuốc, sổ khám bệnh, phiếu tiêm vắc xin,… đã được sử dụng.

Bạn nên ăn uống đầy đủ và khai báo y tế trước, đồng thời tuân thủ thông điệp 5K khi đến trung tâm tiêm chủng. Ngoài ra để cung cấp các thông tin cần thiết, bạn nên tải ứng dụng Sổ sức khỏe về điện thoại của mình.

Để đảm bảo an toàn, bạn nên chủ động khai báo với cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của mình hiện tại, căn bệnh đang mắc phải, thuốc đang sử dụng và phác đồ điều trị, các phản ứng dị ứng của bản thân,… Nếu tiêm vắc xin mũi 2, bác sĩ sẽ hỏi bạn về các phản ứng của lần tiêm trước đó.

Để đảm bảo an toàn, bạn nên chủ động khai báo với cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của mình hiện tại,…

Đặc biệt, bạn nên hỏi bác sĩ về thông tin của vắc xin sắp được tiêm, ngày tiêm mũi tiếp theo, các phản ứng có thể xuất hiện sau tiêm và cách xử trí. Lưu ý: Bạn nên lưu số điện thoại của cơ sở y tế để liên hệ trong các trường hợp khẩn cấp.

Sau khi tiêm vắc xin COVID-19:

Khi tiêm xong, nhân viên y tế sẽ nhắc bạn ở lại trung tâm trong vòng 30 phút để theo dõi nhằm phát hiện các phản ứng bất thường và kịp thời xử lý. Sau đó, bạn sẽ về nhà và tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe 7 ngày sau tiêm. Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường như: phát ban, căn cứng ở họng, khó thở,… thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Khi tiêm vắc xin xong, nhân viên y tế sẽ nhắc bạn ở lại trung tâm trong vòng 30 phút để theo dõi

Mong rằng sau khi đọc xong bài viết, những thắc mắc của bạn về vấn đề: “Viêm gan B tiêm vắc xin COVID-19 được không?” sẽ được giải đáp hoàn toàn. Tiêm vắc xin là trách nhiệm của mỗi người, tuy nhiên nếu thuộc nhóm đối tượng chống chỉ định hoặc tạm hoãn tiêm thì bạn nên thực hiện theo đúng quy định. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tiêm vắc xin COVID-19 tại cơ sở y tế uy tín, có đủ điều kiện về hồi sức cấp cứu.

Video liên quan

Chủ đề