Vì sao mỗi người phải có lí tưởng sống đúng đắn


Minh Anh

Lý tưởng sống là gì? Ai cũng có một mục đích sống, nhưng mục đích sống đó có thực sự cao đẹp hay không. Một mục đích sống mà đạt tới sự cao đẹp thì nó trở thành lý tưởng sống. Nói cách khác, lý tưởng sống không phải là những gì cao xa, to tát mà là mục đích tốt đẹp mà mọi người đều hướng tới.

Vì sao mỗi người phải có lí tưởng sống đúng đắn

Lý tưởng sống có quan trọng không? Rất quan trọng vì người có lý tưởng sống sẽ luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện bản thân mình, giúp đỡ mọi người, xây dựng xã hội, xây dựng đất nước tươi đẹp hơn. Lý tưởng sống sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, can đảm chấp nhận mọi gian khổ, thách thức. Người có lý tưởng sống sẽ thấy những việc làm giúp ích cho đời của mình chỉ nhẹ nhàng như chiếc lá trong bài bát của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không. Để gió cuốn đi...”.

Vì sao mỗi người phải có lí tưởng sống đúng đắn

Vì sao thanh niên cần phải có lý tưởng sống? Thanh niên là lực lượng xung kích của xã hội, của đất nước. Nếu thanh niên sống mà không có mục đích thì sẽ không làm được gì cả, nếu mục đích tầm thường thì sẽ không làm nên được những điều vĩ đại. Tương lai của đất nước đặt lên vai lực lượng thanh niên. Chính vì vậy, lý tưởng sống của thanh niên sẽ quyết định tương lai của đất nước.

Vì sao mỗi người phải có lí tưởng sống đúng đắn

Lý tưởng sống của thế hệ thanh niên ngày xưa là hi sinh tuổi thanh xuân cho độc lập, tự do của Tổ quốc, như câu nói của người thanh niên Lý Tự Trọng: “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng”. Thanh niên Việt Nam có thể tự hào về những gì đã đạt được trong quá khứ, với những chiến tích vẻ vang, thấm đậm tinh thần cách mạng.

Lý tưởng sống của thanh niên hiện nay là sự khẳng định vai trò vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế, là xây dựng đất nước Việt Nam hùng mạnh “sánh vai với các cường quốc năm châu” như mong muốn của Bác Hồ.

Làm gì để trở thành người sống có mục đích tốt đẹp và có ích cho xã hội? Bản thân mỗi chúng ta – những người thanh niên cần xác định mình sẽ cống hiến cho xã hội những gì, về những mặt nào. Đồng thời, cần không ngừng học tập nâng cao trình độ, kiến thức; rèn luyện để có sức khỏe tốt; tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, phát huy hết những thế mạnh của bản thân; không chùn bước trước khó khăn, luôn vững chí, bền tâm vượt qua mọi thử thách, hướng tới tương lai tươi đẹp hơn.

Lời kết:

Luôn khắc ghi câu nói của Bác Hồ dạy thanh niên: “Không có việc gì khó. Chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển. Quyết chí ắt làm nên”.

Hãy tôi luyện bản thân để có được chất thép như anh hùng Paven Copsagine trong tác phẩm Thép đã tôi thế đấy của tác giả Nikolai Ostrovsky: “Cái quý nhất của con người là cuộc sống. Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn của mình, để đến khi nhắm mắt xuôi tay, mà có thể nói rằng: Tất cả đời mình ta đã cống hiến cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người. Và ta phải sống gấp lên mới được. Vì bệnh tật vô lý hay một sự bi đát tình cờ nào đó có thể bỗng nhiên cắt đứt cuộc đời này".

Vì sao mỗi người phải có lí tưởng sống đúng đắn

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9 – Bài 10: Lý tưởng sống của thanh niên giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 9

Trả lời:

– Đó là: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Liệt sĩ – bác sĩ Đặng Thùy Trâm, đồng chí Nguyễn Văn Thạc, chị Võ Thị Sáu, anh Lý Tự Trọng…

Trả lời:

– Có tinh thần học tập, không ngại khó ngại khổ.

– Luôn tìm tòi, sáng tạo, phát triển bản thân, đem tri thức vào thực tiễn;

– Phấn đấu làm giàu chính đáng cho mình, gia đình và xã hội;

– Đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội;

– Sẵn sàng lên đường tham gia nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc;

– Tham gia phong trào thanh niên tình nguyện, hết lòng giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn gian khổ.

Trả lời:

– Lí tưởng cao đẹp của thanh niên ngày nay là phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

– Trước mắt là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

a) Vượt khó trong học tập để tiến bộ không ngừng;

b) Bị cám dỗ bởi những nhu cầu tầm thường;

c) Vận dụng những điều đã học vào thực tiễn;

d) Luôn sáng tạo trong lao động và trong hoạt động xã hội;

đ) Luôn khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống;

e) Thắng không kiêu, bại không nản;

g) Không có kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân;

h) Dễ làm, khó bỏ;

i) Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp;

k) Học tập, làm việc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân công bằng, văn minh.

Trả lời:

-Những việc làm (a), (c), (d), (đ), (e), (i), (k) biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên.

– Bởi họ biết vượt qua những khó khăn trong học tập, cuộc sống; luôn sáng tạo trong lao động và các hoạt động xã hội; sống và làm việc có mục đích, lí tưởng cao đẹp, thiết thực.

– Thanh niên học sinh phải nỗ lực học tập, rèn luyện, chuẩn bị hành trang để lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên phải “Sống sao cho đến khi nhắm mắt xuôi tay không phải ân hận về những năm tháng đã sống hoài, sống phí”.

(Lời Pa-ven trong tác phẩm Thép đã tôi thế đấy)

– Học sinh THCS đang ở tuổi ăn, tuổi chơi thì nên biết tranh thủ ăn chơi hưởng thụ. Còn việc học hành, làm việc, cống hiến là việc làm suốt đời.

a) Em tán thành quan điểm nào trong hai quan điểm trên? Vì sao?

b) Mơ ước của em về tương lai là gì? Em đã và sẽ làm gì để đạt tới ước đó?

Trả lời:

a)

– Em tán thành với quan điểm: Thanh niên học sinh phải nỗ lực học tập, rèn luyện, chuẩn bị hành trang để lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên phải “Sống sao cho đến khi nhắm mắt xuôi tay không phải ân hận về những năm tháng đã sống hoài, sống phí”.

– Vì:

     + Mỗi người cần có ước mơ, hoài bão của mình và phải biết phấn đấu để đạt được mơ ước của mình.

     + Muốn trở thành một công dân tốt, cần chăm chỉ, tích cực học tập và phát triển bản thân; không dựa dẫm, ỷ lại và thụ động.

     + Mọi cố gắng và nỗ lực cần bắt đầu ngay từ khi còn nhỏ và có kế hoạch thực hiện rõ ràng.

b)Học sinh tự bày tỏ ước mơ của mình.

Trả lời:

Liệt sĩ – Bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm sinh ngày 26 – 11 – 1942 quê ở Hà Nội, chị được tốt nghiệp Trường Đại học Y khoa Hà Nội sớm một năm và tự nguyện xung phong đăng kí để đi chiến trường miền Nam.

Tháng 3 – 1967, chị Trâm được phân công phụ trách bệnh viện huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi).

Chị hi sinh ngày 22 – 6 – 1970, trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng, chị bị địch phục kích và một mình chiến đấu với 120 lính Mĩ để bảo vệ đồng đội mình.

Cuốn nhật kí sống và chiến đấu “chứa lửa” của chị được một người lính Mỹ nhặt được, anh đã giữ gìn cẩn thận. Sau chiến tranh, anh đã nhờ người dịch ra tiếng Việt và liên hệ với gia đình chị để trả lại.

Em học tập và tiếp nối chị ở bản lĩnh, tính cách, tình yêu, tâm hồn cao cả, yêu đời, hết lòng vì sự nghiệp chung của đất nước.

Trả lời:

Sau khi tốt nghiệp THCS, em sẽ cố gắng thi đỗ vào trường THPT, tiếp tục học tập tốt để thực hiện ước mơ của mình.

Mã câu hỏi: 12479

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: GDCD

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

CÂU HỎI KHÁC

  • Việc làm nào dưới đây biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên?
  • Những hành vi sống không có lí tưởng
  • Vì sao thanh niên cần sống có lý tưởng
  • Lí tưởng mà anh đã chọn là: Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đườn
  • Hãy nhớ lấy lời tôi! Đả đảo Đế quốc Mĩ! Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam muôn năm!'
  • Những biểu hiện được cho là năng suất, chất lượng và hiệu quả trong công việc?
  • Hành vi nào sau đây thể hiện làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả?
  • Tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, cả về nội dung và hình thức, trong một thời gian nhất định được gọi là?
  • Ngày nay để làm việc đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả chúng ta cần làm gì?
  • Thay vì việc chép tay để lưu giữ các tài liệu, ngày nay chúng ta sử dụng máy photo, máy scan để lưu giữ văn bản nhanh h
  • Những việc cho là biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên ?
  • Những hành vi dưới đây, hành vi nào đi trái lại với lí tưởng sống của thanh niên ?
  • Cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt được được gọi là?
  • Nhiệm vụ trước mắt của thanh niên là?
  • Người có lí tưởng cao đẹp là người như thế nào?