Vì sao mướp đắng làm giảm đường huyết

Mướp đắng chữa tiểu đường là một trong những bài thuốc dân gian được nhiều người biết đến. Thực hư công dụng của mướp đắng chữa bệnh tiểu đường ra sao và cách sử dụng như thế nào để mang lại hiệu quả cao? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tiểu đường (đái tháo đường) là một căn bệnh ngày càng nhiều người mắc phải. Nếu lượng đường trong máu không được kiểm soát có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. 

Sử dụng mướp đắng (khổ qua) là một trong những cách giúp ổn định đường huyết trong cơ thể người bệnh. Vậy mướp đắng có công dụng gì trong việc chữa bệnh đái tháo đường?

Công dụng của mướp đắng trị tiểu đường

Mướp đắng có công dụng trong chữa tiểu đường type 1, type 2 và tiểu đường thai kỳ, cụ thể như sau:

  • Giúp giảm glucose trong máu: Hợp chất momordicin và charantin có trong quả mướp đắng tạo điều kiện thuận lợi đối với sự trao đổi chất glucose trong cơ thể, từ đó có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu.
  • Mướp đắng giúp tăng cường bài tiết Insulin: Khi bị bệnh tiểu đường tuýp 1, người bệnh không có khả năng tự sản xuất chất insulin. Sử dụng mướp đắng chính là một cách giúp cơ thể tăng bài tiết insulin tuyến tụy. 
Vì sao mướp đắng làm giảm đường huyết
Mướp đắng chữa tiểu đường hiệu quả và an toàn
  • Giúp hồi sức kháng insulin: Hợp chất  glycosides axit oleanolic trong mướp đắng sẽ giúp đảo ngược kháng hoặc ngăn ngừa insulin, từ đó cải thiện sự dung nạp lượng glucose ở bệnh nhân tiểu đường type 2.
  • Điều hòa lượng đường trong máu sau bữa ăn: Mướp đắng ảnh hưởng đến con đường vận chuyển glucose nên có thể giúp ngăn ngừa lượng đường tăng lên đột ngột sau bữa ăn. Điều này đều có lợi cho cả người tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. 
  • Mướp đắng chống oxy hóa: Khi chỉ số đường huyết tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ bị oxy hóa trong cơ thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như mù lòa, bệnh thận, đau tim, đột quỵ,…Một số hoạt chất trong mướp đắng sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng này hiệu quả bằng cách tiết chất chống oxy hóa và giảm lượng đường trong máu. 
  • Mướp đắng chữa tiểu đường thai kỳ: Tiểu đường thai kỳ cũng là một bệnh dễ gặp ở mẹ bầu. Mẹ mang thai không được uống thuốc tùy tiện trong giai đoạn này mà cần thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nước ép mướp đắng cũng là một vị thuốc tự nhiên có thể giúp mẹ kiểm soát đường huyết hiệu quả tuy nhiên mẹ cần uống với số lượng vừa hợp lý.
Vì sao mướp đắng làm giảm đường huyết
Mướp đắng hỗ trợ trị bệnh tiểu đường thai kỳ hiệu quả

3 cách sử dụng mướp đắng chữa bệnh tiểu đường

Để đạt được hiệu quả như ý thì mọi người nên tham khảo qua 3 cách làm phổ biến nhất, được lưu truyền từ dân gian, dễ thực hiện tại nhà.

  • Uống nước ép mướp đắng trị tiểu đường

Hướng dẫn làm công thức nước mướp đắng chữa tiểu đường hiệu quả:

Chuẩn bị: 1 quả mướp đắng tươi, ½ quả chanh, một chút muối

Cách làm: Mướp đắng rửa sạch, bỏ hạt, sau đó cắt thành từng lát nhỏ rồi ngâm với nước muối loãng một lúc cho sạch. Tiếp đến, vớt mướp đắng ra, để ráo nước rồi cho vào máy ép cùng với một ít nước. Bạn hãy lọc lấy nước cốt, vắt thêm vài giọt chanh tươi. Mỗi sáng uống một ly nước ép mướp đắng khi bụng còn đói để có hiệu quả tốt nhất.

Vì sao mướp đắng làm giảm đường huyết
Công thức pha nước ép mướp đắng chữa tiểu đường

Mướp đắng rừng có hình dáng nhỏ, nhiều gai, có vị thanh mát, nhiều nước, ăn giòn và ngon hơn mướp đắng thông thường.

Bạn có thể chế sơ chế bằng cách rửa sạch, bỏ hạt, cắt thành từng lát mỏng, ướp lạnh và ăn kèm cùng thịt chà bông. Mỗi ngày ăn từ 1-2 quả.

  • Chế biến các món ăn từ mướp đắng

Nếu người bệnh cảm thấy khó uống nước ép nước hoặc ăn sống mướp đắng thì có thể chế biến thành các món dễ ăn hơn. Một số món ngon từ mướp đắng đó là canh mướp đắng nhồi thịt, mướp đắng xào thịt, mướp đắng xào trứng,… Chúng vừa rất tốt cho sức khỏe vừa hỗ trợ điều trị đái tháo đường hiệu quả.  

Lưu ý khi chữa tiểu đường bằng mướp đắng

Mặc dù nước ép mướp đắng có công dụng chữa bệnh tiểu đường nhưng người bệnh cần phải hết sức lưu ý trong quá trình sử dụng với một số vấn đề sau: 

  • Không nên lạm dụng uống nước ép mướp đắng, chỉ nên sử dụng từ 50-100ml mỗi ngày. Nếu uống quá nhiều có thể gây đau bụng, tiêu chảy.
  • Đối với phụ nữ mang thai, cần tránh uống quá nhiều vì mướp đắng có thể gây kích thích dạ con dẫn đến sinh non.
  • Mướp đắng có thể khiến cho bệnh nhân bị hạ huyết vì vậy đối tượng có tiền sử bị huyết áp thấp cần thận trọng khi sử dụng. Người bệnh nên pha loãng nước ép mướp đắng hoặc chỉ sử dụng khi đã ăn no, tránh uống khi đói.
  • Theo một số nghiên cứu, mướp đắng có hiệu quả tốt nhất đối với bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2
  • Nên chọn những quả mướp đắng có màu xanh tươi, nhỏ, không nên chọn loại quả to và có đã ngả màu vàng
  • Không xào nấu hoặc đun quá kỹ vì có thể làm cho mướp đắng bị mất hết hoạt chất có lợi
  • Bạn nên rửa sạch mướp đắng rồi mới cắt để tránh làm mất dược tính trong quá trình rửa.
Vì sao mướp đắng làm giảm đường huyết
Phụ nữ mang thai và người bị huyết áp thấp nên hết sức lưu ý khi sử dụng

Trên đây là hướng dẫn một số cách sử dụng mướp đắng chữa tiểu đường cũng như một số lưu ý cần thiết, bạn nên nắm kỹ trước khi áp dụng. Chúng ta có thể thấy rằng mướp đắng dùng chữa bệnh tiểu đường rất hiệu quả, tuy nhiên cần được sử dụng đúng cách. Ngoài ra, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ. 

Xem thêm:

Ngày Cập nhật 16/08/2022

(QNO) - Sử dụng mướp đắng có thể giúp hạ đường huyết vô cùng hiệu quả mà không nhiều người biết đâu nhé.

Vì sao mướp đắng làm giảm đường huyết
Mướp đắng giúp bạn kiểm soát đường huyết. Nguồn ảnh: Internet

Đường máu cao là gì và có nguy hiểm không?

Đường máu cao là tình trạng lượng đường glucose có trong máu tăng vượt quá so với mức bình thường theo bảng chỉ số lượng đường huyết trong máu. Các tế bào sử dụng glucose giống như một nguồn cung cấp năng lượng chính cho các hoạt động ở trong cơ thể. Để sử dụng được đường trong cơ thể sẽ cần phải có insulin. Với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2, bị thiếu hụt insulin hoặc cơ thể kháng insulin đều gây ra tình trạng lường đường máu tăng cao.

Lượng đường máu tăng cao mãn tính là do sự rối loạn trong quá trình chuyển hóa glucose, kéo theo sự rối loạn chuyển hóa chất béo, chất đạm. Khi tình trạng rối loạn này diễn ra thường xuyên sẽ gây ra những biến chứng khác cho người bệnh tiểu đường như: Gây xơ vữa mạch máu lớn, làm hẹp tắc các mạch máu nhỏ và làm hỏng toàn bộ hệ thống thần kinh. Từ đó kéo theo ra các biến chứng nguy hiểm khác:

Tổn thương tim, mắc các bệnh về tim: Lượng đường trong máu cao có thể gây mắc bệnh xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim,...

Tổn thương thận: Đường huyết cao khiến các mạch máu trong thận bị thu hẹp lại gây tắc nghẽn, suy giảm chức năng của thận, viêm đường tiết niệu, gây suy thận.

Tổn thương hệ thần kinh: Lượng đường trong máu cao trong khoảng thời gian dài có thể làm tổn thương mạch máu, làm giảm, thậm chí tê liệt hoạt động cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho hệ thần kinh.

Tổn thương mắt: Đường huyết tăng cao khiến hệ thống mao mạch ở mắt tổn thương gây mờ mắt, mù lòa

Ngoài ra, đường huyết cao còn gây nhiễm trùng trên nhiều bộ phận trên cơ thể, vết thương khó lành do suy giảm miễn dịch.

Lượng đường trong máu tăng cao đột ngột thường ít khi xảy ra, tuy nhiên nếu lượng đường huyết tăng quá nhanh có thể gây ra các biến chứng cấp tính nguy hiểm cho người bệnh như: Nhiễm toan ceton, gây hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. nếu không phát hiện và kịp thời điều trị, người bệnh có thể tử vong.

Mướp đắng hạ đường huyết

Nước ép mướp đắng cũng có thể làm dịu các triệu chứng ho khan, tăng cường miễn dịch. Ngoài ra, mướp đắng còn được dùng để kiểm soát đường huyết.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chiết xuất mướp đắng giúp giảm thiểu hoạt động của enzym alfa glucosidase. Điều này sẽ giúp ngăn đường máu tăng đột biến sau khi bạn ăn.

Mướp đắng chứa các thành phần như charatin và momorcidin giúp chống tăng đường huyết. Các hợp chất này giúp giảm đường huyết ở người bệnh tiểu đường.

Hạt mướp đắng chứa polypeptide P hoạt động gần giống như insulin và giúp giảm mức đường huyết.

Sử dụng mướp đắng để kiểm soát đường huyết như thế nào?

Ép mướp đắng và uống loại nước này vào buổi sáng sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết.

Bạn cũng có thể uống trà mướp đắng bằng cách sao khô quả mướp đắng. Dùng mướp đắng khô đun sôi trong nước. Lọc lấy nước và uống 2 lần mỗi ngày.