Vì sao nhật bản liên kết asean

Đông Nam Á vai trò quan trọng trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản. (Nguồn: Rappler.com)

Lợi ích kinh tế là ưu tiên

Đông Nam Á đóng vai trò rất quan trọng đối với Nhật Bản. 42% thương mại hàng hải của Nhật Bản và 80% lượng dầu nhập khẩu của nước này đi qua Biển Đông. Hơn nữa, trong bối cảnh Nhật Bản bị cô lập tương đối tại Đông Bắc Á do những mâu thuẫn lịch sử kéo dài với Trung Quốc và hai miền Triều Tiên, Đông Nam Á là lựa chọn ngoại giao thay thế của Tokyo.

Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Nhật Bản ngày càng tham dự sâu vào Đông Nam Á.

Về an ninh, Nhật Bản đã cách tiếp cận khá tinh tế trong việc hợp tác với ASEAN. Cụ thể, nước này đang hợp tác năng lực quốc phòng cùng các quốc gia thành viên ASEAN thông qua các chương trình huấn luyện và diễn tập chung, nâng cao khả năng của các lực lượng quân đội ASEAN trong việc gìn giữ hòa bình và cứu trợ thiên tai.

Nhật Bản cũng đã chuyển giao các trang thiết bị quân sự hải quân, như các tàu tuần tra, cho các nước ASEAN. Hơn nữa, để tăng cường lòng tin với quân đội các nước thành viên ASEAN, Nhật Bản đã tham gia vào các cuộc đối thoại quân sự cấp cao.

Sự can dự kinh tế của Nhật Bản trong khu vực cũng rất mạnh mẽ. Năm 2018, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật Bản tại ASEAN lên tới gần 30 tỷ USD, chiếm gần 56% tổng vốn FDI của Nhật Bản tại châu Á.

Đất nước Mặt trời mọc cũng tích cực thiết lập quan hệ kinh tế chặt chẽ với ASEAN theo những cách khác. Trong vòng 6 năm, từ năm 2002-2008, Nhật Bản đã phê chuẩn các thỏa thuận hợp tác kinh tế với tất cả 10 quốc gia thành viên ASEAN.

Nhật Bản cũng ủng hộ tăng cường hội nhập kinh tế của ASEAN thông qua hợp tác trong khuôn khổ Hành lang Kinh tế Đông-Tây, Hành lang Kinh tế phía Nam (với các quốc gia lục địa của ASEAN) và Hành lang Kinh tế ASEAN.

Những hoạt động kinh tế này đã giúp tăng cường ảnh hưởng của Nhật Bản tại Đông Nam Á và chống lại ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc trong khu vực. Hơn nữa, sự hỗ trợ của Nhật Bản đối với sự liên kết khu vực ngày càng tăng đã giúp Đông Nam Á trở nên mạnh mẽ hơn về kinh tế, qua đó giảm sự phụ thuộc kinh tế của khu vực vào Trung Quốc.

Nhân tố Mỹ, Trung Quốc

Sự can dự ngày càng tăng của Nhật Bản tại Đông Nam Á là kết quả tổng hợp của hai yếu tố.

Thứ nhất, Tokyo nghi ngờ về sự cam kết của Washington đối với liên minh Mỹ-Nhật. Thứ hai, Nhật Bản vẫn tồn tại sự nghi kỵ lịch sử tại Đông Bắc Á. Chiến tranh Lạnh kết thúc đã mang đến sự không chắc chắn cho liên minh Mỹ -Nhật. Hơn nữa, tranh cãi lịch sử với Trung Quốc và hai miền Triều Tiên đã tiếp tục làm xáo trộn các nỗ lực ngoại giao của Nhật Bản.

Không giống như Đông Bắc Á, Đông Nam Á mang đến các lựa chọn ngoại giao cho Nhật Bản. Do hầu hết giao thương hàng hải của Nhật Bản đi qua Đông Nam Á, Nhật Bản phải can dự nhiều hơn trong khu vực nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế của mình trước một Trung Quốc ngày càng quyết đoán.

Với sự hiện diện ngày càng tăng của Nhật Bản, các quốc gia Đông Nam Á cũng đã thể hiện sự hoan nghênh các nỗ lực hợp tác của Tokyo như một biện pháp làm giảm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn cần giữ tinh tế trong cách tiếp cận với Đông Nam Á.

Trong một cuộc thăm dò dư luận năm 2019, có tới 93% công chúng ASEAN coi Nhật Bản như là người bạn và 87% cho rằng vai trò của Nhật Bản rất quan trọng đối với khu vực. Với những khía cạnh tích cực này, quan hệ Nhật Bản - ASEAN sẽ tiếp tục phát triển, tạo thuận lợi hơn nữa cho việc tăng cường hợp tác song phương trong tương lai gần.

Theo Thu Hiền

Thế giới & Việt Nam

Nhật Bản đang tích cực thiết lập quan hệ kinh tế, quốc phòng chặt chẽ với các nước ASEAN theo những cách khác nhau.

Trong chuyến công du chỉ cách đây vài ngày của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tới Thái Lan, hai bên đã nhất trí nâng cấp mối quan hệ lên “Đối tác chiến lược toàn diện và bao trùm”. Điều này được cho sẽ mở rộng hơn nữa sự hiện diện của Nhật Bản tại các quốc gia Đông Nam Á trong tất cả các lĩnh vực.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha trong chuyến thăm chính thức Thái Lan ngày 2/5. Ảnh: Reuters

Đối tác kinh tế chiến lược

Trong cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Thủ tướng Prayut Chan-o-cha diễn ra vào chiều 2/5 tại Bangkok, hai bên đã đã rất hài lòng về sự phát triển không ngừng của quan hệ và coi trọng việc nâng tầm quan hệ quan hệ song phương từ "Đối tác chiến lược" lên "Đối tác Chiến lược toàn diện và bao trùm " để thể hiện mối quan hệ chặt chẽ và tiến bộ.

Đối tác chiến lược toàn diện hay còn gọi là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, tức là hai hay nhiều bên xác định gắn bó lợi ích lâu dài, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực mà các bên cùng có lợi. Đồng thời hai bên còn xây dựng sự tin cậy lẫn nhau ở cấp chiến lược.

Vì đây mới là bước đầu tiên về thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện và bao trùm, nên cụ thể liên quan đến hợp tác kinh tế, hai Thủ tướng bước đầu ghi nhận việc soạn thảo Kế hoạch Chiến lược chung 5 năm về Quan hệ Đối tác Kinh tế Chiến lược Thái Lan - Nhật Bản. Theo đó, tùy từng lĩnh vực cụ thể mà có những đề án riêng biệt, và hai bên sẽ thảo luận kỹ càng về những đề án này. Một trong những vấn đề mà cả Thái Lan và Nhật Bản đều coi trọng là kết nối chuỗi cung ứng để tiếp tục bao phủ các lĩnh vực khác nhau phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế của hai nước.

Nhật Bản luôn coi trọng chính sách phát triển với các nước Đông Nam Á trong đó có Thái Lan và coi Đông Nam Á là khu vực quan trọng. Rất nhiều nhà máy điện tử, lắp ráp ô tô có mặt ở Thái Lan. Người dân Thái Lan ưa chuộng ô tô của Nhật Bản sản xuất. Ngược lại, người dân Nhật Bản ưa chuộng các mặt hàng nông, thủy sản của Thái Lan. Nói chung đối tác chiến lược bao trùm cũng là hướng tới an sinh của người dân được đảm bảo.

VOV.VN - Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đang công du các nước Đông Nam Á và châu Âu. Chuyến thăm này được dư luận hết sức chú ý bởi bối cảnh thế giới trong thời gian gần đây có nhiều thay đổi, tác động trực tiếp đến chính sách đối ngoại cũng như đối sách phát triển kinh tế của từng nước.

Bao trùm vấn đề quốc tế

Thái Lan là một trong những quốc gia có quân đội đông và được trang bị tốt nhất ở khu vực, đồng thời cũng là nền kinh tế lớn thứ 2 ở Đông Nam Á. Mối quan hệ kinh tế, quốc phòng giữa Thái Lan và Nhật Bản được nâng cấp phản ánh nhiều góc độ nếu nhìn từ chính sách đối ngoại với Đông Nam Á của Nhật Bản

Nhân chuyến thăm Thái Lan lần này của Thủ tướng Kishida Fumio, một sự kiện quan trọng được dư luận thế giới quan tâm đó là việc ký kết thỏa thuận Hiệp định trao đổi trang thiết bị và kỹ thuật quân sự. Theo đó, Nhật Bản có thể xuất khẩu trang thiết bị quân sự sang Thái Lan, đồng thời là bước tiến lớn hướng tới mở rộng hợp tác an ninh giữa hai bên, là sự kết nối đầu tư của Nhật Bản đối với nền công nghiệp quốc phòng của Thái Lan.

Không chỉ có vậy, Hiệp định cũng đề cập tới mục đích hợp tác trong lĩnh vực an ninh nhằm ứng phó đối với hoạt động ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông.

Như vậy, thêm Thái Lan, Nhật Bản đến nay đã ký kết Hiệp định tương tự với 11 quốc gia trên thế giới bao gồm Mỹ, Anh, Australia…

Thái Lan trong năm nay là đương kim Chủ tịch của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Do đó, Nhật Bản đã thúc đẩy việc thống nhất với Thái Lan không cho phép đơn phương thay đổi hiện trạng bằng vũ lực, xâm phạm đến lãnh thổ, chủ quyền. Việc này không chỉ liên quan đến cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, mà còn gián tiếp đề cập tới hành động của Trung Quốc đang mở rộng ra phía hải dương.

Bên cạnh đó, giống như trong các chuyến thăm Indonesia và Việt Nam trước đó, Nhật Bản mong muốn gắn kết, làm cầu nối giữa châu Á và châu Âu trong vấn đề Ukraine với tư cách là nước duy nhất ở châu Á thuộc thành viên của Nhóm G7. Nhật Bản nhận thấy rằng quan điểm và lập trường về xung đột Nga - Ukraine của các quốc gia, vùng lãnh thổ là khác nhau, do đó, Nhật Bản muốn tạo vai trò tích cực, nâng cao vị thế của mình trong khu vực ngay lúc này. Có thể nói bước đầu Nhật Bản đã gặt hái được những thành công nhất định. Và từ đó, Nhật Bản càng thấy rằng Đông Nam Á thực sự là đối tác chiến lược lâu dài và tin tưởng./.

VOV.VN - Hãng Phát thanh và truyền hình NHK cho biết, Thủ tướng Kishida Fumio ngoài cuộc hội đàm với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính, còn có buổi hội đàm với các nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam.

Video liên quan

Chủ đề