Vì sao lê lợi mở hội thề đông quan

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Trong thế đường cùng, tổng binh Vương Thông của nhà Minh buộc phải tham gia Hội thề Đông Quan theo yêu sách của Lê Lợi, chấp nhận rút quân về nước.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta những thắng lợi quân sự oanh liệt, đã đập tan ý chí xâm lược của kẻ thù, buộc chủ tướng của “thiên triều” phải chính thức và công khai tuyên bố đầu hàng, thề từ bỏ dã tâm xâm lược, xin rút quân về nước.

Hội thề Đồng Quan cũng được đánh giá là hình thức kết thúc chiến tranh sáng tạo, độc đáo trong lịch sử chống xâm lược của dân tộc ta, thể hiện ý chí, sức mạnh, truyền thống nhân đạo của người Việt Nam.

Vương Thông và cái giá của sự ngoan cố

Theo sách Lam Sơn thực lục, tháng 10/1426, Vương Thông bị đánh bại ở trận Tốt Động, Chúc Động, buộc phải rút vào Đông Quan cố thủ. Ở thế cùng, Vương Thông muốn cầu hòa để tìm lối thoát trong danh dự. Tuy nhiên, sau đó, y lại thay đổi ý định, đào hào, đắp lũy, gọi thêm viện binh.

Cuối năm 1427, vua nhà Minh sai Liễu Thăng đem 100.000 quân, Mộc Thạnh 50.000 quân, chia làm hai đạo tiến vào nước ta để cứu viện cho Vương Thông.

Hùng hổ tiến vào Đại Việt, tuy nhiên, khi vừa đến biên giới nước ta, Liễu Thăng đã bị chém mất đầu ở Quỷ Môn Quan (Lạng Sơn). Nghe tin này, “quân Mộc Thạnh xéo lên nhau chạy để thoát thân” .

Vì sao lê lợi mở hội thề đông quan
Tranh minh họa quân Minh đầu hàng. Nguồn: Sỹ Hòa/Báo Bình Phước.

Trong thế đường cùng, tổng binh Vương Thông và nội quan Sơn Thọ của nhà Minh sai sứ giả mang thư đến giảng hòa, xin mở cho đường về. Biết có thể dễ dàng diệt địch, tuy nhiên vì muốn giữ tinh thần hòa hiếu, sớm kết thúc chiến tranh để tránh cảnh lầm than cho nhân dân, Lê Lợi chấp nhận lời thỉnh cầu của kẻ địch, đồng thời gửi tặng cho chúng một số thổ sản và hải sản.

Được Lê Lợi chấp nhận, lại ở thế đường cùng, Vương Thông vẫn do dự chưa quyết. Sau đó, y lại đem hết quân trong thành ra đánh. Thấy kẻ địch bội ước, nghĩa quân Lam Sơn đặt phục binh rồi vờ thua chạy, quân Minh đuổi theo, rơi vào trận địa mai phục, bị đánh tan.

Trên đường bỏ chạy, Vương Thông ngã ngựa suýt bị bắt, nghĩa quân tiến đến cửa Nam thành, đắp bờ lũy chống giữ. Lê Lợi đốc các tướng đem quân đắp lũy từ phường Yên Hoa thẳng tới cửa Bắc thành Đông Quan “bốn mặt vây thành”. Trước khí thế của nghĩa quân Lam Sơn, quân Minh chỉ cố thủ,  không dám ra.

Đầu hàng nhục nhã để giữ mạng về nước

Trong thế cùng quẫn, không còn cách nào khác, Vương Thông lại xin giảng hòa lần hai. Lê Lợi đồng ý nhưng buộc chúng phải tham gia  Hội thề Đông Quan vào ngày 10/12/ 1427.

Để buộc kẻ địch phải rút quân về nước, từ bỏ hoàn toàn âm mưu xâm lược nước ta, bài văn hội thề đã được Lê Lợi, Nguyễn Trãi cùng các tướng lĩnh chuẩn bị chu đáo. Nội dung bài thề đến nay còn được lưu giữ cẩn thận trong nhiều tài liệu, trong đó có đoạn:

"Chúng tôi cùng nhau phát tự lòng thành, ước hẹn thề thốt với nhau: Từ sau khi lập lời thề này, quan tổng binh Thành sơn hầu là Vương Thông quả tự lòng thành, đúng theo lời bàn, đem quân về nước, không thể kéo dài năm tháng, để đợi viện binh đến nơi. Lại phải theo đúng sự lý trong bản tâu, đúng lời bàn trước mà làm...

...Về phía bọn quan Tổng binh Thành sơn hầu là Vương Thông, nếu không có lòng thực, lại tự trái lời thề, không làm theo lời bàn, lập tức đem quân về nước, còn kéo dài năm tháng để đợi viện binh;

Vì sao lê lợi mở hội thề đông quan
Trong thế cùng, Vương Thông và đồng bọn buộc phải chấp nhận đầu hàng. Ảnh: NXB trẻ.

Cùng là ngày về đến triều đình, lại không theo sự lý trong bản tâu, không sợ thần linh núi sông ở nước An Nam lại bàn khác đi, hoặc cho quan quân đi qua đâu cướp bóc nhân dân, thì trời, đất cùng là danh sơn, đại xuyên và thần kỳ các xứ tất đem bọn quan Tổng binh Thành sơn hầu là Vương Thông, tự bản thân cho đến cả nhà, thân thích, làm cho chết hết, và cả đến quan quân cũng không một người nào về được đến nhà".

Cuối bài có đoạn: "Nếu cả hai bên đều do lòng thành cả thì trời, đất thần minh đều phù hộ để bản thân mình mạnh khỏe, trong nhà mình vinh thịnh, cùng hưởng lộc vị, đều được bình yên. Trời, đất thần kỳ cùng soi xét cho!".

Theo những điều cam kết trong hội thề, hơn 100.000 quân Minh rút từ ngày 29/12/1427. Ngày 3/1/1428, Vương Thông cùng toán quân Minh cuối cùng ra khỏi nước ta, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn hoàn toàn thắng lợi.

Hội thề Đông Quan được xem là hình thức kết thúc chiến tranh sáng tạo, độc đáo trong lịch sử chống xâm lược. Nó thể hiện ý chí, sức mạnh, truyền thống nhân đạo của người Việt Nam.

Theo đánh giá của nhiều sử gia, quyết định của Lê Lợi vừa tránh gây tổn hại về nhân mạng cho cả quân ta và địch, bảo vệ được tính mạng, tài sản của nhân dân trong kinh đô Thăng Long, góp phần bảo vệ rất nhiều công trình kiến trúc khỏi chiến tranh tàn phá như thành lũy, chùa chiền, miếu mạo và nhiều công trình văn hóa quan trọng khác.

Vương Thông cầu cứu viện binh Bị vây hãm trong thành Đông Quan, Vương Thông buộc phải cầu cứu viện binh. Cuối cùng, những đạo viện binh cũng bị quân Lam Sơn đánh cho tan tác.

Bản tâm của bậc nhân đức

Cuối năm 1426, Lê Lợi và Nguyễn Trãi dời đại bản doanh nghĩa quân Lam Sơn từ làng Đông Phù Liệt, nay thuộc xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đến bến Bồ Đề ở bờ Bắc sông Nhĩ, đối diện kinh thành ở bờ Nam để vây hãm thành Đông Quan.

Từ tháng 1/1427, nghĩa quân vừa công thành vừa dụ hàng Vương Thông. Khích lệ tướng sĩ, Lê Lợi hứa rằng sau khi hạ thành Đông Quan, quét sạch bóng giặc Minh sẽ cho 25 vạn quân về cày ruộng. 

Trong thư gửi Vương Thông sau đó, Nguyễn Trãi hết sức mềm mỏng. Vương Thông, Sơn Thọ nấn ná, viện đủ cớ như phải chờ chỉ dụ triều đình (nhà Minh), phải chờ lập xong con cháu nhà Trần, phải chờ dâng biểu cầu phong… âm mưu kéo dài thời gian chiếm đóng. 

Nguyễn Trãi cương quyết: “Ngày nay, hòa nghị không thành, tín nghĩa hóa hão, không phải là lỗi tại tôi vậy”. Sau đó, Nguyễn Trãi lại biện giải sáu lẽ khiến quân Minh tất thua: “Nay giữ cái thành cỏn con để chờ sáu điều thất bại, tôi lấy làm tiếc cho ông lắm” và khích “hãy suy nghĩ cho kỹ, bằng không thì nên chỉnh quân bày trận, giao chiến ở chốn đồng bằng, quyết một trận được thua, để xem khéo vụng”...

Khi đó, lực lượng nghĩa quân Lam Sơn đã lớn mạnh. Quân phụ tử ở Thanh Hóa không dưới hai vạn, số quân tinh tráng ở Diễn Châu, Tân Bình, Thuận Hóa không dưới vài vạn, cùng quân các lộ Giao Châu không dưới mười vạn. Còn thế giặc thì “sức hết lực cùng, quân nhọc lính mệt, trong thiếu lương thực, ngoài không viện binh... như thịt trên thớt, cá trong nồi...”

Họa hình chủ tướng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn trong hội thề Đông Quan. 

Trước sự kiên nhẫn cùng sự chân thành của Nguyễn Trãi, lại đang lâm cảnh đường cùng, Vương Thông đồng ý nghị hòa. Ông ta liền đưa một số tướng làm con tin giao cho quân Lam Sơn. Người dân cùng các tướng sĩ đến xem đều đề nghị xin cho giết bọn chúng, nhưng Lê Lợi đáp rằng: Trả thù báo oán là thường tình của mọi người, nhưng không thích giết người là bản tâm của bậc nhân đức. Vả lại, người ta đã hàng, mà mình lại giết thì là điềm xấu không gì lớn bằng.

Nếu cốt để hả nỗi căm giận trong chốc lát mà mang tiếng với muôn đời là giết kẻ đã hàng, thì chi bằng tha mạng sống cho ức vạn người, để dập tắt mối chiến tranh cho đời sau, sử xanh ghi chép tiếng thơm muôn đời, há chẳng lớn lao sao?

Kế sách “tâm công” bền bỉ của Lê Lợi, Nguyễn Trãi cuối cùng đã thắng lợi. Đầu tháng 12/1427, tin 15 vạn viện binh do Liễu Thăng chỉ huy bị tiêu diệt trên cánh đồng Xương Giang làm Vương Thông giữ thành Đông Quan tuyệt vọng, phải xin hàng. 

Hội thề “cổ kim chưa từng có”

Sử ghi, ngày 10/12/1427, tại phía Nam thành Đông Quan đã diễn ra hội thề. Đoàn Đại Việt có 14 người do Lê Lợi dẫn đầu, có các tướng Trần Nguyên Hãn, Lưu Nhân Chú, Phạm Vấn, Lê Ngân, Phạm Văn Xảo, Bùi Bị, Trịnh Khả, Nguyễn Chích, Phạm Bôi, Lê Văn An, Bế Khắc Thiện, Ma Luân; đoàn của nhà Minh có 17 người do Vương Thông dẫn đầu. 

Sau khi làm lễ khấn vái trời đất, thần linh, núi sông Đại Việt, hai bên cùng uống máu ăn thề và đọc bài “Văn hội thề” do Nguyễn Trãi soạn thảo. Nội dung ghi rõ những điều hai bên cam kết. Bài văn đọc tại hội thề do Nguyễn Trãi soạn, có đoạn: “Từ sau khi lập lời thề này, quan Tổng binh Thành Sơn hầu là Vương Thông quả tự lòng thành, đúng theo lời bàn, đem quân về nước, không thể kéo dài năm tháng, để đợi viện binh đến nơi. Lại phải theo đúng sự lý trong bản tâu, đúng lời bàn trước mà làm.

Bọn Lê Lợi chúng tôi nếu còn chứa lòng làm hại, tự làm việc lừa dối, không dẹp xa ngay quân lính, ngựa voi, việc làm không đúng lời nói (…) thì trời, đất, thần minh, núi cao sông lớn, cho đến thần kỳ các xứ, tôi cùng con cháu của tôi và cả người nước tôi, giết chết hết cả, không để sót lại mống nào.

Về phía bọn quan Tổng binh Thành Sơn hầu là Vương Thông, nếu không có lòng thực, tự trái lời thề, khi người phục dịch và các thuyền đã định rồi, cầu đập đường sá đã sửa rồi, mà không làm theo lời bàn, lập tức đem quân về nước còn kéo dài năm tháng để đợi viện binh; cùng là ngày về đến triều đình, lại không theo sự lý trong bản tâu, lại bàn khác đi, hoặc cho quan quân đi qua đâu cướp bóc nhân dân thì trời, đất cùng là danh sơn, đại xuyên và thần kỳ các xứ tất cả đem bọn quan Tổng binh Thành Sơn hầu là Vương Thông, tự bản thân cho đến cả nhà, thân thích, làm cho chết hết và cả quan quân cũng không một người nào được về đến nhà.

... Trời, đất thần kỳ cùng soi xét cho!”.

Lễ thề của nước thua trận dưới chân thành là một nghi lễ ở Trung Quốc có từ thời Xuân Thu - Chiến Quốc nhưng với nước ta thì đây là lần đầu tiên. Bằng thắng lợi to lớn trong quá trình giải phóng dân tộc, quân và dân ta đã buộc đối phương là một đế chế mạnh phải chấp nhận và thực thi nghi lễ này. Bài “Văn hội thề” đã đi vào lịch sử với giá trị như một bản hiệp định rút quân.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của mình, dân tộc ta bằng những thắng lợi quân sự oanh liệt đập tan ý chí xâm lược của kẻ thù, đã buộc chủ tướng của “Thiên triều” phải chính thức và công khai tuyên bố đầu hàng với lời thề từ bỏ dã tâm xâm lược, xin rút quân về nước.

Kể từ Hội thề năm 1427, 583 năm đã trôi qua, sử gia các thời đại đều đánh giá Hội thề Đông Quan thể hiện sâu sắc tinh thần hòa hiếu, “cốt yên dân” của quân dân Đại Việt. Áng thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo viết: “Chúng đã sợ chết tham sống mà muốn thực cầu hòa/ Ta lấy toàn quân làm cốt mà cho dân được nghỉ/ Chẳng những mưu kế cực kỳ sâu xa/ Tưởng cũng xưa nay chưa từng được thấy”. 

Theo những điều cam kết trong hội thề, hơn 10 vạn quân Minh rút hết về nước, trong đó có 5 vạn quân ở thành Đông Quan. Với tinh thần nhân đạo “Lấy khoan hồng thể hiện bụng hiếu sinh”, Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã cấp hàng trăm chiến thuyền, hàng nghìn con ngựa cùng với đầy đủ lương thực, phương tiện để cho hàng binh và tù bình được an toàn trở về quê hương.

Quân Minh bắt đầu thực hiện việc rút quân từ ngày 29 tháng 12 năm 1427. Cảm kích lượng khoan hồng, lòng nhân đạo và những hành động cao đẹp của quân doanh Bồ Đề lạy tạ Bình Định vương Lê Lợi. Ngày 3/1/1428, Vương Thông sau một đem trò chuyện cởi mở thân mật cùng các thủ lĩnh nghĩa quân, đã cùng toán quân Minh cuối cùng ra khỏi nước ta.

Lê Lợi từ đại bản doanh Bồ Đề vào thành Đông Đô chính thức lên ngôi hoàng đế với niên hiệu Thuận Thiên, đặt quốc hiệu là Đại Việt. Độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia được khôi phục.