Vì sao nam giới có cần quyền bình đẳng

03/08/2018

Bình đẳng giới là một khái niệm tương đối mới. Cho đến cuối thế kỷ XIX, phụ nữ trên khắp thế giới vẫn bị đối xử như là giới tính thấp kém và bị loại khỏi các hoạt động cộng đồng, đặc biệt là trong các lĩnh vực liên quan đến chính trị, giáo dục, và một số ngành nghề nhất định. Trong 20 năm qua, phụ nữ và trẻ em gái trên thế giới đã đạt được những tiến bộ đáng kể về y tế, giáo dục, và pháp quyền; nhưng vẫn còn nhiều khoảng cách về giới trong các lĩnh vực kinh tế, lãnh đạo, chính trị, và an ninh. Vậy bình đẳng giới là gì? Vì sao cần có bình đẳng giới ở nơi làm việc? Và làm thế nào để có được môi trường làm việc bình đẳng về giới tính? 

Khi nói đến bình đẳng giới ở nơi làm việc, có nhiều người cho rằng đó là một phong trào nữ quyền nhằm nâng cao phụ nữ và hạ thấp đàn ông, hoặc là phong trào đưa phụ nữ vào thay thế đàn ông ở các vị trí kinh tế và xã hội quan trọng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội và sự biến đổi trong mối quan hệ giữa nam và nữ, phong trào bình đẳng giới là một hiện tượng lịch sử mang tính trí tuệ, chính trị, xã hội và kinh tế tất yếu phải xảy ra.   

Bình đẳng giới ở nơi làm việc không có nghĩa là tỉ lệ nam nữ trong công ty phải cân bằng, mà có nghĩa là mọi người đều được tiếp cận các cơ hội và nguồn lực giống nhau, cũng như được nhận thù lao như nhau cho những công việc tương đương, không phân biệt giới tính. Bình đẳng giới là bãi bỏ những rào cản để phụ nữ được tham gia đầy đủ và bình đẳng trong lực lượng lao động; là không phân biệt giới tính trong bất cứ ngành nghề nào, bao gồm các vị trí lãnh đạo; là loại bỏ phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính, nhất là trong các vấn đề liên quan đến gia đình và trách nhiệm chăm sóc gia đình.  Ở Việt Nam, cùng với nhiều nước trên thế giới, phụ nữ đã đạt được nhiều thành tựu trong bình đẳng giới, đặc biệt là trong giáo dục, y tế, hay như về tỷ lệ nữ giới tham gia vào lực lượng lao động. Theo số liệu của Tổng cục Thống Kê năm 2017, phụ nữ trong vai trò lãnh đạo ở Việt Nam chiếm 28% - khá cao so với tỷ lệ trung bình trên thế giới là 19%, thậm chí so với các nước OECD. Số phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động ở Việt Nam cũng khá cao – đạt tới 72% tổng số phụ nữ cả nước, và chiếm 48,1% tổng số lực lượng lao động ở Việt Nam.  

Tuy nhiên, khoảng cách của tổng thu nhập bình quân giữa phụ nữ và đàn ông trong độ tuổi lao động ở Việt Nam là 11,24%, tức là đàn ông nhận được 1000 đồng thì phụ nữ chỉ nhận được 887,6 đồng. Cho tới nay, 83% các quảng cáo tuyển dụng vẫn ưu tiên đàn ông hơn phụ nữ.  Mặc dù phụ nữ đã tham gia và đạt huy chương trong các môn thể thao mà từ trước tới nay được coi là của nam giới, như bóng đá, quyền anh, đẩy tạ, v.v…, phụ nữ vẫn bị coi là phái yếu và kém khả năng hơn đàn ông khi có tuổi, đồng thời vẫn phải đảm nhiệm vai trò chăm sóc gia đình và nội trợ. Do vậy, phụ nữ Việt Nam phải nghỉ hưu trước đàn ông 05 năm, và bị cấm làm việc trong một số ngành nghề được coi là nguy hiểm, nặng nhọc, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Trong khi đó, đàn ông không được hưởng chế độ nghỉ để chăm sóc con cái và gia đình như phụ nữ.

Thế giới đang thay đổi và các doanh nghiệp cũng thay đổi theo. Trong một nghiên cứu của McKinsey, các công ty đa dạng về giới có khả năng hoạt động tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh của họ 15%. Trong một báo cáo chung của Intel và Dalberg, những công ty công nghệ với ít nhất một nhà lãnh đạo nữ có giá trị doanh nghiệp cao hơn 13% -16% so với các công ty có bộ máy lãnh đạo toàn nam giới. Hoặc một khảo sát của First Round Capital ghi nhận rằng đầu tư của họ vào các công ty với những người sáng lập là phụ nữ đã đạt được 63% tốt hơn so với đầu tư vào các công ty có đội ngũ sáng lập là nam giới. Các nghiên cứu, khảo sát của Goldman Sachs, Morgan Stanley, và World Economic Forum đều có những kết luận tương tự.

Những con số trên đã chứng minh rằng việc cải thiện bình đẳng giới ở nơi làm việc đã đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, năng suất, và sự hài lòng trong công việc của người lao động (theo nghiên cứu của WGEA, Australia).  Trong bối cảnh toàn cầu hóa và tăng cường hội nhập ở Việt Nam, nhất là khi các hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước trong khối CCTPP và EU đang được triển khai, nếu những nhà lãnh đạo doanh nghiệp vẫn còn đang nghĩ rằng có phụ nữ trong vị trí lãnh đạo công ty không mang lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp thì họ sẽ gặp khó khăn trong việc thuyết phục các nhà đầu tư, các cổ đông, và thậm chí các nhân viên về khả năng tăng giá trị của công ty mình. 

Nhiều công ty trên thế giới đã thành công trong việc đưa phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo thông qua các chiến lược như: (1) chủ động tài trợ cho phụ nữ có tiềm năng phát triển, (2) hỗ trợ nhân tài thông qua cải thiện đời sống, (3) đầu tư vào cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện phát triển cho một môi trường làm việc linh hoạt và toàn diện hơn, (4) thay đổi các quan niệm cố hữu về tiêu chuẩn trong tuyển dụng và đánh giá, (5) đầu tư phát triển khả năng lãnh đạo cấp cao để thúc đẩy thay đổi văn hoá, (6) tập trung phát triển những phụ nữ có tiềm năng trong sự nghiệp, và cho họ cơ hội làm việc ở những vị trí chủ chốt (theo WGEA, Australia). Đã đến lúc các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào phát triển bình đẳng giới ở nơi làm việc thông qua các hình thức như (1) thay đổi cơ cấu giới tính trong lực lượng lao động, (2) tạo thu nhập bình đẳng giữa nam và nữ; (3) tạo điều kiện làm việc linh hoạt và hỗ trợ chăm sóc gia đình cho cả nam và nữ; (4) tư vấn cho cán bộ nhân viên về bình đẳng giới; (5) tạo điều kiện thăng tiến bình đẳng cho cả nam và nữ, và (6) xóa bỏ phân biệt đối xử liên quan đến giới tính. Đồng thời, các nhà lập pháp cũng cần cân nhắc phá bỏ các rào cản để phụ nữ có thể lựa chọn các công việc mà họ muốn làm, bởi vì những công việc nguy hiểm hoặc dễ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ thì cũng có những ảnh hưởng tương tự tới đàn ông; hơn nữa, đàn ông cũng nên được hưởng các chế độ nghỉ chăm sóc con cái và gia đình như phụ nữ để chia sẻ trách nhiệm gia đình.  

Chúng ta đang sống trong thời kỳ thông tin số, phụ nữ có thể trực tiếp lựa chọn làm việc cho những công ty đối xử tốt với họ, sử dụng mạng xã hội để gây ảnh hưởng tới các phụ nữ khác mua hàng từ các công ty có những giá trị tương đồng với họ, và đầu tư vào những công ty có hàng ngũ lãnh đạo chủ chốt là phụ nữ. Sức ảnh hưởng của phụ nữ đến các doanh nghiệp đang ở mức độ chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại, và đang trở thành một trong những lực lượng mạnh mẽ nhất có thể phá vỡ hay tạo nên thành công của một doanh nghiệp. Phát triển quyền năng kinh tế của phụ nữ và bình đẳng giới ở nơi làm việc sẽ giúp duy trì sự phát triển bền vững và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp nhanh hơn chúng ta nghĩ.

Hiên Nguyễn

Trang chủ / Công tác công đoàn

Trích từ nguồn Báo Hoatieu.vn

Hiện nay, việc thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của mọi người không phân biệt một tầng lớp, giai cấp nào. Có thể nói, trong số đó Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương về thực hiện bình đẳng giới mà chúng ta cần phải học hỏi.

Nhà thơ Tố Hữu đã từng ca ngợi Bác Hồ:

Bác ơi, tim Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông mọi kiếp người

Vâng, trong những “kiếp người” chung của cả dân tộc, Bác đã giành sự quan tâm đặc biệt đến phụ nữ. Mà điều Bác quan tâm nhất là vấn đề giải phóng phụ nữ. Nếu vấn đề giải phóng phụ nữ là vấn đề cơ bản nhất trong các vấn đề của phụ nữ thì quyền bình đẳng giữa nam và nữ lại là nội dung quan trọng nhất, cốt lõi nhất của vấn đề này. Chính vì vậy mà Bác đã khẳng định: “Công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Đàn bà có quyền bình đẳng với đàn ông về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình”, vì sao Bác lại khẳng định như vậy?

Hơn ai hết, Bác là người hiểu rõ rằng: Trong xã hội, người phụ nữ là người bị áp bức, chịu đau khổ và thiệt thòi nhiều nhất: Dưới chế độ phong kiến, người phụ nữ không được coi trọng. Cái quan niệm: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” ấy đã khiến chị em suy nghĩ thật xót xa:

“ Thân em như cái chổi đầu hè

Phòng khi mưa gió cho chàng chùi chân”

Do vậy, họ là nạn nhân của chế độ “đa thê”:

“Trai thì năm thê bảy thiếp

Gái chính chuyên chỉ có một chồng”

Chế độ đa thê ấy làm cho người phụ nữ lâm vào hoàn cảnh thật éo le. Vì vậy mà Bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương đã phải cất lên tiếng chửi: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!”. Những hiện tượng trên làm nhức nhối mỗi chúng ta. Mặt khác, người phụ nữ phải làm việc nhiều nhất là các công việc nội trợ, việc gia đình dẫn đến sự thiếu thốn về thời gian, suy giảm thể lực. Lúc này có sự mâu thuẫn giữa hai chức năng: chức năng lao động xã hội với tư cách là một công dân bình đẳng với nam giới; chức năng tái sản xuất sức lao động cho xã hội với tư cách là người vợ, người mẹ, người nội trợ trong gia đình nhưng vẫn chưa được bình đẳng với nam giới.

Quyền bình đẳng thật sự của người phụ nữ theo Bác là người đứng ngang hàng với đàn ông để hưởng mọi quyền công dân. Thực chất của vấn đề bình đẳng nam nữ được Bác quan tâm không chỉ ở góc độ chính trị mà còn ở cả góc độ kinh tế, không chỉ ngoài xã hội mà trong cả lĩnh vực gia đình, gia tộc; không chỉ ở góc độ nghĩa vụ mà còn là quyền lợi: quyền bầu cử và ứng cử, quyền được đào tạo, học hành, quyền được tham gia lao động xã hội, được tự do trong hôn nhân, được tham gia vào các cấp lãnh đạo quản lý Nhà nước và Đảng...

Với cương vị của một Chủ tịch nước, trong những lo lắng quan tâm chung cho đồng bào cả nước, Bác luôn quan tâm tới sự bình đẳng của phụ nữ Việt Nam. Rất nhiều lần Người phê phán những thái độ đối xử không tốt đối với phụ nữ như coi thường không tin tưởng chị em, tệ đánh vợ...Mỗi hội nghị, nếu có đại biểu nữ, Bác thường mời lên đầu, ân cần hỏi han đến chuyện gia đình con cái, đến cuộc sống và những khó khăn riêng của chị em.

Cần phải nói rằng không phải ai cũng có được một cái nhìn tiến bộ về phụ nữ như Bác. Suốt chiều dài của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, những lời khen ngợi động viên, những đánh giá cao của người luôn là điểm tựa tinh thần lớn lao để phụ nữ nước ta hoàn thành nhiệm vụ. Tự hào thay khi Bác ca ngợi phụ nữ chúng ta:

“Phụ nữ ta chẳng tầm thường

Đánh đông dẹp bắc làm gương để đời”.

Chúng ta thật xúc động khi nghe Bác nhận xét chị Nguyễn Thị Định - một người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu: “phó Tổng tư lệnh quân giải phóng là cô Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật là vẻ vang cho Miền Nam cho cả dân tộc!” Và Bác đã thay mặt cho Đảng, Nhà nước tặng phụ nữ Miền Nam nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung 8 chữ vàng: "ANH HÙNG - BẤT KHUẤT - TRUNG HẬU - ĐẢM ĐANG".

Thái độ đối xử bình đẳng với phụ nữ của Bác không phải là cái gì khác ngoài lòng tin cậy, đánh giá cao vai trò và năng lực của người phụ nữ, động viên khơi dậy những năng lực tiềm tàng ở họ để làm tròn những trách nhiệm được giao.

Không những Bác quan tâm đến quyền bình đẳng của phụ nữ Việt Nam mà Bác còn quan tâm đến cả phụ nữ quốc tế. Khi đến thăm tượng Thần Tự Do ở Mỹ, trong khi rất nhiều chính khách viết những lời ca ngợi Thần với những ngôn từ đẹp nhất thì Bác, lúc đó là Nguyễn Ái Quốc đã ghi một câu đại ý: Thần Tự Do toả ánh sáng khắp nơi nhưng dưới chân Thần vẫn còn những người phụ nữ bị đánh đập. Bao giờ người phụ nữ nhất là người phụ nữ da đen mới được tự do, bình đẳng? Tấm lòng của Bác mênh mông sâu thẳm biết bao!

Mỗi giới đều có vai trò riêng của mình: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, song để phụ nữ được bình đẳng với nam giới về mọi mặt, Bác cũng chỉ rõ: Giành lại quyền bình đẳng cho phụ nữ là cuộc cách mạng lâu dài, to lớn và khó nhất chứ không phải là việc: Hôm nay anh nấu cơm, quét nhà, rửa bát; ngày mai em rửa bát, quét nhà, nấu cơm; Cần có nhiều chủ trương chính sách, sử dụng biện pháp tổng hợp toàn diện về kinh tế, văn hoá xã hội để giải quyết vấn đề phụ nữ. Đặc biệt bản thân chị em phải tự lực tự cường phấn đấu để vươn lên, rèn luyện theo các tiêu chí: có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân đạo để khẳng định mình.

Kế thừa tư tưởng tiến bộ của Bác về vấn đề bình đẳng giới, đất nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách thích hợp để phát huy vai trò thế mạnh của phụ nữ. Nghị quyết số 11 của Bộ chính trị - BCHTW Đảng khoá X về công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước đã ghi rõ: “Phấn đấu đến năm 2020, cán bộ nữ tham gia cấp uỷ Đảng các cấp đạt từ 25% trở lên, nữ đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp từ 35 đến 40%, các cơ quan đơn vị có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ...”

Có thể nói rằng tư tưởng giải phóng phụ nữ, đem lại quyền bình đẳng cho phụ nữ của Bác có ý nghĩa hết sức lớn lao: tư tưởng ấy đã chỉ dẫn cho người phụ nữ Việt Nam, cổ vũ chị em trên con đường đấu tranh đi tới bình đẳng tự do cùng nhân loại tiến bộ. Tư tưởng ấy cũng cho mỗi chúng ta một bài học nhân văn: coi trọng con người, tất cả vì con người.

Mỗi chinhg ta cần không ngừng học tập tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong công tác phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới. Luôn quan tâm chia sẽ với cán bộ nữ trong cơ quan cũng như mẹ, chị và em trong gia đình, góp phần xây dựng nước ta giàu mạnh, bình đẳng, tự do, tạo điều kiện đưa phụ nữ Việt Nam trở thành một trong những phụ nữ thành đạt và có bản lĩnh trên thế giới.

Vì sao nam giới có cần quyền bình đẳng