Việc nghiên cứu vai trò của sản xuất vật chất có ý nghĩa gì

Bài tiểu luậnĐỗ Văn SỹA. PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài:Con người và xã hội loài người được hình thành và phát triển trong quá trìnhsản xuất vật chất. Lịch sử xã hội do vậy trước hết là lịch sử của sản xuất vậtchất.Vì vậy, khi nghiên cứu các hiện tượng xã hội thì sản xuất vật chất là điểmxuất phát để tìm ra các quy luật vận động, phát triển khách quan của xã hội.Trong giai đoạn hiện nay, Việt nam đang trong thời kỳ quá độ đi lên chủnghĩa xã hội, do vậy việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật là một vấn đề tất yếuvà cần thiết. Việc xây dựng đó gắn liền với quá trình phát triển lực lượng sảnxuất trong mối quan hệ với quan hệ sản xuất. Nhận thức được tầm quan trọngcủa sản xuất vật chất nói chung và vai trò đặc biệt của nó đối với sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay nói riêng. Nên em chọn đề tài “ Sảnxuất vật chất và vai trò của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triểncủa xã hội”.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:2.1. Mục đích nghiên cứu:Trên cơ sở lý thuyết về sản xuất vật chất em nghiên cứu, phân tích đánh giávề sản xuất vật chất nói chung, cũng như vai trò của nó đối với sự tồn tại và pháttriển của xã hội. Đồng thời làm rõ vai trò của sản xuất vật chất đối với thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ta.Từ đó đưa ra một số nhiệm vụ, giảipháp cụ thể để công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được tiến hànhđúng quy luật và hoàn thiện hơn.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:- Định nghĩa, phân tích sản xuất vật chất.- Làm sáng tỏ được vai trò tầm quan trọng của sản xuất vật chất đối với sựtồn tại và phát triển của xã hội.- Quá trình sản xuất vật chất từ sau đổi mới đến nay ở Việt nam.- Đưa ra một số giải pháp và ý kiến về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ỏ nướcta.Trang 1Bài tiểu luậnĐỗ Văn Sỹ3. Phạm vi nghiên cứu:Do thời gian và kiến thức hạn hẹp nên em chỉ nghiên cứu một cách tổng quátvề sản xuất vật chất và vai trò của nó chứ chưa đi sâu nghiên cứu cụ thể, đánhgiá chuyên sâu về từng lĩnh vực sản xuất vật chất được.4. Phương pháp nghiên cứu:- Thống kê tổng hợp.- Phân tích đánh giá.- So sánh đối chiếu.- Có ví dụ, dẫn chứng cụ thể.5. Đóng góp của đề tài:Qua bài viết này em hy vọng kiến thức của mình nói riêng và của các bạnsinh viên nói chung sẽ được nâng cao và hoàn thiện hơn. Đồng thời bài tiểu luậnnày có thể góp phần khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu, khám phá khoa học củacác bạn sinh viên. Và hơn hết về sâu xa và lâu dài hơn em mong bài tiểu luậncủa mình có thể trở thành một tài liệu tốt giúp các bạn sinh viên học tốt hơn mônTriết học.Trang 2Bài tiểu luậnĐỗ Văn SỹB. PHẦN NỘI DUNGChương 1: Cơ sở lý luận về sản xuất vật chất và vai trò của nó.1.1 Định nghĩa và phân tích về sản xuất - sản xuất vật chất :1.1.1 Khái niệm:Các nhà triết học duy tâm giải thích nguyên nhân, động lực phát triển của xãhội là từ ý thức tư tưởng của con người hay là lực lượng siêu nhiên nào đó. Cácnhà duy vật trước Mác cũng giải thích một cách duy tâm về sự phát triển của xãhội.Riêng Mác thì cho rằng sản xuất là hoạt động đặc trưng riêng có của conngười và của xã hội loài người đó là cái để phân biệt sự khác nhau cơ bản giữaxã hội loài người với loài súc vật, đó là quá trình hoạt động có mục đích vàkhông ngừng sáng tạo của con người. Sự sản xuất xã hội bao gồm: Sản xuất vậtchất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra chính bản thân con người. Ba quá trìnhnày không tách rời nhau trong đó sản xuất vật chất giữ vai trò là cơ sở của sự tồntại và phát triển xã hội và xét đến cùng, quyết định đến cùng toàn bộ sự vậnđộng đời sống xã hội.Từ đó ta đi đến định nghĩa: Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụngcông cụ lao động tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào tự nhiên, cải biến cácdạng vật chất của tự nhiên để tạo ra của cải vật chất xã hội nhằm thỏa mãn nhucầu tồn tại và phát triển của con người.1.1.2 Phân tích quá trình sản xuất vật chất:Theo Ph.Ăngghen: “Điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với xãhội loài vật là ở chỗ: loài vật may lắm chỉ hái lượm trong khi con người lại sảnxuất. Như vậy, sản xuất vật chất là một trong những loại hoạt động đặc trưng củacon người. Đó cũng là một loại hình hoạt động thực tiễn với mục đích cải biếncác đối tượng của giới tự nhiên theo nhu cầu tồn tại và phát triển của con ngườivà xã hội. Với nghĩa như vậy, sản xuất vật chất là hoạt động có tính khách quan,tính xã hội, tính lịch sử và tính sáng tạo.Sản xuất vật chất bao giờ cũng dựa vào các nhân tố cơ bản như điều kiện tựnhiên, dân số và phương thức sản xuất, trong đó phương thức sản xuất giữ vaitrò chủ đạo.Bất cứ một quá trình sản xuất vật chất nào cũng được tiến hành với mục đíchnhất định và được tiến hành theo những cách thức xác định. Cách thức tiến hànhđó là phương thức sản xuất.Mỗi phương thức sản xuất đều có hai phương diện cơ bản là kỹ thuật và kinhtế, hai phương diện đó gắn bó chặt chẽ với nhau.Trang 3Bài tiểu luậnĐỗ Văn SỹPhương diện kỹ thuật của phương thức sản xuất là chỉ phương thức sản xuấtđược tiến hành bằng cách thức kỹ thuật công nghệ nào đó để làm biến đổi cácđối tượng của quá trình sản xuất.Phương diện kinh tế của phương thức sản xuất là chỉ quá trình sản xuất đượctiến hành với những cách thức, tổ chức kinh tế nào.Hai phương diện trên không ngừng phát triển theo hướng phân tách và phụthuộc vào nhau giữa các khâu kỹ thuật và tổ chức kinh tế của quá trình sản xuấtxã hội.Hai mặt của phương thức sản xuất là: lực lượng sản xuất và quan hệ sảnxuất.Lực lượng sản xuất biểu hiện năng lực thực tiễn của con người trong quátrình tác động vào tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất. Lực lượng sản xuấtbiểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.Lực lượng sản xuất bao gồm: Tư liệu sản xuất và Người lao động với kinhnghiệm sản xuất, kỹ năng, kỹ xảo và thói quen lao động của họ.Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất biểu hiện ở trình độ năng lực laođộng xã hội.Con người là nhân tố trung tâm và là mục đích của nền sản xuất xã hội. Vớitư cách là nhân tố trung tâm, con người luôn giữ vai trò quyết định với sản xuấtdù trong nền sản xuất dựa trên cơ sở kỹ thuật thủ công, lạc hậu hay công nghiệphiện đại con người cũng là mục đích của sản xuất xã hội. Sản xuất suy đến cùnglà để tiêu dùng, không có tiêu dùng thì sẽ không có sản xuất. Thỏa mãn nhu cầucủa con người, phát triển con người là ý nghĩa tự nhiên, cuối cùng là mục đíchcủa sản xuất xã hội.Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất,phân phối, trao đổi và tiêu dùng sản phẩm xã hội. Quan hệ sản xuất là hình thứcxã hội của sản xuất. Nó biểu hiện quan hệ giữa người với người trên ba mặt chủyếu: quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức quản lý sản xuất, quanhệ phân phối sản phẩm. Trong đó quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất giữ vai tròquyết định.Sự thống nhất và tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sảnxuất tạo thành phương thức sản xuất. Trong sự thống nhất biện chứng này, quanhệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sảnxuất, đó là quy luật kinh tế chung của mọi phương thức sản xuất.Các yếu tố cơ bản của nền sản xuất:Sản xuất vật chất là sự tác động của con người, biến đổi tự nhiên để tạo tasản phẩm phục vụ nhu cầu của con người.Sản xuất vật chất luôn luôn được nhắc đi nhắc lại không ngừng. Mỗi quátrình lao động sản xuất đều là sự kết hợp của ba yếu tố: Sức lao động - Đốitượng lao động - Tư liệu lao động.Sức lao động và lao động của con người: Lao động là hoạt động có mụcđích, có ý thức của con người nhằm tạo ra những sản phẩm phục vụ các nhu cầucủa con người.Trang 4Bài tiểu luậnĐỗ Văn SỹĐối tượng lao động là một bộ phận của giới tự nhiên mà con người tác độngvào, làm thay đổi hình thái của nó cho phù hợp với mục đích của con người.Đối tượng lao động tồn tại dưới hai dạng:Dạng có sẵn trong tự nhiên như: Than, quặng, gỗ,...Dạng đã qua chế biến như: Máy móc, sắt, thép,....Tư liệu lao động là những thứ mà con người dùng trong khi lao động để tácđộng vào đối tượng lao động.Tư liệu lao động được chia làm ba loại:Công cụ lao độngĐồ chứa đựng bảo quảnTư liệu lao động với tư cách là kết cấu hạ tầng sản xuất như: nhà xưởng,đường, điện, trường, trạm,....Trong đó, công cụ lao động được coi là quan trọng nhất. Công cụ càng hiệnđại, tinh vi bao nhiêu thì năng xuất lao động càng nhiều, chất lượng càng cao.Trình độ phát triển của công cụ lao động là thước đo trình độ sản xuất của mộtxã hội.Không thể sản xuất được nếu thiếu đối tượng lao động và tư liệu lao độngnhưng nếu không có lao động của con người thì đối tượng lao động và tư liệulao động không thể phát huy tác dụng. Do đó sức lao động và lao động chủ thểcủa nền sản xuất xã hội, nó giữ vai trò quyết định.1.2 Vai trò của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triểncủa xã hội:Theo quan điểm duy vật lịch sử, sản xuất vật chất giữ vai trò là nhân tốquyết định sự sinh tồn, phát triển của con người và xã hội loài người, là hoạtđộng nền tảng làm phát sinh phát triển những mối quan hệ của con người. Nóchính là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và phát triển của xã hội loài người.Khác với các quan điểm duy tâm về lịch sử, C.Mác đã xuất phát từ “ Conngười hiện thực” và đi đến kết luận rằng : “... tiền đề đầu tiên của mọi sự tồn tạicủa con người và do đó là tiền đề của mọi lịch sử đó là: người ta phải có khảnăng sống đã rồi mới có thể làm ra lịch sử, nhưng muốn sống được thì trước hếtcần phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác nữa. Nhưvậy, hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra những tư liệu để thỏa mãn nhữngnhu cầu ấy, việc sản xuất ra bản thân đời sống vật chất…”. Cũng vì vậy, có thểkhẳng định: con người với tư cách “Người” được bắt đầu bằng tự phân biệt vớisúc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình.Trong quá trình sản xuất vật chất, con người không ngừng làm biến đổi tựnhiên, biến đổi xã hội, đồng thời làm biến đổi bản thân mình. Sản xuất vật chấtkhông ngừng phát triển. Sự phát triển của sản xuất vật chất quyết định sự biếnđổi, phát triển các mặt của đời sống xã hội, quyết định phát triển xã hội từ thấpđến cao. Như vậy, sự vận động phát triển của toàn bộ đời sống xã hội, suy đếncùng có nguyên nhân từ tình trạng phát triển của nền sản xuất xã hội. Do đó, đểgiải thích và giải quyết đúng đắn các vấn đề của đời sống xã hội thì cần phải tìmTrang 5Bài tiểu luậnĐỗ Văn Sỹnguyên nhân cuối cùng của nó từ tình trạng phát triển của nền sản xuất vật chấtcủa xã hội đó, mà căn bản là từ trình độ phát triển phương thức sản xuất của nó.Sản xuất vật chất không những là cơ sở cho mọi sự sinh tồn của xã hội màcòn là cơ sở để hình thành nên tất cả các hình thức quan hệ xã hội khác như nhànước, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật,… Theo C.Mác “ việc sản xuất ra nhữngtư liệu sinh hoạt vật chất trực tiếp và chính, mỗi một giai đoạn phát triển kinh tếnhất định của một dân tộc hay một thời đại tạo ra một cơ sở, từ đó mà người taphát triển các thể chế nhà nước, các quan điểm pháp quyền, nghệ thuật, và thậmchí cả những quan niệm tôn giáo của con người ta”.Sản xuất vật chất còn là cơ sở cho sự tiến bộ xã hội, không phải lúc nào sảnxuất cũng ở trong trình độ cũ mà nói chung là không ngừng tiến lên từ thấp đếncao, mỗi khi sản xuất đến giai đoạn mới cách thức sản xuất cũng thay đổi theo,kỹ thuật được cải tiến, năng suất lao động được nâng cao các quan hệ sản xuấtđều biến đổi theo.Như chúng ta đã biết: trong quá trình tồn tại và phát triển của xã hội loàingười, con người luôn phải nổ lực sản xuất để tạo ra của cải vật chất để phục vụcuộc sống và thúc đẩy sự phát triển trong xã hội.Từ thời nguyên thủy đến nay con người đã trải qua rất nhiều hình thức laođộng từ thô sơ lạc hậu nhưng qua quá trình biến đổi trong xã hội đến ngày naycon người đã sáng tạo ra được nhiều hình thức lao động hết sức tinh xảo và hiệnđại. Ở tất cả các hình thức lao động mà con người đã tạo ra đó cũng chỉ nhằmmục đích biến đổi tự nhiên để tạo ra những sản phẩm xã hội phục vụ cho nhucầu chính yếu cho họ và nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội.Trong quá trình phát triển, loài người đã vượt qua nhiều nấc thang lịch sử, cơsở của việc chuyển từ nấc thang lịch sử này sang nấc thang lịch sử khác, rồi cơsở của tiến bộ xã hội là gì?C.Mác và Ăngghen đã có một phát minh vĩ đại đó là: “sản xuất vật chất là cơsở cho sự phát triển của xã hội loài người” vì:Muốn sống trước hết con người phải có thức ăn, nhà ở và những của cải vậtchất khác.Những tư liệu sinh hoạt cho con người không có sẵn trong tự nhiên màchúng được tạo ra thông qua lao động của con người.Vì vậy sản xuất vật chất là cơ sở của tồn tại và phát triển của xã hội loàingười. Việc chuyển từ nấc thang này sang nấc thang khác của sự phát triển ấytrước hết gắn liền với sự phát triển của quá trình sản xuất.Kết luận trên đây có ý nghĩa to lớn động viên sự hình thành giai cấp vô sảnnói chung và kinh tế chính trị của giai cấp vô sản nói riêng.Ngày nay ý nghĩa của các nhân tố xã hội và tinh thần ngày càng được đề caotrong xã hội. Lĩnh vực không sản xuất vật chất phát triển nhanh chóng nhưng vaitrò của sản xuất vật chất quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội vẫn cònnguyên giá trị. Một dân tộc, một đất nước sẽ bị diệt vong không phải trong mộtnăm mà chỉ trong vòng một tuần nếu ngừng sản xuất.Trang 6Bài tiểu luậnĐỗ Văn SỹSản xuất vật chất không chỉ tạo ra sản phẩm xã hội cần thiết phục vụ chonhu cầu của con người mà nó còn tạo ra sản phẩm thặng dư.Sản phẩm cần thiết dùng để duy trì khả năng lao động và đào tạo thế hệ laođộng mới để thay thế những người mất khả năng lao động, rồi dùng để bù đắpnhững chi phí về ăn, mặc, ở, để thỏa mãn các nhu cầu về văn hóa, xã hội và cácnhu cầu kinh tế khác.Sản phẩm thặng dư là kết quả và cũng là nguồn gốc của tiến bộ xã hội, làđiều kiện quyết định để nâng cao mức sống của nhân dân và mở rộng khả năngphát triển của kinh tế xã hội trong tương lai. Nó bắt nguồn từ trình độ của năngsuất lao động tăng lên với quy cách là một quy luật kinh tế chung cho các xã hộicó trình độ sản xuất phát triển nhất định.Qua sự phân tích trên ta có thể kết luận rằng: Sản xuất vật chất có vai trò hếtsức quan trọng. Nó có thể tạo ra tư liệu sản xuất, tạo ra các mặt các quan hệ xãhội, rồi nó có thể cải biến tự nhiên - xã hội - bản thân con người và cuối cùng nóquyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.Tóm lại, dù được xét trong toàn bộ lịch sử của sự hình thành và phát triểncủa xã hội loài người hay trong giai đoạn lịch sử cụ thể thì sản xuất vật chất vẫnluôn đóng vai trò là cơ sở, là nền tảng của sự tồn tại và phát triển của xã hội.Chương 2: Liên hệ vào thực tiễn Việt nam ta hiện nay.2.1 Tình hình thực tiễn của đất nước trong giai đoạn hiện nay:Ở Việt Nam ta, do đặc điểm đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nôngnghiệp lạc hậu, không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, cơ sở vật chấtcòn thiếu thốn nghèo nàn, phương tiện sản xuất còn thô sơ, trình độ sản xuất cònthấp kém, muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi mụctiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh, cần phải tiến hànhđổi mới nhiều mặt. Trong đó, có đổi mới về kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý, pháthuy nội lực, thu hút ngoại lực, từng bước đưa nền kinh tế tăng trưởng bền vữngtạo ra nguồn của cải vật chất dồi dào không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trongnước mà còn phục vụ cho xuất khẩu. Đầu tư trang thiết bị hiện đại, đẩy mạnhphát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, kết hợp phát triển kinh tế với các vấn đềxã hội.Đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hộinhư nước ta, xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội phải thựchiện từ đầu, từ không đến có, từ gốc đến ngọn thông qua công nghiệp hóa - hiệnđại hóa. Mỗi bước tiến của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa là một bướctăng cường cơ sở vật chất - kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội, phát triển mạnh mẽlực lượng sản xuất và góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.Kế thừa có chọn lọc và phát triển những tri thức của văn minh nhân loại vềcông nghiệp hoá vào điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta hiện nay, Đảng ta nêura quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa như sau: Công nghiệp hóa - hiệnTrang 7Bài tiểu luậnĐỗ Văn Sỹđại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinhdoanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công làchính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện,phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộkhoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.Quan niệm nêu trên cho thấy, quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ởnước ta hiện nay phải kết hợp chặt chẽ hai nội dung công nghiệp hoá và hiện đạihoá trong quá trình phát triển. Quá trình ấy không chỉ đơn thuần phát triển côngnghiệp mà còn phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong từng nghành, từng lĩnhvực và toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo hướng kỹ thuật và công nghệ hiện đại.Quá trình ấy không chỉ tuần tự trải qua các bước cơ giới hoá, tự động hoá, tinhọc hoá mà còn sử dụng kết hợp kỹ thuật thủ công truyền thống với công nghệhiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu có thể và mang tínhquyết định.2.2 Những thành tựu đạt được sau hơn 25 năm đổi mới:Trải qua gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xãhội, kể từ Ðại hội VI (năm 1986), và hơn 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựngđất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) đến nay, Việtnam đã thu được những thành tựu to lớn, hết sức quan trọng. Thực hiện đườnglối đổi mới, với mô hình kinh tế tổng quát là xây dựng nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xãhội, tạo được những tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa.Đất nước ra khỏi khủng hoảng, kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanhGiai đoạn 1986 - 1990: Đây là giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới. Chủ trươngphát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế dần dần khắc phục được những yếukém và có những bước phát triển. Kết thúc kế hoạch 5 năm (1986 - 1990), côngcuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng: GDP tăng4,4%/năm; tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 3,8 - 4%/năm; côngnghiệp tăng bình quân 7,4%/năm, trong đó sản xuất hàng tiêu dùng tăng 13-14%/năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 28%/năm.Việc thực hiện tốt bachương trình mục tiêu phát triển về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng vàhàng xuất khẩu đã phục hồi được sản xuất, tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạmphát,… Đây được đánh giá là thành công bước đầu cụ thể hóa nội dung của côngnghiệp hóa XHCN trong chặng đường đầu tiên. Điều quan trọng nhất, đây là giaiđoạn chuyển đổi cơ bản cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới, thực hiệnmột bước quá trình đổi mới đời sống kinh tế - xã hội và bước đầu giải phóngđược lực lượng sản xuất, tạo ra động lực phát triển mới.Trang 8Bài tiểu luậnĐỗ Văn SỹGiai đoạn 1991 - 1995: Đất nước dần dần ra khỏi tình trạng trì trệ, suy thoái.Nền kinh tế tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng: đã khắc phục đượctình trạng trì trệ, suy thoái, tốc độ tăng trưởng tương đối cao, liên tục và toàndiện, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều vượt mức: GDP bình quân tăng8,2%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,3%/năm; nông nghiệp tăng4,5%/năm; lĩnh vực dịch vụ tăng 12%/năm; tổng sản lượng lương thực 5 năm(1991 - 1995) đạt 125,4 triệu tấn, tăng 27% so với giai đoạn 1986 - 1990. Hầuhết các lĩnh vực kinh tế đều đạt nhịp độ tăng trưởng tương đối khá. “Nước ta đãra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng và kéo dài hơn 15 năm,tuy còn một số mặt chưa vững chắc, song đã tạo được tiền đề cần thiết đểchuyển sang một thời kỳ phát triển mới: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước”.Giai đoạn 1996 - 2000: Đây là giai đoạn đánh dấu bước phát triển quan trọngcủa kinh tế thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặcdù cùng chịu tác động của khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực (giai đoạn1997 - 1999) và thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp, đặt nền kinh tế nước tatrước những thử thách khốc liệt, tuy nhiên, Việt nam vẫn duy trì được tốc độtăng trưởng khá. GDP bình quân của cả giai đoạn 1996 - 2000 đạt 7%; trong đó,nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,1%; công nghiệp và xây dựng tăng 10,5%; cácngành dịch vụ tăng 5,2%. “Nếu tính cả giai đoạn 1991 - 2000 thì nhịp độ tăngtrưởng GDP bình quân là 7,5%. So với năm 1990, GDP năm 2000 tăng hơn hailần”.Giai đoạn 2001 - 2005: Sự nghiệp đổi mới ở giai đoạn này đi vào chiều sâu,việc triển khai Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 và Kế hoạch 5năm 2001 - 2005 mà Đại hội IX của Đảng thông qua đã đạt được những kết quảnhất định. Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, theo hướng tích cực, nămsau cao hơn năm trước. GDP tăng bình quân 7,5%/năm, riêng năm 2005 đạt8,4%; trong đó, nông nghiệp tăng 3,8%; công nghiệp và xây dựng tăng 10,2%;các ngành dịch vụ tăng 7%. Riêng quy mô tổng sản phẩm trong nước của nềnkinh tế năm 2005 đạt 837,8 nghìn tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 1995. GDPbình quân đầu người khoảng 10 triệu đồng (tương đương 640 USD), vượt mứcbình quân của các nước đang phát triển có thu nhập thấp (500 USD). Từ mộtnước thiếu ăn, mỗi năm phải nhập khẩu từ 50 vạn đến 1 triệu tấn lương thực,Việt nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Năm 2005, Việt namđứng thứ nhất thế giới về xuất khẩu hạt tiêu; đứng thứ hai về các mặt hàng gạo,cà phê, hạt điều; thứ 4 về cao su;…Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, sự ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì, bảođảm sự ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng và an ninh, bước đầu phát huyđược nhiều lợi thế của đất nước, của từng vùng và từng ngành; cải cách thể chếkinh tế, từng bước hoàn thiện các cơ chế chính sách quản lý và hệ thống điềuTrang 9Bài tiểu luậnĐỗ Văn Sỹhành; cải cách và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính, tiền tệ;phát triển nguồn và chất lượng lao động, khoa học và công nghệ;…Giai đoạn 2006 - 2010: Nền kinh tế vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềmlực và quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển,từ nhóm nước thu thập thấp đã trở thành nước có thu nhập trung bình (thấp).GDP bình quân 5 năm đạt 7%. Mặc dù bị tác động của khủng hoảng tài chính vàsuy thoái kinh tế toàn cầu (từ cuối năm 2008), nhưng thu hút vốn đầu tư nướcngoài vào Việt nam vẫn đạt cao. Tổng vốn FDI thực hiện đạt gần 45 tỷ USD,vượt 77% so với kế hoạch đề ra. Tổng số vốn đăng ký mới và tăng thêm ước đạt150 tỷ USD, gấp hơn 2,7 lần kế hoạch đề ra và gấp hơn 7 lần so với giai đoạn2001 - 2005. Tổng vốn ODA cam kết đạt trên 31 tỷ USD, gấp hơn 1,5 lần so vớimục tiêu đề ra; giải ngân ước đạt khoảng 13,8 tỷ USD, vượt 16%. GDP năm2010 tính theo giá thực tế đạt 101,6 tỷ USD, gấp 3,26 lần so với năm 2000.Trong năm 2011, mặc dù sự phục hồi kinh tế sau khủng hoảng tài chính toàncầu còn rất chậm, song mức tăng trưởng kinh tế bình quân vẫn đạt 7%/năm, tuythấp hơn kế hoạch (7,5% - 8%), nhưng vẫn được đánh giá cao hơn bình quân cácnước trong khu vực.Như vậy, trong vòng 20 năm (1991 - 2011), tăng trưởng GDP của Việt namđạt 7,34%/năm, thuộc loại cao ở khu vực Đông Nam Á nói riêng, ở châu Á vàtrên thế giới nói chung; quy mô kinh tế năm 2011 gấp trên 4,4 lần năm 1990,gấp trên 2,1 lần năm 2000 (thời kỳ 2001 - 2011 bình quân đạt 7,14%/năm).Năm 2012, GDP tăng 5,03% so với năm 2011. Mức tăng trưởng tuy thấp hơnmức tăng 5,89% của năm 2011, nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khókhăn thì đây là mức tăng trưởng hợp lý. Về sản xuất nông, lâm nghiệp và thủysản ước tính tăng 3,4% so với năm 2011; công nghiệp tăng 4,8% so với năm2011. Chỉ số giá tiêu dùng năm 2012 tăng 6,81%. Đầu tư phát triển tăng 7% sovới năm trước và bằng 33,5% GDP. Xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 18,3%. Kimngạch xuất khẩu có thể vượt qua mốc 100 tỷ USD, tỷ lệ kim ngạch xuất, nhậpkhẩu so với GDP năm 2011 đã đạt xấp xỉ 170%, đứng thứ 5 thế giới. Vốn FDItính từ 1988 đến tháng 7-2012 đăng ký đạt trên 236 tỷ USD, thực hiện đạt trên96,6 tỷ USD. Vốn ODA từ 1993 đến nay cam kết đạt gần 80 tỷ USD, giải ngânđạt trên 35 tỷ USD.Nhìn chung, các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển khá,trong đó sự phát triển ổn định trong ngành nông nghiệp, nhất là sản xuất lươngthực đã bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; sản phẩm công nghiệp phát triểnngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại, chất lượng được cải thiện, từngbước nâng cao khả năng cạnh tranh, bảo đảm cung cầu của nền kinh tế, giữ vữngthị trường trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu; chú trọng đầu tư pháttriển một số ngành công nghiệp mới, công nghệ cao; khu vực dịch vụ có tốc độTrang 10Bài tiểu luậnĐỗ Văn Sỹtăng trưởng ổn định. Sự phục hồi và đạt mức tăng trưởng khá này đã tạo cơ sởvững chắc để quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm (2011 - 2015) trong nhữngnăm sau đạt kết quả vững chắc hơn.Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, gắn sản xuất với thị trườngVề cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm dần, năm 1986 là 46,3%,năm 2005 còn 20,9%, năm 2010 còn 20,6%; cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi đãchuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng tỷ trọng các sản phẩm có năng suất và hiệuquả kinh tế cao, các sản phẩm có giá trị xuất khẩu. Tỷ trọng công nghiệp và xâydựng tăng nhanh và liên tục với thiết bị, công nghệ ngày càng hiện đại: năm1988 là 21,6%, năm 2005 lên 41%. Tỷ trọng khu vực dịch vụ đã tăng từ 33,1%năm 1988 lên 38,1% năm 2005.Nông nghiệp có sự biến đổi quan trọng, đã chuyển từ độc canh lúa, năng suấtthấp và thiếu hụt lớn, sang không những đủ dùng trong nước, còn xuất khẩu gạovới khối lượng lớn, đứng thứ hai thế giới, góp phần vào an ninh lương thực quốctế; xuất khẩu cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, thủy sản với khối lượng lớn đứngthứ hạng cao trên thế giới.Các ngành dịch vụ đã phát triển đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhucầu của sản xuất và đời sống: ngành du lịch, bưu chính viễn thông phát triển vớitốc độ nhanh; các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý;... có bướcphát triển theo hướng tiến bộ, hiệu quả.Thực hiện có kết quả chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thànhphần, phát huy ngày càng tốt hơn tiềm năng của các thành phần kinh tếKinh tế nhà nước được sắp xếp, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả,tập trung hơn vào những ngành then chốt và những lĩnh vực trọng yếu của nềnkinh tế. Cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước được đổi mới một bước quantrọng theo hướng xóa bao cấp, thực hiện mô hình công ty, phát huy quyền tự chủvà trách nhiệm của doanh nghiệp trong kinh doanh. Kinh tế tư nhân phát triểnmạnh, huy động ngày càng tốt hơn các nguồn lực và tiềm năng trong nhân dân,là một động lực rất quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Năm2005, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 38% GDP của cả nước. Kinh tếcó vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, trở thành một bộphận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân; là cầu nối quan trọng vớithế giới về chuyển giao công nghệ, giao thông quốc tế, đóng góp vào ngân sáchnhà nước và tạo việc làm cho nhiều người dân.Trang 11Bài tiểu luậnĐỗ Văn SỹThể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dần dần đượchình thành, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn địnhTrải qua hơn 25 năm đổi mới, hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế vậnhành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựngtương đối đồng bộ. Hoạt động của các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tếnhiều thành phần và bộ máy quản lý của Nhà nước được đổi mới một bước quantrọng. Với chủ trương tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệkinh tế của Việt nam với các nước, các tổ chức quốc tế ngày càng được mở rộng.Việt nam đã tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), thực hiệncác cam kết về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định Thươngmại Việt Nam - Hoa Kỳ, gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO),... Đếnnay, Việt nam đã có quan hệ thương mại với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ, kýhơn 90 hiệp định thương mại song phương với các nước, tạo ra một bước pháttriển mới rất quan trọng về kinh tế đối ngoại.Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xâydựng và hoàn thiện; chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng tiếp tục được thểchế hóa thành luật pháp, cơ chế, chính sách ngày càng đầy đủ, đồng bộ hơn; môitrường đầu tư, kinh doanh được cải thiện; các yếu tố thị trường và các loại thịtrường tiếp tục hình thành, phát triển; nền kinh tế nhiều thành phần có bước pháttriển mạnh.Việc kiện toàn các tổng công ty, thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế nhànước đạt một số kết quả. Giai đoạn 2006 - 2010, số doanh nghiệp tăng hơn 2,3lần, số vốn tăng 7,3 lần so với giai đoạn 2001 - 2005. Doanh nghiệp cổ phần trởthành hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh phổ biến.Tóm lại, sau gần 30 năm thực hiện đổi mới, Việt nam đã đạt được nhiềuthành tựu to lớn, toàn diện. Cùng với tăng trưởng kinh tế, sự ổn định kinh tế vĩmô được duy trì, các mặt: chính trị, xã hội, quốc phòng và an ninh được bảođảm và ổn định. Trong đó có những thành tựu rất đáng khích lệ về thực hiện tiếnbộ và công bằng xã hội gắn bó chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế, phát triển nguồnlao động và chất lượng lao động, khoa học và công nghệ. Thành tựu đó ngàycàng khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thànhcông của đổi mới, khích lệ, động viên nhân dân tiếp tục hưởng ứng, góp phầnquan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tiếp tục thúc đẩy sựnghiệp đổi mới toàn diện đất nước với những bước tiến cao hơn. Thành tựu nàyđược các nước trong khu vực cũng như các đối tác có quan hệ với Việt nam thừanhận và xem đây là một thuận lợi trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việtnam.Trang 12Bài tiểu luậnĐỗ Văn Sỹ2.3 Những mặt khuyết điểm và yếu kém:Nước ta còn nghèo và kém phát triển. Chúng ta lại chưa thực hiện tốt trongtiết kiệm sản xuất, tiêu dùng, dồn vốn cho đầu tư phát triển chưa đúng cách,chưa tập trung.Tình hình xã hội còn nhiều tiêu cực và nhiều vấn đề cần phải giải quyết.Việc lãnh đạo xây dựng quan hệ sản xuất có phần vừa lúng túng vừa buônglỏngQuản lý Nhà nước về kinh tế, xã hội còn yếu.Hệ thống chính trị còn nhiều nhược điểm.2.4 Một số giải pháp:Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh để xây dựng cơ sở khoa học cho việc hoạch định và triển khai đường lối,chủ trương công nghiệp hoá - hiện đại hoá đạt hiệu quả cao với tốc độ nhanh.Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học để đánh giá chính xác tài nguyênquốc gia, nắm bắt các công nghệ cao cùng những thành tựu mới về khoa học củathế giới, hướng mạnh vào việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới sản phẩm,nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường.Xây dựng tiềm lực nhằm phát triển một nền khoa học tiên tiến, bao gồm: đẩymạnh các hình thức đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học, chuyên gia; tăng cườngcơ sở vật chất kĩ thuật cho các nghành khoa học và công nghệ; xây dựng và thựchiện tốt cơ chế, chính sách tạo động lực cho sự phát triển khoa học và côngnghệ; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và công nghệ.Do hiện nay nguồn vốn trong nước ở nước ta còn hạn hẹp nên ta phải tậndụng, khai thác nguồn vốn từ bên ngoài, đồng thời phải kết hợp chặt chẽ vớiquản lý sử dụng tốt, có hiệu quả cao và khai thác tối đa khả năng vốn đã có.Phải có quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên nguồn nhânlực, đảm bảo cơ cấu, tốc độ và quy mô phát triển hợp lý, đáp ứng yêu cầu củamỗi thời kỳ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đồng thời bố trí, sửdụng tốt nguồn nhân lực đã được đào tạo, phải phát huy đầy đủ khả năng, sởtrường và nhiệt tình lao động sáng tạo của mỗi người để họ tạo ra năng suất,chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, đónh góp xứng đáng vào sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Để mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại thì chúng ta cần phải xây dựng mộtđương lối kinh tế đối ngoại đúng đắn vừa đạt hiệu quả kinh tế cao, kết hợp đượcsức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, vừa giữ vững được độc lập, chủ quyềndân tộc, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta.Trang 13Bài tiểu luậnĐỗ Văn SỹC. KẾT LUẬNNước ta là một nước đông dân, có nguồn lao động rất dồi dào, để tạo ra mộtnguồn lực to lớn để phát triển nền kinh tế xã hội. Hơn nữa người lao động nướcta rất trẻ trung, năng động, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất.Từ sau năm 1945, sau khi giành được chính quyền, nhân dân ta đã rất hănghái tham gia lao động sản xuất. Từng trải qua hai cuộc kháng chiến chống Phápvà chống Mỹ nhưng nước ta vẫn không ngừng sản xuất và vươn lên sau khi đấtnước được thống nhất năm 1975, nhân dân ta đã thực hiện chiến lược khôi phụckinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh và đã đạt được những kết quả khảquan. Từ năm 1986 đến nay thì ta tiến hành đổi mới, thực hiện những chiến lượclâu dài, áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật lần thứ hai, theo phươngchâm đi tắt đón đầu và chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn.Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự nổ lực phấn đấu vươn lên củanhân dân cả nước, nước ta đã từng bước xóa đói giảm nghèo và từng bước nângcao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Đưa nước ta từ một nước có nền kinh tếkém phát triển thành một nước có nền kinh tế phát triển năng động trong khuvực Đông Nam Á và Châu Á Thái Bình Dương. Với tốc độ tăng trưởng kinh tếhàng năm tương đối cao và ổn định vào khoảng hơn 7% một năm và cố gắngphấn đấu đến năm 2020 sẽ trở thành một nước công nghiệp.Là sinh viên, là chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần phải hànhđộng ngay hôm nay, ngay bây giờ bằng cách cố gắng phấn đấu vươn lên tronghọc tập, trao dồi rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành một công dân có íchcho xã hội, cùng tham gia lao động sản xuât với toàn dân để xây dựng nước Việtnam ta ngày càng văn minh, giàu đẹp hơn.D. TÀI LIỆU THAM KHẢO1/Giáo trình Triết học Mác - Lênin Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - 2009.2/Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. NXBChính trị quốc gia - 2013.3/Bảng công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2012, Cổng thông tinđiện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư.4/C.Mác và Ăngghen toàn tập, NXB Chính trị quốc gia - 1995.Trang 14MỤC LỤCA. PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................11. Lý do chọn đề tài:..............................................................................................12. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:...................................................................12.1. Mục đích nghiên cứu:.....................................................................................12.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:....................................................................................13. Phạm vi nghiên cứu:..........................................................................................24. Phương pháp nghiên cứu:..................................................................................25. Đóng góp của đề tài:..........................................................................................2B. PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................3Chương 1: Cơ sở lý luận về sản xuất vật chất và vai trò của nó...........................31.1 Định nghĩa và phân tích về sản xuất - sản xuất vật chất :...............................31.1.1 Khái niệm:...................................................................................................31.1.2 Phân tích quá trình sản xuất vật chất:..........................................................31.2 Vai trò của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội:........5Chương 2: Liên hệ vào thực tiễn Việt nam ta hiện nay.........................................72.1 Tình hình thực tiễn của đất nước trong giai đoạn hiện nay:............................72.2 Những thành tựu đạt được sau hơn 25 năm đổi mới:......................................82.3 Những mặt khuyết điểm và yếu kém:............................................................132.4 Một số giải pháp:...........................................................................................13C. KẾT LUẬN.....................................................................................................14D. TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................14