Vì sao hồi giáo không ăn thịt heo

Ấn Độ là đất nước đa dạng, có nhiều đặc trưng về kiến trúc, ẩm thực, tín ngưỡng. Tuy nhiên ẩm thực Ấn Độ không chế biến và ăn các món từ thịt bò, thịt heo. Lý do gì người Ấn cấm kỵ hai loại thịt này?

Văn hóa tín ngưỡng ở Ấn Độ rất đa dạng, Ấn Độ là quốc gia đa đạo, tuy nhiên đất nước này có 3 đạo, tín ngưỡng chính là đạo Hồi, đạo Hindu, đạo Phật. Mỗi đạo sẽ có quy định, kiêng cữ khác biệt và người theo đạo buộc phải chấp hành nghiêm túc quy định, văn hóa của đạo phái theo.

Lý do người Ấn không ăn thịt heo, thịt bò

1. Heo và bò là linh vật

Ở Ấn Độ, đạo Hindu coi bò là linh vật, ở đây họ ví vẻ đẹp của người phụ nữ giống như đôi mắt lấp lánh của bò cái và sức mạnh, sự dũng mãnh của đàn ông như bò đực. Đạo Hindu, coi bò là thần linh, tôn sùng bò như vị thần.

Vì thế đạo Hindu cấm kỵ ăn các chế phẩm từ thịt bò hay làm các hành động ngược đãi, tổn hại đến loài bò. Đến Ấn Độ, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi thấy nhiều đền thờ, thờ bò.

Bò được người Ấn coi là linh vật, thần linh

Với đạo Hồi, heo được coi là linh vật giống như bò của đạo Hindu. Người theo đạo Hồi quan niệm rằng, heo như một vị thần linh sẽ ban phát phước lành, sự may mắn cho họ. Heo là thần linh và người Hồi giáo sẽ phải có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc các vị thần này tốt hơn.

2. Ăn thịt heo, thịt bò là điều cấm kỵ tại Ấn Độ

Người Ấn, đặc biệt là người theo đạo Hồi, đạo Hindu sẽ không bao giờ ăn các món ăn chế biến từ thịt heo, thịt bò. Với họ đây là điều cấm kỵ, phạm phải sai trái khi đụng đến thần linh. Nếu ăn thịt từ heo, bò họ sẽ bị trừng phạt, gặp xui xẻo.

3. Heo và bò là loài vật được bảo vệ, nâng niu ở Ấn

Nếu bạn đến Ấn Độ sẽ thấy những chú bò, heo đi lang thang trên đường phố, hay ở trong nhà đã rất già và yếu thì không có gì bất ngờ. Người Ấn không ăn thịt, làm tổn hại đến heo và bò nên hai loài động vật này sẽ trưởng thành và già đi cho đến khi chúng yếu và tự mất.

Theo người Ấn, loài bò sẽ mang lại may mắn, ban phước lành cho họ

Heo và bò ở Ấn được chăm sóc cẩn thận, đoàng hoàng, thậm chí ở Ấn còn có nhiều khu bảo tồn, bảo vệ bò và heo. Bởi với họ 2 loài này là thần linh, nên mọi sự tốt đẹp, cao quý họ đều muốn gửi đến hai vị thần này.

Những lưu ý khi đến Ấn Độ

Văn hóa tín ngưỡng của Ấn Độ rất đa dạng, đa đạo và nhiều thủ tục, kiêng kỵ khác nhau. Tuy nhiên điều nổi bật trong ẩm thực Ấn bạn nên biết là họ kiêng ăn thịt bò, thịt heo. Vậy nên khi đến đất nước này, bạn cần chú ý những vấn đề sau:

1. Không gọi các món liên quan đến thịt bò, thịt heo

Ở Ấn Độ thịt heo, thịt bò gần như không chế biến món gì vì họ không giết thịt hai loại động vật này. Nên bạn đừng vô tư, gọi đồ ăn liên quan đến heo và bò nhé, không bạn sẽ bị nhìn với ánh mắt kỳ thị và đánh giá của người dân bản địa đấy.

2. Không mang thịt heo, thịt bò khô đến Ấn Độ

Đất nước này hạn chế và không dùng thực phẩm từ heo và bò, nên có đến đây du lịch và làm việc bạn chớ mang 2 loại thực phẩm này theo. Tốt hơn bạn hãy mang những món ăn, đồ ăn dự phòng khác và tôn trọng văn hóa tín ngưỡng, ẩm thực ở đất nước này.

3. Đồ ăn của Ấn thường rất cay

Ấn Độ là đất nước của các loại gia vị, vì thế hầu hết các món ăn đều sử dụng gia vị, bột gia vị. Nếu bạn chưa ăn quen sẽ khá khó ăn, và có thể bị đói. Bạn nên chuẩn bị đồ ăn đồ ở nhà trước như mì gói, muối vừng…

4. Không đánh, cười nhạo heo và bò

Khi thấy những chú bò, heo thả rông trên đường, hay trong nhà bạn nên tỏ thái độ tôn trọng, yêu thương chúng. Không nên cười nhạo, đánh hai loài vật này bởi người Ấn coi bò là linh vật, thần linh của họ. Nếu bạn làm những hành động xúc phạm đến bò và heo sẽ khiến họ nổi giận đấy.

Ấn Độ là quốc gia đa đạo, có văn hóa tín ngưỡng, ẩm thực phong phú, có nhiều nét đặc trưng riêng biệt. Đất nước này nổi tiếng không ăn thịt bò, thịt heo, cho nên khi đến đây thăm quan hay làm việc bạn nên lưu ý và tránh phạm phải những sai lầm đáng tiếc để chuyến đi vui vẻ, thoải mái nhé.

Trong các nền văn hóa lớn của thế giới, văn hóa Hồi giáo được biết đến với quy định cấm các tín đồ ăn thịt lợn. Điều này xuất phát từ các đoạn kinh Koran coi lợn là loài vật ô uế.

Văn hóa Hồi giáo được biết đến với quy định cấm các tín đồ ăn thịt lợn.

Sau đây là một số trích đoạn kinh Koran về vấn đề này:

"Chúa chỉ cấm các nguơi ăn xác chết, máu, thịt lợn, và những thứ đã đuợc cúng tế cho kẻ khác ngoài Allah" (Al Baqara 2:173).

"Hãy nói: Trong những điều đã đuợc khải thị (truyền dạy), ta không thấy luật cấm ăn mọi thứ, ngoại trừ xác chết, máu tuơi hoặc thịt lợn, bởi vì đó là vật ô uế; hay thực phẩm không đúng qui trình, hay đã bị cúng tế cho ai khác ngoài Allah" (Al-‘An`ām 6:145).

"Dịch: Và thịt lợn, vì nó có móng nhưng không không thuộc loài nhai lại, nó là vật ô uế. Vì thế không đuợc ăn thịt chúng, hay chạm vào xác chết của chúng" (Deuteronomy 14:8).

Vào thời hiện đại, các học giả Hồi giáo tiếp tục củng cố quy định cấm ăn thịt lợn bằng các chứng cứ khoa học, như việc thịt lợn là nguyên nhân gây ra hơn 70 loại bệnh khác nhau, trong đó phổ biến nhất là các loại giun trong đuờng ruột.

Theo họ, lợn "ô uế" hơn các gia súc khác là vì hệ tiêu hóa của lợn hoạt động với tốc độ nhanh so với những loại gia súc khác (chỉ mất 4 tiếng để tiêu hóa trong khi bò mất tới 24 tiếng), vì thế quá trình bài tiết độc tố cũng ngắn và kém hiệu quả hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, lợn cũng không có tuyến mồ hôi, khiến các mầm bệnh lưu trữ và phát triển trong các mô mỡ, máu và thịt của chúng.

Theo các học giả Hồi giáo, lợn "ô uế" hơn các gia súc khác.

Lí do cuối cùng thuộc về bản năng tình dục của loài lợn. Trong các gia súc, đây là loài động vật duy nhất có xu huớng trao đổi bạn tình như một thuộc tính cố hữu. Xét về mặt đạo đức thì hành động này không thể chấp nhận trong đạo Hồi.

Các học giả đạo Hồi tin rằng một phần tính cách của con người sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc từ thịt lợn.

Theo kienthuc

Từ khóa: người Hồi giáo không ăn thịt lợn hồi giáo thịt lợn kinh Koran

Tại sao thịt lợn bị cấm trong đạo Hồi?

Khác với những người đạo Hindu không ăn thịt bò vì thờ thần bò, người Đạo Hồi kiêng thịt lợn vì chúng bị coi là loại thực phẩm không sạch cho cơ thể.

Thịt lợn là một trong những loại thực phẩm phổ biến trên thế giới. Hàng năm có khoảng 1 tỷ con lợn bị giết thịt và chúng được dùng phổ biến trong nhiều nền văn hóa ẩm thực. Tuy nhiên với một số tôn giáo như Do Thái hay Đạo Hồi, thịt lợn lại là một điều cấm kỵ.

Khác với những người đạo Hindu không ăn thịt bò vì thờ thần bò, người Đạo Hồi kiêng thịt lợn vì chúng bị coi là loại thực phẩm không sạch cho cơ thể. Ngay trong quyển Kinh Quran thiêng liêng của người Đạo Hồi đã viết rất rõ một số loại thực phẩm không được sử dụng và thịt lợn là một trong số đó.

Mặc dù vậy, Kinh Quran cũng ghi rõ người theo đạo Hồi có thể ăn thịt lợn trong trường hợp sắp chết đói và chẳng có thực phẩm khác ngoài thịt heo.

Theo lý luận của những tu sĩ đạo Hồi, thịt heo không sạch sẽ và không tốt cho sức khỏe con người do có quá nhiều mỡ, ăn quá tạp nên chứa nhiều chất độc cũng như vi khuẩn. Môi trường sống của lợn cũng không sạch nên thịt của chúng bị coi là dễ nhiễm các loại bệnh cho con người.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiêu thụ thịt lợn khiến con người dễ nhiễm các loại giun sán. Những ký sinh trùng này rất khó giết và có thể gây hại cho tính mạng nếu đi vào não hay tim. Trứng giun sán cũng rất khó giết kể cả khi đã được nấu chín.

Hơn nữa, do thịt lợn có quá nhiều chất béo nên chúng là một trong những nguyên nhân chủ chốt gây bệnh béo phì, cao huyết áp, tim mạch cùng hàng loạt những loại bệnh khác.

Mặc dù với công nghệ chăn nuôi ngày nay, heo đã được chăm sóc tốt hơn và sạch hơn trước nhưng khả năng tiếp xúc cũng như lây lan dịch bệnh của heo vẫn cao hơn so với nhiều loại thịt khác.

Câu chuyện ăn thịt heo có an toàn hay không hiện vẫn đang khiến giới khoa học tranh cãi. Trong khi một số ủng hộ quan điểm thịt heo không an toàn bằng các loại thực phẩm khác thì nhiều nhà dinh dưỡng lại cho rằng đây là loại thịt chứa nhiều chất tốt cho cơ thể người.

Họ cho rằng chất béo trong thịt lợn tốt cho những người đang ăn kiêng cần giảm Cholesterol bởi chúng là chất béo dạng đơn (Mono Unsaturated), dễ tiêu hóa và hấp thụ. Thịt lợn cũng chứa rất nhiều khoáng chất cao như Phố Pho, Natri, Kẽm, Đồng… những vi chất mà con người khó tự tổng hợp được.

Bất chấp các cuộc tranh cãi, thịt lợn vẫn được tiêu thụ rất nhiều trên thế giới. Nguyên nhân chính là chúng dễ nuôi. Lợn hầu như có thể ăn được mọi thứ mà không kiêng khem gì, lượng thịt mỗi con đem lại cho con người cũng lớn hơn so với chăn nuôi gia cầm. Như một hệ quả tất yếu, lợn được chăn nuôi và lấy thịt khá phổ biến ở rất nhiều nước Châu Á cũng như Phương Tây.

AB

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Từ khóa: sức khỏe con người, tiêu thụ thịt, thịt heo, đạo hồi

Cùng chuyên mục

Xem theo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2022 2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 XEM

Video liên quan

Chủ đề