Vì sao gạo lứt dễ bị ôi thiu

Gạo là một miếng mồi thơm ngon, cuốn hút mối mọt. Để giúp bạn có thể đảm bảo được hương vị thơm ngon của gạo khi nấu chín thì hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách bảo quản gạo đúng cách, để không bị mối mọt xâm phạm.

Bạn chỉ cầm sơ suất một chút là đã có thể khiến hũ gạo của bạn bị mối mọt xông vào và phá hỏng. Đặc biệt là vào những mùa mưa hoặc những mùa ẩm ướt, sẽ là mùa cơ hội của các loại côn trùng và mối, chúng sẽ xâm nhập vào hũ gạo phá hoại và sinh sôi nảy nở, đẻ trứng trên hạt gạo.

Khi gạo đã bị mối mọt tấn công thì chắc chắn rằng chúng sẽ không còn được thơm ngon và giá trị dinh dưỡng có trong hạt gạo cũng bị giảm đi nhiều. Ăn gạo bị mối mọt cũng có thể là một nguy cơ gây ra một số bệnh lý về sau này.

Do vậy chúng ta cần phải biết cách phòng tránh mối mọt xông gạo, Phòng tránh mối mọt tấn công như thế nào  thì ngay bây giờ hãy cùng tìm hiểu và áp dụng ngay những bước bảo quản dưới đây nhé.

Nhiều người cứ nghĩ là gạo để lâu hoặc phần gạo ở đáy hũ sẽ bị mối mọt sinh ra nhưng điều này không đúng nhé. Thực chất, khi chúng ta mua gạo về đã có mối mọt bên trong  và do điều kiện không khí cũng như cách bảo quản gạo của chúng ta chưa đúng nên đã vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho mối mọt phát triển và sinh sôi.

Khi mối mọt vẫn còn đang ở giai đoạn ấu trùng thì khi chế biến gạo vẫn chưa gây ảnh hưởng đến chất lượng cũng như hương vị của gạo. Nhưng khi ấu trùng phát triển thành mối mọt và ăn gạo thì gạo sẽ bị hỏng và mất đi hương vị thơm.

Bảo quản gạo trong vại, lu, thùng đựng gạo thông minh

Từ xưa đến nay, người ta thường sử dụng lu hoặc vại để bảo quản gạo, vừa sạch sẽ vừa tiện lợi nên rất nhiều gia đình đã chuẩn bị một chiếc vại nhỏ để bảo quản vừa đủ cho 1 tháng. Tuy nhiên bạn cần phải đậy nắp hũ đựng gạo ngay sau khi sử dụng để tránh độ ẩm và ngăn chặn các loại côn trùng như dán, chuột vào thâm nhập và phá hỏng gạo hoặc tránh bụi bẩn rơi vào.

Điều thứ 2 cần quan tâm khi bảo quản gạo bằng lu là lu đựng gạo cần làm bằng các nguyên liệu như sành sứ, bởi vì những hũ đựng gạo nhựa rất có thể sẽ bị chuột cắn, sẽ làm hỏng lu và gạo rơi vãi ra ngoài.

Bạn cũng có thể bảo quản gạo trong thùng đựng gạo thông minh để chống lại mối mọt và nấm mốc ở gạo nhé. Thùng đựng gạo thông minh còn giúp cho bạn đong gạo vô cùng dễ dàng nữa đó

Tham khảo thêm: Top 5 thùng gạo thông minh tốt nhất 2020

Bảo quản gạo bằng tỏi

“Bảo quản gạo bằng tỏi” – nghe có vẻ lạ nhưng đây là một cách bảo quản gạo mang lại cho bạn hiệu quả không ngờ đó. phương pháp này vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần bóc vài tép tỏi và để vào trong thùng gạo. Tùy vào lượng gạo mà điều chỉnh lượng tỏi khác nhau nhé. Sau khi để tỏi vào thì bạn cần đậy kín thùng gạo vào để tránh bụi bẩn cũng như các loại côn trùng thâm nhập.

Bảo quản gạo không chỉ giúp loại bỏ mối mọt mà còn giữ được chất lượng gạo và kéo dài thời gian sử dụng gạo mà không lo bị mối mọt.

Bảo quản gạo trong hộp đựng kín hoặc túi

Bảo quản gạo trong túi bóng hoặc hộp kín là phương pháp bảo quản đối với những loại gạo ít sử dụng hoặc lượng gạo không nhiều, ví dụ như gạo nếp, gạo lứt,… Với phương pháp bảo quản này, bạn cần rửa sạch hộp và lau khô trước khi bảo quản gạo. Hộp đựng gạo cần được để ở những nơi khô ráo thoáng mát và đặc biệt là cần phải đảm bảo rằng hộp đựng gạo hoặc túi đựng gạo của bạn không bị chuột tấn công. Thường xuyên kiểm tra tình trạng của gạo để khắc phục kịp thời.

Bảo quản bằng tủ lạnh

Gạo là một loại thực phẩm hút ẩm cực kỳ nhanh, bạn chỉ cần sơ ý để gạo bên ngoài là không khí ẩm rất dễ thâm nhập và dẫn đến chất lượng của gạo bị giảm sút. Nơi khô ráo thoáng mát nhất để có thể bảo quản gạo tốt nhất đó chính là tủ lạnh.

Để gạo trong tủ lạnh là một cách bảo quản gạo hiệu quả. Tròn môi trường nhiệt độ thấp các loại ấu trùng sẽ không thể nở trứng. Bạn có thể để gạo trong tủ lạnh 4-5 ngày sau đó bỏ gạo ra ngoài và bảo quản trong hộp kín.

Tham khảo thêm: Danh mục review sản phẩm nhà cửa đời sống

Khi gạo của bạn đã bị mọt tấn công thì phải làm sao? Gạo bị mọt vẫn có thể ăn được nếu bạn phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Nhiều người vội vàng đem gạo ra nắng phơi để tiêu diệt mọt nhưng phương pháp xử lý gạo bị mọt xâm hại này là hoàn toàn sai lầm nhé. Khi bạn đem gạo ra phơi nắng, một phần mọt sẽ chết, và một phần vẫn ẩn trú trong hạt gạo, hơn thế nữa chất lượng gạo của bạn cũng bị giảm xuống, gạo mất hết nước và khô cong rồi vỡ vụn.

Để xử lý gạo khi bị mọt bạn có thể sàng gạo nhẹ nhàng để loại bỏ mọt và phơi gạo ở nơi thoáng mát để gạo không bị khô cong và bị vỡ.

  • Phơi gạo dưới ánh nắng trực tiếp hoặc để gạo ở nhiệt độ thấp sẽ làm giảm chất lượng gạo
  • Thùng đựng gạo không được vệ sinh sạch sẽ hoặc chưa khô ráo. Đây là điều kiện tốt để mọt có thể sinh sôi nảy nở và phá hỏng gạo.

Trên đây là một số cách bảo quản gạo tránh mối mọt đơn giản, dễ làm. Bạn có thể tham khảo và bảo quản gạo nhà mình nhé. Hãy luôn giữ vệ sinh thùng đựng gạo mỗi khi thay gạo mới nhé, vì đây là một nguyên tắc quan trọng trong quy trình bảo quản gạo. Cảm ơn bạn đã chú ý theo dõi.

Nguồn: TrustReview.vn

Gạo lứt là một trong các loại gạo rất được yêu thích bởi hương vị thơm ngon và độ dinh dưỡng cao. Với những ai đang ăn kiêng thì gạo lứt còn giúp bạn no lâu hơn. Tuy nhiên bạn đã thật sự hiểu gạo lứt là gì và có bao nhiêu loại gạo lứt chưa? Cùng Điện máy XANH tìm hiểu kĩ hơn về gạo lứt trong chuyên mục Mẹo vào bếp ngay nhé!

Gạo lứt là loại gạo chỉ được xay sơ qua để loại bỏ vỏ trấu và vẫn giữ được lớp cám gạo bên ngoài, chứ không được xát bỏ, cũng chính vì thế mà thành phần dinh dưỡng của gạo lứt cao hơn gạo thường.

Gạo lứt còn được biết đến với các tên gọi như gạo rằn, gạo lật.

Khi ăn gạo lứt, nếu chưa quen bạn sẽ cảm thấy hơi thô và cứng, gây ra cảm giác nham nháp ở cổ họng do gạo còn lớp vỏ cám ở ngoài. Tuy nhiên gạo này rất tốt cho sức khoẻ đấy nhé!

2. Các loại gạo lứt

Theo màu sắc

Do gạo lứt giữ loại vỏ cám gạo bên ngoài. Chính vì thế mà gạo lứt được chia làm 3 màu: trắng ngà, đỏ và đen.

Gạo lứt trắng

Đây là loại gạo được sản xuất nhiều nhất và phù hợp với nhiều lứa tuổi. Loại gạo này có màu trắng ngà hoặc trắng ngả nâu vàng, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy tại các cửa hàng bán gạo hay siêu thị.

Gạo lứt đỏ

Gạo lứt đỏ thường có màu đỏ nâu nên thường bị nhầm với gạo huyết rồng.

Cách phân biệt là bạn tách đôi thử hạt gạo, nếu thấy phần lõi bên trong có màu trắng là gạo lứt đỏ. Còn đối với gạo huyết rồng thì sẽ màu đỏ sẫm bên trong.

Gạo lứt đen

Gạo lứt đen thường sẽ có màu tím than, chứ không phải màu đen hoàn toàn. Loại gạo này có lượng đường thấp, hàm lượng chất xơ và hợp chất thực vật cực kì cao, tạo cảm giác no lâu và giảm sự thèm ăn, giúp thúc đẩy quá trình giảm cân.

Theo chất gạo

Gạo lứt tẻ

Gạo lứt tẻ thường sẽ khá giống với các loại gạo trắng dùng để nấu cơm hằng ngày, chỉ khác một chút là gạo lứt tẻ sẽ có màu trắng ngà do còn nguyên lớp vỏ cám.

Gạo lứt tẻ được chia làm 2 loại là gạo lứt tẻ tròn và gạo lứt tẻ dài. Trước khi nấu gạo lứt, bạn cần ngâm gạo trong vòng 1 - 2 tiếng để hạt gạo được nở ra, như vậy khi mang đi nấu gạo sẽ mềm, dẻo hơn.

Gạo lứt nếp

Loại gạo này bắt nguồn từ những loại nếp khác nhau như nếp than, nếp hương, nếp hoa vàng,... Gạo lứt nếp thường dùng để nấu xôi, nấu chè do hạt gạo sau vẫn giữ được độ dính và dẻo.

3. Cách chọn mua gạo lứt ngon

Tuỳ vào sở thích, bạn có thể tuỳ chọn 1 trong các loại gạo lứt đã nêu trên nhé.

Khi mua, bạn nên sờ thử vào hạt gạo lứt, lớp ngoài hơi thô ráp, sáng bóng do lớp cám bao phủ bên ngoài.

Nên chọn mua hạt gạo còn nguyên hạt, không bị bể nát, mùi thơm đặc trưng của gạo mới.

Tránh chọn mua gạo đã cũ, hoặc bị mối mọt. Do các loại gạo này đã để lâu và đã bị mất chất dinh dưỡng khá nhiều.

4. Cách bảo quản gạo lứt

Đựng trong hộp chuyên dụng

Làm sạch các hộp đựng gạo chuyên dụng, lau khô ráo rồi cho gạo lứt vào trong hộp. Đậy nắp kín và bảo quản hộp gạo ở những nơi thoáng mát, tránh đễ những nơi ẩm thấp hoặc để gần lò vi sóng, lò nướng.

Chia thành từng phần nhỏ

Bạn nên chia gạo lứt ra thành phần nhỏ cho vào hũ/ hộp đựng. Bạn có thể cho những phần nhỏ này bảo quản trong tủ lạnh giúp hạn chế được mối mọt. Ngoài ra chia thành phần nhỏ sẽ giúp gạo dễ bảo quản, tránh bị mốc hơn.

Dùng tỏi

Còn một cách nữa để bảo quản gạo lứt mà không phải ai cũng biết đâu nha, đó là dùng tỏi. Bạn chỉ cần cho vài tép tỏi đã lột vỏ lên trên hộp đựng gạo (lượng tỏi nhiều hay ít tùy theo lượng gạo nha). Sau đó đậy kín nắp lại là được rồi đấy.

Tỏi sẽ giúp cho gạo không mối mọt ăn và giữ cho gạo lứt được nguyên như ban đầu.

5. Gạo lứt mua ở đâu, giá bao nhiêu?

Bạn có thể tìm mua các loại gạo lứt ở những cửa hàng chuyên bán gạo, các siêu thị lớn hoặc các chuỗi cửa hàng Bách hóa XANH trên toàn quốc. Ngoài ra bạn cũng có thể truy cập vào trang thương mại điện tử bachhoaxanh.com để mua nhanh chóng, dễ dàng hơn.

Giá gạo lứt dao động từ 25.000 - 45.000 đồng/ 1kg, tùy theo màu sắc của từng loại gạo lứt.

Hy vọng với những thông tin trên, Điện máy XANH đã giúp bạn giải đáp thắc mắc gạo lứt là gì, mua ở đâu? Các loại gạo lứt. Đồng thời hướng dẫn cách chọn mua và bảo quản gạo lứt được lâu. Hãy cùng tìm hiểu nhiều hơn các mẹo hay khác trong chuyên mục Mẹo vào bếp nhé!

Biên tập bởi Trần Tuyết Hoa • 08/06/2021

Video liên quan

Chủ đề