Vì sao hát trong phòng trống hay

Micro bị hú là trường hợp thường hay gặp nhất mỗi khi bạn có dịp hát karaoke. Nếu tình trạng micro bị hú cứ duy trì hoài, thì:

  • Bạn sẽ cảm thấy khó chịu, nhói tai do tiếng hú phát ra.
  • Loa sẽ dễ bị hư, thậm chí là bị cháy. Vì sao? Khi micro bị hú, nghĩa là loa bạn đang gặp phải sự cố gì đó bất thường. Nếu tình trạng micro bị hú cứ kéo dài, thì côn loa sẽ dễ bị nóng và dẫn đến cháy loa.

Tiếng micro hú là gì?

  • Tiếng micro bị hú, thuộc âm bass nằm trong khoảng tần số từ 20Hz đến 200Hz.
  • Tiếng micro nghe “rít rít” thuộc âm treble, nằm trong khoảng 6kHz đến 20kHz.

Micro bị hú có rất nhiều nguyên nhân:

Micro xuất hiện tiếng hú do vị trí của micro đối diện và gần với vị trí đặt của loa. Khi bạn hát, micro thu âm và phát ra loa, vô tình âm thanh phát ra từ loa lại được micro thu âm lại và khuếch đại lên theo cấp số nhân. Cứ thế tạo ra nhiều vòng tuần hoàn như vậy, gây ra hiện tượng micro bị hú.

Quy trình âm thanh phát ra từ loa: Âm thanh được thu vào micro, rồi qua EQ, truyền đến bộ xử lý và đi đến bộ đẩy công suất, cuối cùng rồi thoát ra ngoài loa.

Nguyên nhân micro bị hú còn có sự ảnh hưởng bởi nguyên tố - gọi là tần số cộng hưởng liên quan đến không gian trong phòng. Mọi đồ vật, diện tích căn phòng, kiểu thiết kế trong phòng cũng đều có khả năng dội lại âm thanh khi loa phát ra, làm cho micro thu nhiều tạp âm dẫn đến xuất hiện tiếng hú.

Để hình dung nguyên nhân này bạn có thể liên tưởng đến việc bạn áp con ốc (có kích thước to nhỏ khác nhau) vào tai và nghe thấy tiếng hú vậy!

Micro có lỗ thoát hơi được thiết kế phía sau màng nhún của micro. Khi micro bị hú, có thể lỗ thoát hơi đang bị bịt kín, nên xuất hiện âm thanh cộng hưởng diễn ra bên trong thân micro.

Micro bị hú có thể do người hát vô tình để tay của mình che ăng ten của loại micro không dây. Không những thế, việc đặt micro sát miệng cũng xuất hiện tiếng hú.

Micro không đủ công suất - để đáp ứng nhu cầu cho người sử dụng, cũng là nguyên nhân làm cho micro bị hú. Nói một cách khác, tín hiệu âm thanh không nằm trong Headroom dự trữ và đạt đến độ Clip nên làm cho âm thanh bị méo, gây tiếng hú.  

  • Headroom là thuật ngữ trong cài đặt hệ thống âm thanh, nó có nghĩa là khoảng cách biệt dữ trữ từ tín hiệu bình thường đến tín hiệu tối đa trong hệ thống âm thanh.
  • Nếu tín hiệu dùng hết Headroom và chạm đến mức tín hiệu tối đa thì người ta gọi đó là Clip dẫn đến hiện tượng micro bị hú do âm thanh bị méo!

Amply nói riêng và các thiết bị khuếch đại nói chung, nếu thiếu công suất sẽ khiến loa hoạt động với âm lượng không đủ mạnh mẽ và cũng phát sinh ra tiếng hú.

Đây cũng là nguyên nhân khiến cho micro bị hú. Nếu điều chỉnh amply chưa đúng cách thì micro sẽ xuất hiện tiếng hú rít. Ngoài ra, ở một số dòng amply karaoke không hỗ trợ việc loại bỏ tiếng hú nên dễ xuất hiện tình trạng micro bị hú.  

Với mỗi nguyên nhân làm cho micro bị hú đã được liệt kê phía trên, bạn có thể tìm cho mình cách khắc phục đơn giản nhất:

Nguyên nhân

Cách khắc phục

Vị trí micro hướng thẳng và gần loa

Di chuyển hướng micro tránh gần và đối diện trực tiếp với loa.

- Ngoài ra, cần chú ý đến cách sắp xếp vị trí loa trong căn phòng.

Nếu do không gian căn phòng, thì bạn cần mua mút cách âm cách nhiệt (mút trứng tiêu âm) để dán trên tường, hay góc tường.

Lỗ thoát hơi micro bị nghẽn

Kiểm tra phía lỗ thoát hơi micro, hoặc bạn có thể đem ra tiệm để nhờ thợ sửa kiểm tra thiết bị.

- Ưu tiên chọn mua micro tốt, có xuất xứ rõ ràng.

Ví du: micro có dây nên mua loại dây tốt có bọc 1 lớp dây kim loại bên ngoài – giúp bảo vệ tín hiệu truyền từ micro vào amply.

Thao tác cầm micro không đúng

Chú ý đến cách cầm micro, tránh dùng tay che tín hiệu ăng ten của micro.

Giữ khoảng cách miệng và micro cho hợp lý, để không xuất hiện tiếng hú.

Micro bị thiếu công suất

- Tăng công suất của dàn amply lên.

- Điều chỉnh mức độ nhạy của micro để nó bắt kịp tiếng của chính nó khi phát ra loa để không xuất hiện tiếng hú.

Chỉnh amply chưa đúng

Điều chỉnh lại amly sao cho phù hợp.

- Có thể chọn mua các loại ampy có hỗ trợ loại bỏ tiếng hú.

Amply thiếu công suất

-Cần lưu ý đến các thông số kỹ thuật của loa và power amplifier (gọi là amply công suất) như công suất, độ nhạy, trở kháng để bộ dàn âm thanh hoạt động tránh tình trạng hú, rít.

Ngoài ra, có thể dùng thêm thiết bị hỗ trợ để khuếch đại tín hiệu âm thanh như bộ điều chỉnh pha, bộ dịch chuyển tần số,…

  • Độ nhạy của microcường độ hoặc độ lớn của tín hiệu âm thanh mà micro có thể thu lại được.
  • Độ nhạy của micro cao (nhạy hơn) thì sẽ hút tín hiệu âm thanh lớn hơn. Lúc này, bạn có thể giảm bớt Gain và Volume trên Mixer. Nói một cách khác, bạn tiết kiệm được khoảng dự trữ tín hiệu từ độ lớn âm thanh trung bình đến độ lớn của âm thanh tối đa – hay gọi là headroom.

Điều chỉnh amply không là một trong những nguyên nhân làm cho micro bị hú. Dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn khi điều chỉnh amply:

Lưu ý: Nên vặn từ từ, vì vặn nhiều đột ngột sẽ gây ra tiếng hú làm cháy loa.

  • Nếu hát, cảm thấy âm thanh nghe có vẻ nặng, thì bạn tăng nút Mid của đường micro lên.
  • Nếu hát, muốn nghe âm mượt, nhuyễn, thì bạn tăng chút ở nút Hi trên đường micro, và đường Echo tổng.
  • Nếu hát, muốn nghe âm thanh không dày, thì bạn tăng nhẹ nhàng nút Echo trên đường Mic, đồng thời nút nút Low trên đường Echo tổng.

Có thể nói việc điều chỉnh amlpy còn tùy thuộc vào kinh nghiệm và trình độ hiểu biết về thiết bị và âm thanh của người sử dụng. 

Nhiều mẫu loa kéo hát karaoke đang bán chạy tại Điện máy XANH:

Loa Kéo Karaoke Nanomax S-800

Còn hàng3.990.000₫4.1/511 đánh giáXem chi tiết

Với những thông tin được chia sẻ phía trên, bạn đã biết được tại sao micro bị hú và cách khắc phục sao cho đơn giản nhất. Nếu bạn có thắc mắc gì thêm, hãy để lại tin nhắn phía dưới, Điện máy XANH sẽ giải đáp giúp bạn!

29/03/2021 15:46 | 18858 Lượt xem

Trong bài viết này Remak sẽ giới thiệu về các biện pháp để cách âm và giảm tiếng ồn từ cho phòng ngủ đến phòng studio

Xem thêm bài viết Giải pháp cách âm toàn diện cho công trình dân dụng


Hình ảnh làm phòng cách âm chống ồn - tiêu âm

Remak đã nhận được nhiều câu hỏi về tư vấn cách âm và tiêu âm. Với mỗi loại hình hoạt động thì lại có một cách thi công riêng, tuy nhiên nguyên lý cách âm cho căn phòng thì không thay đổi. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn từ tổng quan tới chi tiết để làm phòng cách âm, tiêu âm hiệu quả.

Nguyên tắc làm phòng cách âm chống ồn

  1. Phòng cách âm phải kín, giảm thiểu tối đa các khe hở.
  2. Cách xa những nơi có hoạt động tạo âm thanh lớn và các nguồn phát âm thanh lớn.
  3. Hạn chế các nguồn tạo ra rung động cho tường, nền và trận như: máy bơm, máy phát điện, và quạt công suất lớn.

Các nguyên nhân gây tiếng ồn

  1. Các âm thanh bên ngoài lọt vào trong.
  2. Các âm thanh bên ngoài truyền qua tường, cửa ra vào, cửa sổ, và mái.
  3. Các nguồn gắn trực tiếp lên tường, trần, hay nền tạo mức độ rung mạnh.
  4. Các nguồn phát ra tiếng ồn ở bên trong.
  5. Hiện tượng phản xạ âm tạo ra tiếng vang và nhiễu âm.

Biện pháp khắc phục đối với từng nguồn phát ra tiếng ồn

1. Cách âm chống ồn bằng cách ngăn các âm thanh bên ngoài lọt vào trong

Để ngăn chặn âm thanh bên ngoài lọt vào trong thì cần hạn chế tối đa khe hở như các khe hở ở cửa sổ, ô thông khí, cửa sổ kính, cửa ra vào và phần tường tiếp xúc với mái.

- Đối với các khe hở ở trên tường hay tiếp giáp với tường thì bạn sử dụng keo bọt nở để bịt kín các phần hở này.

- Nếu ở phần mép cửa sổ bạn kiểm tra mà cũng có khe hở thì bạn sử dụng gioăng xốp để dán vào mép.

- Cuối cùng để căn phòng cách âm tốt hơn, bạn cũng nên kiểm tra mép cửa ra vào ở phần trên dưới và bản lề. Tại cửa ra vào để cách âm tốt bạn sử dụng sản phẩm gioăng cửa.

2. Âm thanh truyền qua tường, cửa và mái

Sau khi đã kiểm tra và bịt kín hết các khe hở mà ở bên trong vẫn nghe thấy tiếng ồn bên ngoài là do tường hoặc cửa hoặc mái có độ cách âm chưa tốt. Trước tiên là thiết kế lại các cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng loại cửa có mức cách âm tốt hơn. Ngoài ra phần tường và mái nếu như quá mỏng thì cũng không thể cách âm hoàn toàn được.

Để ngăn chặn hoàn toàn âm thanh có mức lớn và cực lớn như phòng hát karaoke, phòng máy công nghiệp,... thì làm cho tường dày lên là chưa đủ. Chúng ta phải làm tường theo cách sử dụng các vật liệu tiêu âm và cách âm để xử lý hoàn toàn âm thanh lọt vào trong hoặc lọt ra ngoài.

Để xử lý cách âm chống ồn cho các căn phòng chuyên dụng như phòng thu âm, trường quay, hay phòng hát karaoke thì cần phải sử dụng và kết hợp nhiều vật liệu khác nhau để làm tường cách âm. Mức độ dày hay mỏng, sử dụng bông cách âm hay xốp cách âm và có cần lót thêm cao su cách âm hay không thì phụ thuộc vào mức độ cần cách âm của phòng. 

3. Xử lý các nguồn gắn tường gây rung

Khi các máy móc được gắn vào tường mà và để dưới nền hoặc gắn trần có mức độ rung quá lớn cũng sẽ tạo ra âm thanh ù ù lan truyền qua tường. Để xử lý vấn đề này cần giảm rung, giảm chấn do thiết bị tác động lên tường hay trần và nền bằng cách sử dụng lò xo giảm trấn hoặc miếng lót chống rung như cao su giảm chấn.

4. Xử lý nguồn âm thanh ở bên trong

Trường hợp này thường là sẽ dế xử lý nhất. Chúng ta chỉ cần hạn chế và tắt bớt các thiết bị khi chạy có phát ra âm thanh là được. Nhưng nếu không thể hạn chế hay tắt đi được thì cần sử dụng một hộp cách âm bao bọc thiết bị đó. Ví dụ như chúng ta có thể thiết kế một hộp cách âm cho máy phát điện.

Làm tường cách âm

Để có được một bức tường cách âm hiệu quả, ngoài lớp gạch xây bao bên ngoài và lớp phủ ở bên trong thì chúng ta cần có các lớp vật liệu như sau:

1. Lớp cao su non hoặc lớp cao su lưu hóa.

2. Lớp bông cách âm - tiêu âm: bông thủy tinh hoặc bông khoáng.

3. Lớp xốp cách âm: xốp XPS hoặc EPS (xốp chống cháy nếu công trình cần đạt chuẩn chống cháy).

4. Lớp túi khí cách âm.

Các vật liệu trên đều có độ dày và tỉ trọng khác nhau, lựa chọn tỉ trọng và độ dày như thế nào còn phụ thuộc vào mức độ âm thanh hay mức độ cách âm và khả năng kinh phí có thể chi.

Cách âm cho phòng ngủ đơn giản

Vấn để xử lý tiếng ồn ở phòng ngủ là hết sức quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp lên chất lượng giấc ngủ của chúng ta. Chúng tôi đã nhận được một sổ câu hỏi nhờ tư vấn từ khách hàng như: phòng ngủ của tôi ở gần thang máy của chung cư thì phải làm thế nào? hay nhà bên cạnh sử dụng máy sục khí tối tôi cứ thấy tiếng ù ù rất khó chịu và phòng ngủ của tôi ở gần mặt đường thì phải làm thế nào?

Để khắc phục hiệu quả thì điều quan trọng là bạn cần xác định đúng nguyên nhân. Âm thanh từ xa hay âm thanh ở gần, có phải ồn do thiết bị phát ra âm thanh hay do sự hoạt động của máy móc tạo độ rung lắc gây chấn động lên tường? Sau khi tìm ra nguyên nhân gây ồn, bạn áp dụng các biện pháp kỹ thuật đã được nêu ở bên trên để xử lý.

Cách âm phòng Karaoke

Đặc điểm của phòng hát Karaoke là có mức âm thanh và bass rất lớn. Nên để cách âm tốt mà vẫn giữ được lượng âm vừa đủ ở bên trong là việc không hề đơn giản. Cách âm phòng Karaoke cần sử dụng nhiều lớp vật liệu cách âm, tiêu âm, và giảm chấn chống rung như: bông thủy tinh, bông khoáng, cao su non.

Cách âm phòng thu

Cách âm phòng thu không cần phải làm kỹ như phòng hát Karaoke, nhưng mức độ cách âm đạt chuẩn cũng cần phải được đảm. Biện pháp làm phòng cách âm phòng thu và chi phí phụ thuộc vào 2 yếu tố: mức độ âm thanh ở bên ngoài và mức độ tiêu âm ở bên.

Nếu bạn muốn âm thu được không bị lọt các tạp âm khác thì mức độ cách âm của phòng cần đạt mức tuyệt đối. Ngoài ra nếu bạn muốn chất âm thu được phải hay và thể hiện đúng chất âm như các studio thu giọng hát và thu nhạc thì cần phải lắp thêm ở bên trong các vật liệu tiêu âm như mút tiêu âm.

Phương pháp tiêu âm & tán âm trong âm học

Remak - thi công tiêu âm cách âm

Remak ngoài cung cấp vật liệu còn có dịch vụ thi công cách âm và tiêu âm cho phòng studio, hội trường, văn phòng, lớp học, trường quay, phòng nhạc và xem phim gia đình,... Remak đã thi công nhiều dự án lớn cho cá nhân, doanh nghiệp và công trình nhà nước.

Quý khách có nhu cầu thi công hoặc nhận tin tư vấn xin vui lòng liên hệ qua số Hotline/Zalo hoặc đội ngũ nhân viên Remak để nhận được báo giá và thông tin tư vấn chi tiết nhất.

Zalo/Hotline: 0936.106.338 - 0961.088.939 - 0903.441.981 - 0938.936.696.

Xem định vị:
- Tổng công ty: Lô 10, khu CN Lại Yên, Hoài Đức, Hà Nội.
- Kho Mỹ Đình: Đối diện 304 đường K2, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Nhà máy bông: Km22 Đại lộ Thăng Long, Quốc Oai, Hà Nội.
- Chi nhánh Sài Gòn: Số 181 đường Dương Công Khi, Tân Hiệp, Hóc Môn.

* Để rõ đường đi và thuận lợi cho đôi bên Quý khách vui lòng Click vào đây để xem chi tiết.

Video liên quan

Chủ đề