Vì sao phân có lúc màu đen

Thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Thế Toàn, Phó trưởng Khoa Ngoại, Bệnh viện Gia An 115 (TP.HCM), cho biết trong gần 20 năm làm việc ông đã gặp nhiều trường hợp bệnh nhân bị đe dọa tính mạng mà không hề hay biết, chỉ vì chủ quan nghĩ đại tiện phân đen đơn thuần là rối loạn tiêu hóa.

Thực tế, bác sĩ ghi nhận rất thường gặp những trường hợp đi ngoài phân đen cảnh báo tình trạng xuất huyết tiêu hóa, nhất là ở những bệnh nhân đang có khối u đường tiêu hóa.

Vừa qua, ông B.Q.T (85 tuổi, ngụ Nhà Bè, TP.HCM) nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Gia An 115 trong tình trạng rất mệt.

Bệnh nhân nhập viện sau 4 ngày rối loạn tiêu hóa, mỗi ngày đi đại tiện 4-8 lần, phân đen có lẫn chút máu.

Theo bệnh nhân, tình trạng đi đại tiện nhiều lần trong ngày, trong phân có lẫn ít máu đã xuất hiện hơn 2 tháng trước đó. Tuy nhiên, bệnh nhân và người nhà chỉ nghĩ do ăn không tiêu.

Được biết, bệnh nhân bị ung thư đại tràng giai đoạn 3 và được phát hiện khối u từ tháng 7.2019 nhưng không điều trị triệt để do người nhà lo lắng tình trạng tuổi cao và thể trạng yếu.

Tại Bệnh viện Gia An 115, qua thăm khám và các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa dưới, thiếu máu, khối u đường kính 40x50x80 mm gây hẹp lòng đại tràng, choán chỗ thành đại tràng ngang.

Bệnh nhân được cấp cứu và phục hồi sau phẫu thuật

Ảnh: Khải Linh

“Trường hợp này nếu không được xử trí kịp thời, bệnh nhân có thể gặp nhiều nguy cơ như mất máu nặng dẫn đến tử vong, tắc ruột do u đại tràng xâm lấn, suy kiệt nặng, suy dinh dưỡng nặng… Trong khi đó, bệnh nhân đã cao tuổi, có bệnh lý ung thư, thể trạng sức khỏe yếu, các nguy cơ càng nặng nề hơn”, bác sĩ Toàn đánh giá.

Bệnh nhân được truyền máu, dinh dưỡng ổn định, sau đó được phẫu thuật nội soi cắt đoạn đại tràng ngang mang u và nối lại. Sau phẫu thuật, bệnh nhân ổn định sức khỏe và có thể xuất viện.

Theo bác sĩ Toàn, có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn tính chất phân (phân đen, phân lẫn máu, phân có nhày, nhớt, thức ăn chưa tiêu hóa hoàn toàn…). Tình trạng này có thể cảnh báo một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày - tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, ung thư đường tiêu hóa…

“Nếu loại trừ nguyên nhân do thực phẩm, phân đen có thể là triệu chứng của nhiều bệnh, rối loạn khác nhau như do nhiễm trùng, chấn thương, viêm, khối u ác tính… Do đó, người bệnh không nên chủ quan”, bác sĩ Toàn cảnh báo.

Các triệu chứng cảnh báo, bác sĩ khuyên mọi người cần lưu ý để đi khám kịp thời để không rơi vào tình trạng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng nếu không được xử trí kịp thời.

Phân đen có thể xuất hiện kèm theo một số triệu chứng khác như: đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi hoặc chứng khó tiêu, buồn nôn và ói mửa, vàng da, đau hoặc cảm giác nóng rát trực tràng, giảm cân không chủ ý…

Khi đó, người bệnh nên đi khám để các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Đặc biệt, nếu rối loạn tính chất phân kèm theo các triệu chứng như thay đổi tri giác, thay đổi trạng thái tâm thần hoặc thay đổi hành vi đột ngột (mê sảng, hôn mê, ảo giác…), chóng mặt, sốt cao, đau bụng dữ dội, khó thở, thở dốc, tiêu chảy nặng, nôn ói ra máu… thì người bệnh cần đi khám ngay lập tức, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Với những bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa, khi xuất hiện triệu chứng phân đen, người bệnh cũng nên đi khám ngay, không nên chần chừ vì triệu chứng này rất có thể cảnh báo xuất huyết tiêu hóa và khối u đã tiến triển, xâm lấn, gây hẹp ống tiêu hóa. Để càng lâu, tình trạng này càng nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Tin liên quan

Sau đây, các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa sẽ hướng dẫn cho bạn cách kiểm tra màu sắc phân, để nhận biết khi nào là bệnh nguy hiểm.

Tại sao phân lại có màu nâu nhạt?

Tiến sĩ Monica Borkar, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa của Đại học NorthShore, HelathSystem ở Glenview, Illinois (Mỹ), cho biết phân thường có màu nâu vàng nhạt, hoặc thay đổi từ nâu nhạt đến nâu sẫm. Nguyên nhân là do nó chứa một sắc tố gọi là bilirubin, hình thành khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ.

Nhưng nếu nhìn thấy một màu lạ thì sao?

Tiến sĩ Borkar cho biết, nói chung thì, những thay đổi về màu sắc của phân bị ảnh hưởng bởi thức ăn ăn vào, và thường không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, có một số trường hợp là nguy hiểm.

Sau đây là ý nghĩa của 7 màu phân và khi nào bạn nên đi khám, theo Live Strong.

Phân xanh thường do chế độ ăn uống, không có gì phải lo lắng

2. Màu vàng

Tiến sĩ Jacqueline Wolf, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess ở Boston (Mỹ), cho biết nếu bị tiêu chảy, phân có thể có màu vàng hoặc hơi xanh. Tiêu chảy nghĩa là mọi thứ đi qua hệ thống quá nhanh, chưa đủ thời gian để phân chuyển thành màu sẫm hơn.

Phân màu vàng cũng có thể do chất béo dư thừa trong chế độ ăn uống và có thể là tác dụng phụ của chế độ ăn ít tinh bột.

3. Đỏ

Đây bắt đầu là dấu hiệu nguy hiểm. Tiến sĩ Wolf nói, có thể do thức ăn hoặc đồ uống màu đỏ, hoặc máu từ bệnh trĩ hoặc rách hậu môn do táo bón gây ra.

Nhưng, phân màu đỏ cũng có thể do nguyên nhân đáng lo ngại hơn, như chảy máu từ ruột dưới xuống.

Máu trong phân cũng là triệu chứng nguy hiểm của ung thư đại trực tràng, theo Live Strong.

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, các triệu chứng khác bao gồm thay đổi thói quen đi tiêu - như tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, đau bụng và sụt cân.

Nếu bạn nghĩ mình còn trẻ, không thể bị ung thư đại trực tràng, hãy nghĩ lại: Tỷ lệ ung thư đại trực tràng và tử vong do căn bệnh này đang dần tăng lên ở những người dưới 50 tuổi.

Bởi vì người trẻ không thường xuyên đi nội soi để kiểm tra, nên cần phải đi khám ngay nếu thấy máu trong phân.

4. Nâu sẫm hoặc đỏ sẫm

Tiến sĩ Wolf cho biết, màu sẫm hơn cũng có thể xuất phát từ việc chảy máu trong đường tiêu hóa, đặc biệt là nơi ruột kết nối với ruột non. Ung thư ruột kết, bệnh túi thừa, viêm đại tràng và viêm ruột có thể tạo nên màu sẫm này. Đi khám ngay nếu thấy màu này trong phân.

Đi khám ngay lập tức nếu có nghi vấn

Ảnh minh họa: Shutterstock

Đây là một màu khá nguy hiểm. Thuốc trị tiêu chảy Pepto-Bismol, bổ sung sắt hay ăn nhiều quả việt quất có thể khiến phân có màu rất sẫm, tiến sĩ Wolf nói.

Tuy nhiên, phân đen cũng có thể do chảy máu từ thực quản, dạ dày hoặc ruột non, tiến sĩ Borkar nói. Có thể do vết loét dạ dày hoặc hiếm gặp là do khối u ở đường tiêu hóa trên, theo Live Strong.

Phân trở nên đen vì máu đi qua đường tiêu hóa và bị phân hủy bởi các enzym tiêu hóa.

6. Màu đất sét, nhạt hoặc trắng

Đây là dấu hiệu của sự tắc nghẽn trong gan hoặc đường mật, tuy một số loại thuốc trị tiêu chảy cũng gây ra phân trắng, tiến sĩ Borkar nói. 

Sỏi mật hoặc khối u trong tuyến tụy đều có thể chặn các ống dẫn mật. Đi khám ngay lập tức nếu phân có màu sáng bất thường, đặc biệt nếu bị đau giống như ống mật bị tắc, theo Live Strong.

Những bất thường khác

Một lần đi ngoài tối đa không nên lâu hơn 10 - 15 phút, theo Medical News Today.

Nếu mất nhiều thời gian hơn có thể bị táo bón, trĩ hoặc một bệnh khác.

Các tình huống sau có thể chỉ ra vấn đề tiêu hóa:

• Đi ngoài hơn 3 lần mỗi ngày

• Đi ngoài ít hơn 3 lần một tuần

• Phải “rặn” quá mức, đau khi đi ngoài

• Phân có màu đỏ, đen hoặc trắng, phân có dầu mỡ, theo Medical News Today.

• Thấy máu trong phân

• Tiêu chảy

• Phân rất cứng, khô và khó ra

Khi nào nên đi khám

Đi khám ngay lập tức nếu phân có màu đỏ tươi, đen hoặc trắng nhạt hoặc gặp các dấu hiệu bất thường kể trên.

Tiến sĩ Wolf khuyên nên chuẩn bị các thông tin sau để cung cấp cho bác sĩ.

• Có ăn cái gì lạ không, có ăn thức ăn gì có màu đậm không?

• Có dùng loại thuốc mới hay thực phẩm bổ sung nào không?

• Có triệu chứng nào khác không: Thay đổi lớn trong thói quen đi tiêu như táo bón hoặc tiêu chảy, giảm cân không chủ ý, đau bụng, buồn nôn, nôn và mệt mỏi... theo Live Strong.

Tin liên quan

Chúng tôi đã nhận được câu hỏi của bạn Vũ Thị Trang (Triệu Sơn – Thanh Hóa) lo lắng về tình trạng đi ngoài phân màu đen gần đây. Chuyên gia sẽ giải đáp thắc mắc của bạn Trang trong bài viết sau. 

Màu sắc thông thường của phân là vàng nâu do dịch mật kết hợp với thức ăn. Tuy nhiên, đôi khi phân có thể có những màu sắc khác như: màu vàng, phân màu xanh lá, phân màu trắng, phân có màu đỏ, thậm chí là phân đen.

Sự thay đổi màu sắc này có thể do thức ăn hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Điều này là không đáng ngại. Tuy nhiên, nếu chúng đi kèm với những triệu chứng bất thường khác thì lại là biểu hiện của bệnh lý.

Khác với màu sắc thông thường của phân, nhiều trường hợp sẽ đi ngoài phân đen với các hình thái khác nhau. Cụ thể là: phân màu đen lỏng, phân màu đen cứng, phân màu đen sẫm, phân màu nâu đen,…

Khi ăn uống các loại thức ăn, đồ uống sẫm màu có thể khiến phân chuyển sang màu đen. Sau khi ăn tiết canh, bánh gai, đậu đen, việt quất, uống cam thảo,… một thời gian ngắn tuy những loại này đã được tiêu hóa nhưng màu của chúng vẫn làm cho phân có màu đen.

Nguyên nhân thay đổi màu sắc phân do màu thực phẩm thường không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ăn bánh gai khiến phân có màu đen

Khi bạn uống thêm viên sắt, một phần sẽ được hấp thu vào cơ thể, phần còn lại trong đường tiêu hóa sẽ được chuyển hóa thành sản phẩm có màu đen. Dẫn đến hiện tượng thường thấy là uống sắt đi ngoài màu đen.

Uống sắt đi ngoài màu đen

Các thuốc có chứa Bismuth (như Pepto Bismol hoặc Kaopectate) trộn với nước bọt và dạ dày có thể khiến phân hay lưỡi có màu đen. Bên cạnh đó việc sử dụng các loại thuốc kháng viêm không steroid (như ibuprofen và aspirin) cũng khiến phân đen. Sự thay đổi màu sắc của phân trong trường hợp này là vô hại và sẽ biến mất khi dừng sử dụng thuốc.

Pepto Bismol trộn với nước bọt và dạ dày có thể khiến phân hay lưỡi có màu đen

Bà bầu đi phân màu đen có sao không là mối băn khoăn của nhiều người. Mang thai làm thay đổi quá trình tiêu hóa, khiến màu sắc phân biến đổi. Do đó, nếu không đi kèm các triệu chứng bất thường khác, việc phụ nữ mang thai đi ngoài màu đen không có gì đáng ngại.

Phân màu đen do mang thai

Phân có màu tối như phân đen, phân màu xanh đen ở trẻ sơ sinh được gọi là phân su. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Phân màu đen ở trẻ em lớn hơn là do những nguyên nhân tương tự người lớn.

Phân màu đen bị bệnh gì là thắc mắc của không ít người. Đi ngoài phân đen sệt như hắc ín và có mùi hôi thối có thể do chảy máu đường tiêu hóa. Khi một cơ quan tiêu hóa bị tổn thương khiến máu chảy vào ống tiêu hóa. Nếu lượng máu đủ lớn và thời gian đủ dài sẽ dẫn tới phân màu đen.

Ngoài ra, khi bị chảy máu chân răng, chảy máu lúc cắt amidan, ho ra máu, người bệnh nuốt máu xuống đường tiêu hóa. Máu trong đường tiêu hóa dưới tác động của dịch vị và dịch ruột sẽ làm cho hồng cầu biến chất và trở thành màu đen.

Các bệnh có khả năng gây chảy máu đường tiêu hóa là:

Viêm loét dạ dày – tá tràng là căn bệnh gây tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu ruột non). Bệnh khá thường gặp với tỷ lệ từ 4 – 6% ở phương Tây và trên 10% ở châu Á, hay gặp ở lứa tuổi 30 – 50 tuổi, ở nam nhiều hơn nữ. Loét tá tràng thường gặp nhiều nhất, 3 – 4 lần nhiều hơn loét dạ dày.

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori, lạm dụng thuốc giảm đau, stress kéo dài, thói quen ăn uống không điều độ,…

!!! Xem thêm: Viêm đại tràng và viêm loét dạ dày khác nhau như thế nào?

Viêm loét dạ dày – tá tràng có thể gây tình trạng phân màu đen

Viêm loét đại tràng là tình trạng lớp niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm và tổn thương, khiến niêm mạc sưng đỏ, có thể xuất hiện các vết loét, xuất huyết hoặc hình thành ổ áp xe nhỏ.

Bệnh có triệu chứng chính là đau tức vùng bụng dưới, đại tiện bất thường, phân không thành khuôn, phân đen, phân nhầy có lẫn máu, đầy hơi, chướng bụng, sôi bụng.

Để điều trị viêm loét đại tràng, bạn có thể dùng các bài thuốc dân gian nếu tình trạng bệnh nhẹ hoặc bác sỹ sẽ chỉ định một số loại thuốc tây, phẫu thuật.

Ung thư trực tràng hay gặp trong ung thư đường tiêu hoá, đứng hàng thứ 2 sau ung thư dạ dày, chiếm 1,4% trong tổng số ung thư và chiếm từ 40% – 66% trong tổng số ung thư đại trực tràng.

Triệu chứng thường gặp nhất là đi ngoài ra máu, táo bón xen kẽ với ỉa chảy từng đợt, mót rặn, cảm giác nặng tức ở hậu môn. Để điều trị bệnh, bác sỹ có thể chỉ định phẫu thuật kết hợp hóa chất hoặc chạy tia.

Ung thư trực tràng

Xơ gan là một bệnh mạn tính của gan được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng mô xơ, sẹo và sự thành lập các nốt tân sinh dẫn đến mất chức năng gan. Các nguyên nhân thường gây ra xơ gan bao gồm: uống và nghiện rượu, viêm gan siêu vi B và C và gan nhiễm mỡ.

Xuất huyết tiêu hóa là biến chứng rất nguy hiểm của xơ gan, thường ở giai đoạn cuối của bệnh. Điển hình là những biểu hiện:

– Buồn nôn, nôn ra máu

– Đau thắt vùng thượng vị

– Đại tiện phân đen, phân có mùi hôi rất khó chịu

Xơ gan là một bệnh mạn tính của gan

Bệnh trĩ là một trong những bệnh lành tính ở vùng hậu môn thường xảy ra nhất. Hơn một nửa dân số mắc bệnh trĩ, thường bắt đầu sau tuổi 30.

Trĩ thường được miêu tả là những đám rối tĩnh mạch của hậu môn trực tràng giãn ra, những búi trĩ này sẽ to dần lên do máu tĩnh mạch bị ứ đọng. Tuỳ thuộc vào vị trí của búi trĩ người ta chia làm 2 loại: trĩ ngoại và trĩ nội.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ là: người trên 50 tuổi, phụ nữ sau sinh, dân văn phòng, người thường xuyên bị táo bón,…

Polyp hậu môn cũng có thể là lời giải cho câu hỏi tại sao phân màu đen. Triệu chứng duy nhất của bệnh là đi ngoài ra máu tươi hoặc máu đen với số lượng nhiều. Có trường hợp dẫn đến tình trạng thiếu máu nặng.

Bệnh xuất hiện do những khối u hình elip, hình tròn di chuyển trong đường ruột hoặc do sự tăng sinh quá mức của các niêm mạc hậu môn.

Theo Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, nếu tình trạng phân đen đi kèm các triệu chứng và yếu tố nguy cơ dưới đây, bạn nên tới gặp bác sỹ ngay:

– Đi ngoài phân đen hơn 2 ngày không phải do thực phẩm hoặc thuốc

– Nôn

– Sốt cao

– Mắt vàng, da vàng hoặc xanh

– Tụt cân không rõ nguyên nhân hoặc giun trong phân

– Người có tiền sử bệnh gan

Để chẩn đoán bệnh, bác sỹ sẽ hỏi bạn về bệnh sử, thực phẩm đã ăn cũng như thuốc đã uống gần đây và có thể chỉ định thực hiện:

– Xét nghiệm phân

– Xét nghiệm chức năng gan

– Sử dụng các kỹ thuật hình ảnh: siêu âm, chụp CT, chụp MRI, nội soi,…

Sau khi xác định đúng nguyên nhân, bác sỹ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cho từng đối tượng cụ thể. Đó có thể đơn giản là thay đổi chế độ ăn uống hoặc có thể sử dụng thuốc tại nhà, nghiêm trọng hơn thì phải nhập viện.

Đại tiện phân đen có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc một số bệnh lý. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Các biến chứng có thể kể đến là:

– Thiếu máu

– Xuất huyết và mất nhiều máu gây sốc

– Ung thư di căn

– Nhiễm trùng và có thể tử vong

Để phòng tránh đi ngoài phân đen, đặc biệt là do bệnh lý, Thầy thuốc Ưu tú, Ths.Bs. Nguyễn Thị Hằng đưa ra một vài lời khuyên cho bạn:

– Duy trì chế độ ăn uống khoa học không chỉ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà còn giúp cải thiện đường tiêu hóa.

– Bạn nên ăn nhiều rau xanh, các loại thực phẩm giàu chất xơ tự nhiên và ít chất béo bão hòa để giảm nguy cơ bị bệnh về đường tiêu hóa.

– Uống đủ nước.

– Không nên ăn các loại thức ăn dễ gây kích thích như ớt, hạt tiêu,…

– Kiêng rượu, bia, thuốc lá. Bởi chúng có khả năng gây kích ứng niêm mạc thực quản và dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng và ung thư đường tiêu hóa.

– Tập thói quen đại tiện đúng giờ.

– Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng.

– Tập thể dục thể thao đều đặn cũng góp phần duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh.

Ths.Bs.Nguyễn Thị Hằng đưa ra một vài lời khuyên giúp phòng tránh tình trạng đi ngoài phân đen

Hy vọng bài viết đã giải đáp thắc mắc của bạn Vũ Thị Trang cũng như các bạn đang gặp phải tình trạng phân màu đen. Để biết thêm nhiều thông tin hơn, bạn có thể chat trực tiếp với bác sỹ.

Chat với bác sĩ ngay

Video liên quan

Chủ đề