Vị vua đầu tiên của việt nam là ai? lên ngôi năm nào? và vua đặt tên nước là gì?

Ông là vị vua có công đánh quân phương Bắc xâm lược. Sau khi lên ngôi, ông xưng là Hoàng đế của nước Nam, trở thành vị hoàng đế đầu tiên trong nghìn năm sử Việt.

Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", Lý Bí (503-548) còn có tên khác là Lý Bôn. Ông là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lý, tồn tại vào giữa thế kỷ thứ VI. Đương thời, Lý Nam Đế có công đánh quân phương Bắc xâm lược. Sau khi lên ngôi, ông lấy hiệu là Lý Nam Đế (Hoàng đế của nước Nam), trở thành vị hoàng đế đầu tiên trong nghìn năm sử Việt.

Lý Bí là anh hùng chống giặc Lương của nước ta trong thời Bắc thuộc. Sách "Đại Việt sử ký toàn thư " chép, năm 542, ông chính thức dựng cờ khởi nghĩa chống nhà Lương, trước khí thế của nghĩa quân, Thứ sử Giao Châu là Tiêu Tư phải bỏ chạy về nước, đất nước độc lập, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, ông tự xưng là Lý Nam Đế.

Theo sách "Giai thoại lịch sử Việt Nam", trước khi dựng cờ khởi nghĩa, Lý Bí trước đó làm chức Giám quân ở Hà Tĩnh, căm ghét sự bóc lột tàn bạo của nhà Lương, ông từ quan về quê dựng cờ khởi nghĩa, quyết tâm giành lại độc lập cho nước nhà.

Sau khi lên ngôi (544), Lý Nam Đế đặt tên nước ta là Vạn Xuân với mong muốn đất nước, dân tộc ta độc lập lâu dài và mãi tươi đẹp như vạn mùa xuân. Ông cho đóng đô cạnh sông Tô Lịch (Hà Nội ngày nay).

Tham gia khởi nghĩa cùng Lý Nam Đế có rất nhiều anh hùng hào kiệt của đất Giao Châu lúc bấy giờ, trong đó có những dũng tướng tài ba như 2 cha con Triệu Túc và Triệu Quang Phục, Trinh Thiều, Phạm Tu, Triệu Quang Thành. Những danh tướng trên từng tham gia cuộc khởi nghĩa của Lý Bí ngay từ những ngày đầu tiên, trong đó, võ tướng Phạm Tu dù đã 60 tuổi vẫn cầm quân ra trận.

Theo "Lịch triều hiến chương loại chí", ở ngôi được 5 năm, tháng 3/548, Lý Nam Đế ốm nặng. Trước khi qua đời, ông trao quyền lại cho Triệu Quang Phục (Triệu Việt Vương). Tiếp bước Lý Bí, Triệu Việt Vương đã xây dựng Đầm Dạ Trạch (Khoái Châu - Hưng Yên) thành căn cứ quân sự kiên cố, nhiều lần đẩy lui quân Lương.

Lợi dụng Triệu Việt Vương sơ hở, năm 571 Lý Phật Tử (cháu Lý Nam Đế) đã phản bội, đem quân đánh úp, Triệu Việt Vương thất bại, cùng đường phải tự tử sau hơn 20 năm trị vì đất nước. Sau khi cướp ngôi, Lý Phật Tử cũng tự xưng là Lý Nam Đế (sử sách gọi là hậu Lý Nam Đế), đóng đô ở Phong Châu. Năm 602 bị nhà Lương đánh bại, phải đầu hàng, đất nước lại rơi vào tay giặc.

Nguyễn Thanh Điệp (Theo Zing)

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.

TÀI LIỆU KỲ HỌP



TÀI LIỆU PHIÊN HỌP TT HĐND

Tin tức / Thông tin tuyên truyền trung ương, địa phương

A+ | A | A-

Quốc hiệu Việt Nam có từ khi nào?

Người đăng: Administrator Account Ngày đăng: 11:09 | 05/09 Lượt xem: 48720

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, đất nước ta từng có nhiều tên gọi. Và bắt đầu từ triều Nguyễn (1804), nước ta mang quốc hiệu Việt Nam. Như thế có phải hai chữ Việt Nam là do nhà Nguyễn đặt ra không? Rất kỳ lạ và lý thú là không phải!

Ngày 2.9.1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập,

khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tháng 2, năm Giáp Tý (1804), vua Gia Long chính thức đổi quốc hiệu nước ta là Việt Nam. Sự kiện đổi quốc hiệu được diễn ra rất nghiêm trang. Mộc bản triều Nguyễn sách Đại Nam thực lục đệ nhất kỷ, quyển 23, mặt khắc 12, 13 có khắc: “Ngày Đinh Sửu, vua đem việc cáo Thái miếu. Lễ xong, vua ngự ở điện nhận lễ chầu mừng. Xuống chiếu bố cáo khắp trong ngoài: “Đế vương dựng nước, trước phải trọng quốc hiệu để tỏ rõ nhất thống. Xét từ các đấng tiên thánh vương ta xây nền dấy nghiệp, mở đất Viêm bang, gồm cả đất đai từ Việt Thường về Nam, nhân đó lấy chữ Việt mà đặt tên nước. Hơn 200 năm, nối hòa thêm sáng, vững được nền thần thánh dõi truyền, giữ được vận trong ngoài yên lặng. Chợt đến giữa chừng, vận nước khó khăn, ta lấy mình nhỏ, lo dẹp giặc loạn, nên nay nhờ được phúc lớn, nối được nghiệp xưa, bờ cõi Giao Nam, đều vào bản tịch. Sau nghĩ tới mưu văn công võ, ở ngôi chính, chịu mệnh mới, nên định lấy ngày 17 tháng 2 năm nay, kính cáo Thái miếu, cải chính quốc hiệu là Việt Nam, để dựng nền lớn, truyền lâu xa. Phàm công việc nước ta việc gì quan hệ đến quốc hiệu và thư từ với nước ngoài, đều lấy Việt Nam làm tên nước, không được quen xưng hiệu cũ là An Nam nữa. Lại hạ chiếu báo các nước Xiêm La, Lữ Tống và các thuộc quốc Chân Lạp, Vạn Tượng, khiến cho đều biết”.

Ý định ban đầu của vua Gia Long cho đổi tên nước là Nam Việt.

Sự kiện vua Gia Long công bố cho đổi quốc hiệu Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng lúc bấy giờ. Đó là sự thể chế hóa nguyện vọng lâu đời của các tầng lớp trí thức, quan lại và nhân dân; khẳng định tính pháp lý về chủ quyền của một Nhà nước Việt ở phương Nam; thể hiện ý chí, sức mạnh muôn đời của các cộng đồng cư dân Việt trên dải đất phương Nam, cũng là một sự khiêm nhường, đúng mực, “biết người biết ta”, trong quan hệ bang giao với nhà Thanh và các nước khác.

Mộc bản triều Nguyễn khắc về việc vua Gia Long cho đổi quốc hiệu Việt Nam vào năm 1804.

Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, hai chữ “Việt Nam” được sử dụng với tư cách là quốc hiệu và được công nhận hoàn toàn về mặt ngoại giao. Tuy nhiên, theo các cứ liệu lịch sử thì hai từ Việt Nam đã xuất hiện từ rất sớm. Ngay từ cuối thế kỷ 14, đã có bộ sách với nhan đề “Việt Nam thế chí” do Học sĩ viện Hàn lâm Hồ Tông Thốc biên soạn. Cuốn “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi viết đầu thế kỷ 15 cũng nhiều lần nhắc đến hai chữ Việt Nam. Điều này còn được đề cập rõ trong tác phẩm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, ngay trang mở đầu tập “Trình tiên sinh quốc ngữ” có câu: “Việt Nam khởi tổ xây nền”. Ngoài ra, người ta cũng tìm thấy hai chữ “Việt Nam” trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ 16 - 17 như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Dương, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Nội, bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc Ninh... Đặc biệt bia Thủy Môn Đình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu: “Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan” (đây là cửa ngõ yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc).

Dưới vương triều Nguyễn, quốc hiệu Việt Nam tồn tại trong suốt 34 năm (1804 - 1838). Quốc hiệu Việt Nam được sử dụng ít hơn kể từ khi vua Minh Mạng lên nối ngôi và cho đổi quốc hiệu là Đại Nam. Tuy nhiên, từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, hai tiếng Việt Nam được sử dụng trở lại bởi các nhà sử học và chí sĩ yêu nước trong các tác phẩm và các tổ chức chính trị, như: Phan Bội Châu viết Việt Nam vong quốc sử (1905), Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (1925) và Hội Việt Nam độc lập đồng minh (1941)… Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Hiến pháp năm 1946 chính thức thể chế hóa quốc hiệu này. Từ đấy, quốc hiệu Việt Nam được sử dụng phổ biến, với đầy đủ ý nghĩa thiêng liêng, toàn diện nhất.


Tác giả: Thơm Quang(theo báo Quảng Nam)

[Trở về]

Các tin mới:

12345678910...

Nhiều vướng mắc, bất cập trong thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai (Ngày đăng: 15:21 | 13/05 )
Nhiều vướng mắc, bất cập trong thực hiện chính sách, pháp luật trên địa bàn tỉnh (Ngày đăng: 9:06 | 13/05 )
Thực hiện chính sách khuyến khích thoát nghèo tại xã Đại Hưng, Đại Lộc (Ngày đăng: 8:26 | 13/05 )
Lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật thực hiện Dân chủ ở cơ sở (Ngày đăng: 8:37 | 12/05 )
Tiên Phước cần khẩn trương rà soát, điều chỉnh quy hoạch (Ngày đăng: 10:48 | 10/05 )
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam tiếp xúc cử tri tại thị xã Điện Bàn và thành phố Hội An (Ngày đăng: 13:49 | 06/05 )
Thông báo về việc lựa chọn tổ chức bán đấu giá tài sản nhà nước (Ngày đăng: 13:41 | 06/05 )

Các tin khác:

12345678910...

Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi Thư tới ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới (Ngày đăng: 11:01 | 05/09 )
Thủ tướng sẽ bổ nhiệm trưởng đặc khu hành chính (Ngày đăng: 7:50 | 05/09 )
Công tác giao đất, giao rừng đạt kết quả tích cực (Ngày đăng: 14:35 | 31/08 )
Thăm và làm việc tại làng Yều, xã Đại Hưng (Ngày đăng: 14:29 | 31/08 )
Chính phủ: Tăng trưởng GDP 2017 sẽ đạt mục tiêu 6,7% (Ngày đăng: 14:24 | 31/08 )
Bất cập trong phân cấp quản lý và giao quyền tự chủ trong giáo dục: Nói mãi, vẫn chưa sửa! (Ngày đăng: 14:15 | 31/08 )
Kỳ vọng quyết sách từ Trung ương (Ngày đăng: 14:16 | 29/08 )

Tài liệu kỳ họp








TÀI LIỆU PHIÊN HỌP TT HĐND

Thông tin - Thông báo

  • Thông báo về việc lựa chọn tổ chức bán đấu giá tài sản nhà nước
  • Lịch tiếp công dân năm 2022 của đại biểu HÐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Đại biểu dân cử với cử tri

    Phóng sự ảnh

    Khảo sát việc trồng rừng thay thế tại các dự án thủy điện

    Đổi thay Đại Lộc

    Khảo sát khu, cụm công nghiệp

    Đổi thay Đại Lộc

    Khảo sát khu, cụm công nghiệp

    Liên kết web

    select

    • ..::Vui lòng chọn liên kết::..
    • Báo điện tử Đại biểu nhân dân
    • Cổng TTĐT Chính phủ
    • Cổng TTĐT Quốc Hội
    • Cổng TTĐT Tỉnh Quảng Nam
    • Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam

    Liên kết Website

    • Đoàn ĐBQH-HĐND tỉnh-TP
    • Huyện/TX/TP
    • Sở/Ban/Ngành

    Đại biểu nhân dân tỉnh Phú Yên
    Đại biểu nhân dân tỉnh Quảng Bình
    Đại biểu nhân dân tỉnh Quảng Nam Đại biểu nhân dân tỉnh Quảng Ngãi
    Đại biểu nhân dân tỉnh Quảng Trị Đại biểu nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
    Đoàn đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân Tp Đà Nẵng Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định

    Huyện Bắc Trà My Huyện Đại Lộc
    Huyện Điện Bàn Huyện Đông Giang
    Huyện Duy Xuyên Huyện Hiệp Đức
    Huyện Nam Giang Huyện Nông Sơn
    Huyện Núi Thành Huyện Phú Ninh
    Huyện Phước Sơn Huyện Quế Sơn
    Huyện Tây Giang Huyện Thăng Bình
    Huyện Tiên Phước Thành phố Hội An
    Thành phố Tam Kỳ

    Ban Dân tộc Ban Vì sự tiến bộ Phụ nữ
    Ban Xúc tiến đầu tư và hổ trợ doanh nghiệp BQL các Khu Công nghiệp
    BQL Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm BQL Khu kinh tế mở Chu Lai
    BQL PTĐTM Điện Nam-Điện Ngọc Sở Công Thương
    Sở Giáo dục và Đào tạo Sở Giao thông Vận tải
    Sở Kế hoạch và Đầu tư Sở LĐTB & Xã hội
    Sở Ngoại vụ Sở NN&PTNT
    Sở Nội vụ Sở Tài chính
    Sở Tài nguyên và Môi trường Sở Thông tin - Truyền thông
    Sở Tư pháp Sở văn hóa thể thao và Du lịch
    Sở Xây dựng Sở Y tế
    Thanh Tra Tỉnh Văn phòng UBND tỉnh

    Video liên quan

    Chủ đề