Vì sao đó là những thói quen tốt

Vì sao đó là những thói quen tốt

Nghị luận về thói quen tốt

Trong cuộc sống ai cũng muốn mình sẽ là người thành công nhưng những phẩm chất của người thành công không tự nhiên mà có. Nó phải được rèn luyện qua một quá trình, từ những thói quen hàng ngày của con người. Ngạn ngữ có câu: Gieo thói quen, gặt tính cách. Để có được những phẩm chất tốt, chúng ta phải bắt đầu từ những thói quen tốt.

Thói quen là những nếp sống, phương pháp làm việc được lặp đi lại nhiều lần trong cuộc sống và công tác lâu dần thành quen, khó thay đổi. Có hai loại thói quen: thói quen xấu và thói quen tốt .

Thói quen tốt là những thói quen mang lại nhiều lợi ích cho con người. Thói quen xấu là những thói quen gây ra nhiều tác hại cho con người.

Mỗi người đều có lối sống, thói quen và sở thích riêng rất khác nhau. Qua thói quen có thể thấy được cá tính, văn hóa, hoàn cảnh,… của con người.

Thói quen tốt mang lại nhiều lợi ích nhưng lại khó hình thành hơn thói quen xấu. Bởi vậy, chung ta cần ý thức thật rõ những lợi ích của thói quen tốt và tác hại của thói quen xấu để có phương hướng cụ thể rèn luyện bản thân theo chiều hướng ngày càng tốt đẹp hơn. Mỗi chúng ta cần có ý thức tránh xa thói quen xấu, hình thành thói quen tốt. Đó cũng là nội dung của hoạt động tiếp theo.

Không ai sinh ra đã có ngay các thói quen tốt đẹp. Để hình thành nó, chúng ta cần nhận thức được lợi ích của thói quen, để từ đó có động lực rèn luyện. Cố gắng mỗi ngày một chút, đều đặn, chăm chỉ thực hiện hành vi để hình thành thói quen (Gieo hành vi, gặt thói quen)

Bền bỉ, kiên trì, không ngã lòng, đến một lúc nào đó chúng ta không còn thấy khó khăn với việc rèn luyện thói quen mà thói quen sẽ mang lại niềm vui, sự hào hứng cho chúng ta. (VD: mới tập thể dục thấy rất mệt nhưng tập quen sẽ thấy rất khỏe và rất vui).

Thói quen dù tốt hay xấu không tự nhiên sinh ra mà nó là hệ quả tất yếu của việc sinh hoạt, học tập, rèn luyện, tu dưỡng của mỗi người trong cuộc sống hằng ngày. Nếu ai lơ là, chểnh mảng, bàng quan mà không chú ý rèn luyện từ những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhất thì qua ngày, qua tháng, những biểu hiện của thói quen xấu cứ mỗi ngày dày thêm, tăng thêm.

Ngược lại, người nào luôn cẩn thận, chịu khó, chăm chỉ, siêng năng và chú tâm tu dưỡng, rèn luyện bản thân mình ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi công việc, biết kiềm chế những trò chơi vô bổ, những thú vui tầm thường, thành tâm tiếp thu những điều hay lẽ phải, những giá trị bổ ích trong cuộc sống thì nhất định người đó sẽ ngày càng trưởng thành, tiến bộ.

Là một học sinh đang ngồi dưới mái trường, các em nên cố gắng phấn đấu hình thành những thói quen lành mạnh, tốt đẹp, có lợi cho việc rèn luyện tri thức và tu dưỡng đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội sau này.

Chúng ta cần nỗ lực rèn luyện thói quen tốt để trở thành người thành công, còn nếu không thành công thì cũng sẽ thành nhân, đóng góp được nhiều điều hữu ích cho cộng đồng, cho xã hội.

  • Đức tính cao cả
  • Sống đẹp
  • Thói quen tốt thói quen xấu

Tính cách của chúng ta là sự tổng hợp của thái độ sống, thói quen và suy nghĩ. Khi mới sinh ra, chúng ta chưa có bất kỳ thói quen nào, nó được hình thành dựa vào sự phát triển của suy nghĩ và hành động được lặp lại nhiều lần. Thói quen là thứ có thể học được và cũng có thể từ bỏ nhưng nó đòi hỏi một quá trình dài kèm theo tâm huyết cao. 

Theo nghiên cứu vào năm 2000 tại Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Bệnh dịch của Hoa Kỳ, có nhiều thói quen mà ta lẽ ra có thể tránh được: chế độ dinh dưỡng kém, không vận động, hút thuốc và uống rượu… nhưng chúng ta vẫn duy trì và biến nó thành nguyên nhân gây nên một nửa số ca tử vong ở Hòa Kỳ. 

  • Thuốc lá: 435.000 người
  • Lối sống thiếu vận động và ăn uống không lành mạnh: 400.000 người 
  • Tiêu thụ rượu: 85.000 người

Ai cũng biết thói quen xấu mang lại nhiều tác hại, nhưng Tại sao chúng ta lại khó từ bỏ chúng?

Thói quen xấu mang đến cảm giác thoải mái nhất thời

Thói quen thường có sức hút rất lớn – lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta nhận thấy. Một chút ý chí hay một vài thay đổi trong cuộc sống chưa đủ để xóa bỏ những thói quen đã ăn sâu vào bản thân. Bởi vì, ban đầu nó giống như là một đường chỉ mảnh, nhưng hành động lặp đi lặp lại nhiều ngày sẽ khiến đường chỉ đó ngày càng dày lên và in sâu vào não chúng ta.  

Bộ não của chúng ta được xác lập hoạt động dựa vào tiêu chí phần thưởng, tức là luôn ưu tiên những hoạt động không tốn nhiều năng lượng và có tính giải trí cao để thực hiện. Vì thế, những thói quen xấu nhưng mang lại cảm giác thoải mái sẽ dễ khiến chúng ta lựa chọn và phụ thuộc vào chúng. 

Mọi người xung quanh cũng đang như vậy

Chúng ta vẫn thường biện hộ cho những hành động không tốt cho sức khỏe của bản thân: thức khuya, uống nhiều bia, rượu, hút thuốc.. là hoạt động bình thường, bởi vì xung quanh ta có rất nhiều người đang sống như vậy. 

Đôi khi, chúng ta còn cố bao che cho điều đó bằng những lời nói an ủi: “Thư giãn thêm một chút có sao đâu, chỉ hôm nay thôi, ngày mai ta sẽ thay đổi”. Đó là những biện minh tức thời do cảm giác tội lỗi khi biết mình chưa từ bỏ được thói quen xấu để sống khỏe mạnh và tươi trẻ hơn.  

Hậu quả

Hầu hết ta đều biết hậu quả của những hành vi này. Bao bì thuốc lá in những cảnh báo về việc có thể bị ung thư. Chính phủ phát động chiến dịch ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất thông qua tuyên truyền và các kênh TV. Nhưng về mặt lâu dài, đâu là hậu quả của việc thực hiện những thói quen xấu liên tục?

  • Ung thư, bệnh tật và phá hủy tế bào cơ thể.
  • Cảm thấy không hạnh phúc và trầm cảm.
  • Tình trạng thể chất kém tạo ra các cơn đau và sự uể oải.
  • Cuộc sống về sau hay gặp vấn đề về thể chất.

Làm thế nào để ngừng những thói quen có hại?

Trong mỗi chúng ta, thói quen luôn chiếm một vị trí quan trọng. Vì thế, chúng ta hãy học cách kiểm soát bản thân để tạo hoạt động lành mạnh và loại bỏ dần hành vi xấu. Để phá bỏ một thói quen, chúng ta không chỉ đơn thuần dùng sức mạnh ý chí mà còn cần niềm tin, thái độ sống tích cực của mỗi người.

Trong quyển sách nổi tiếng của Franklin có các phương pháp giúp ông giảm thiểu những tật xấu của mình và thay thế chúng bằng những thói quen tốt hơn. Trước tiên, ông lập một danh sách gồm 13 đức tính mà ông muốn có, sắp xếp theo thứ tự của sự quan trọng và viết mỗi đức tính lên một trang riêng của cuốn sổ tay nhỏ. Ông tập trung rèn luyện mỗi đức tính trong một tuần. Nếu kết quả chưa tốt, ông đánh dấu đen nhỏ bên cạnh. Ông cứ liên tục thực hiện cho đến khi không còn dấu đen nữa. Kể từ đó, ông đã có thêm nhiều thói quen mới tốt hơn. 

Mất bao lâu để xây dựng nên hành vi mới?

Giáo sư Thomas Plante, Giám đốc Viện Sức khỏe & Tâm linh, Khoa Tâm lý học trường Đại học Santa Clara và là Giáo sư Lâm sàng Thỉnh Giảng tại Khoa Khoa học Tâm lý và Hành vi thuộc Đại học Dược Stanford giải thích rằng:

“Một yếu tố quan trọng là bạn quyết tâm đến đâu để từ bỏ thói quen của mình. Thứ hai là, thói quen ấy đã tồn tại lâu chưa? Một thói quen mới sẽ dễ từ bỏ hơn là một thói quen cũ”

Đặt mục tiêu tập thể dục nhiều hơn là một chuyện, nhưng nếu bạn thực sự thấy thoải mái với việc ngồi lì một chỗ thì việc ép mình vận động sẽ khó hơn. Nếu một thói quen xấu đã tồn tại trong thời gian dài, nó sẽ khó bỏ hơn bởi bạn đã lặp lại nó quá nhiều lần. Nếu việc tập thể dục nhiều hơn chẳng có ảnh hưởng gì tới cuộc sống của bạn, bạn sẽ khó có lý do để năng vận động hơn. Ngược lại, nếu bác sĩ nói với bạn rằng bạn sẽ không thể sống tới khi con bạn tròn 18 tuổi nếu như bạn không chịu vận động thì hẳn bạn sẽ có động lực để thay đổi.

Dù có mất bao nhiêu thời gian đi nữa, việc phá bỏ những thói quen xấu và thay thế chúng bằng những hoạt động lành mạnh là thật sự cần thiết để bạn có được cuộc sống tốt đẹp hơn. 

RÈN LUYỆN THÓI QUEN TỐT

(1 tiết)

I. Mục tiêu :

Học xong bài này, HS có khả năng:

- Hiểu thế nào là thói quen tốt, phân biệt được thói quen tốt và thói quen xấu.

- Nhận thức được những lợi ích của thói quen tốt và tác hại của thói quen xấu

- Có ý thức và biết cách thức rèn luyện những thói quen tốt, nhất là những thói quen cần thiết cho người học sinh trên con đường học vấn và con đường đời.

II. Nội dung bài học :

- Mỗi người đều có lối sống, thói quen và sở thích riêng rất khác nhau. Dựa vào lợi ích hoặc tác hại do thói quen mang lại, có thể chia thói quen thành hai loại: thói quen xấu và thói quen tốt. Qua thói quen có thể thấy được cá tính, văn hóa, hoàn cảnh,… của con người.

- Thói quen tốt mang lại nhiều lợi ích nhưng lại khó hình thành hơn thói quen xấu. Con người cần ý thức thật rõ những lợi ích của thói quen tốt và tác hại của thói quen xấu để có phương hướng cụ thể rèn luyện bản thân theo chiều hướng ngày càng tốt đẹp hơn.

III. Tài liệu, phương tiện :

- Giấy A0, bút dạ viết bảng, băng dính

- Clip nhạc của 2 bài Con heo đất của Ngọc Lễ và Tập thể dục buổi sáng của Minh Trang

- Phần thưởng dành cho trò chơi học tập (kẹo/bánh hoặc bút…).

IV. Hướng dẫn thực hiện :

1/ Hoạt động 1: Kể ra những phẩm chất, tính cách của người thành công.

a. Mục tiêu: Giới thiệu bài

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS nhớ lại những tấm gương thành công và kể ra các phẩm chất, tính cách dẫn đến thành công của những tấm gương ấy.

- GV nêu câu hỏi gợi mở:

+ Các em có muốn mình trở thành người thành công không?

+ Có phải ngay từ khi ra đời, chúng ta đã có những phẩm chất của người thành công?

c. Kết luận:

Trong cuộc sống ai cũng muốn mình sẽ là người thành công nhưng những phẩm chất của người thành công không tự nhiên mà có. Nó phải được rèn luyện qua một quá trình, từ những thói quen hàng ngày của con người. Ngạn ngữ có câu: Gieo thói quen, gặt tính cách. Để có được những phẩm chất tốt, chúng ta phải bắt đầu từ những thói quen tốt. Đó là lí do của bài học hôm nay: Rèn luyện thói quen tốt

2/ Hoạt động 2: Phân biệt thói quen tốt và thói quen xấu

a. Mục tiêu: Giúp học sinh phân biệt được thói quen tốt và thói quen xấu để biết điều gì nên làm và diều gì cần tránh.

b. Cách tiến hành:

- GV đưa ra một loạt thói quen như sau:

  1. Bỏ bữa sáng
  2. Học bài, soạn bài đầy đủ
  3. Xả rác đúng nơi quy định
  4. Xả rác bừa bãi
  5. Chơi game 2 tiếng mỗi ngày
  6. Nói năng lễ phép
  7. Uống nhiều rượu, bia
  8. Hút thuốc
  9. Ăn sáng đều đặn
  10. Ngủ dậy muộn
  11. Chửi thề
  12. Mượn tập bạn chép bài giải dù không hiểu gì
  13. Uống nhiều nước mỗi ngày
  14. Ngâm chân trước khi ngủ
  15. Tập thể dục đều đặn
  16. Đọc sách
  17. Ngủ dậy muộn
  18. Không sử dụng thực phẩm có cồn
  19. Xỉa răng sau khi ăn
  20. Lập thời gian biểu cho các hoạt động

- GV yêu cầu HS sắp xếp các thói quen trên vào bảng sau:

Thói quen tốt

Thói quen xấu

- GV đặt câu hỏi: Căn cứ vào đâu, các em có thể phân biệt thói quen tốt và thói quen xấu?

Dự kiến HS trả lời: Căn cứ vào việc thói quen ấy mang lại lợi ích hay tác hại.

- GV chia lớp làm 2 nhóm, 1 nhóm chỉ ra những lợi ích của các thói quen tốt vừa điền vào bảng, 1 nhóm chỉ ra các tác hại của những thói quen xấu:

Thói quen tốt

Lợi ích

  1. Học bài, soạn bài đầy đủ
  2. Xả rác đúng nơi quy định
  3. Nói năng lễ phép
  4. Ăn sáng đều đặn
  5. Uống nhiều nước mỗi ngày
  6. Ngâm chân trước khi ngủ
  7. Tập thể dục đều đặn
  8. Đọc sách
  9. Không sử dụng thực phẩm có cồn
  10. Lập thời gian biểu cho các hoạt động

Thói quen xấu

Tác hại

  1. Bỏ bữa sáng
  2. Xả rác bừa bãi
  3. Chơi game 2 tiếng mỗi ngày
  4. Uống nhiều rượu, bia
  5. Hút thuốc
  6. Ngủ dậy muộn
  7. Chửi thề
  8. Mượn tập bạn chép bài giải dù không hiểu gì
  9. Ngủ dậy muộn
  10. Xỉa răng sau khi ăn

c. Kết luận:

- Thói quen là những nếp sống, phương pháp làm việc được lặp đi lại nhiều lần trong cuộc sống và công tác lâu dần thành quen, khó thay đổi.

- Có hai loại thói quen: thói quen xấu và thói quen tốt Thói quen tốt là những thói quen mang lại nhiều lợi ích cho con người. Thói quen xấu là những thói quen gây ra nhiều tác hại cho con người.

- Mỗi chúng ta cần có ý thức tránh xa thói quen xấu, hình thành thói quen tốt. Đó cũng là nội dung của hoạt động tiếp theo.

3/ Hoạt động 3: Tránh xa thói quen xấu, hình thành thói quen tốt

a. Mục tiêu: Giúp HS có ý thức tránh xa thói quen xấu, hình thành thói quen tốt và biết được cách thức hình thành thói quen tốt

b. Cách tiến hành:

  • GV: Nhìn chung mỗi cộng đồng, dân tộc có những thói quen xấu và tốt khác nhau, trong đó, người Việt có một số thói quen xấu tạo nên hình ảnh "người Việt xấu xí" trong mắt người nước ngoài. Đó là những thói quen nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua trò chơi Chung sức. Có 100 người được khảo sát và họ đã đưa ra 6 đáp án. Các em hãy đoán xem đó là những đáp án nào nhé. Đáp án được nhiều người đồng tình nhất sẽ được nhận một phần quà.

Thói quen xấu của người Việt trong mắt bạn bè thế giới

Số người đồng tình

Khi ăn buffet, vô tư lấy đồ ăn mà không cần biết có phù hợp khẩu vị hay không, ăn không hết sẵn sàng bỏ lại

Khi xếp hàng, thường chen lấn, xô đẩy

Hay xả rác lung tung, kể cả khi sọt rác ở rất gần

Ăn cắp vặt

Trốn vé khi di chuyển trên các phương tiện công cộng

Chặt chém du khách

- GV: Những thói quen kể trên đã làm hình ảnh người dân Việt Nam xấu đi rất nhiều trong mắt cộng đồng quốc tế. Vì vậy, các em cần phải tránh xa các thói quen ấy, đồng thời cũng cần tránh xa tất cả các thói quen mà mình thấy không có lợi ích gì thiết thực.

- GV: Ai cũng biết cần phải tránh xa thói quen xấu, hình thành thói quen tốt. Vậy làm sao để hình thành thói quen tốt? Chúng ta hãy bắt đầu bằng một Trò chơi âm nhạc. Các em hãy nghe và đoán xem đây là bài hát gì.

- Cho HS nghe bài Con heo đất của Ngọc Lễ và bài Tập thể dục buổi sáng của Minh Trang.

- Sau khi HS đoán xong, GV nêu câu hỏi:

+ Các bài hát trên đã đề cập đến những thói quen nào? (Tiết kiệm tiền và tập thể dục)

+ Vì sao cần tập cho trẻ em các thói quen ấy?

+ Các thói quen ấy được hình thành ngay lập tức hay hình thành qua một quá trình?

+ Từ đó các em hãy rút ra bài học cho bản thân mình về việc hình thành các thói quen tốt trong cuộc sống.

- GV yêu cầu HS phát biểu. Cần định hướng, khuyến khích các em nêu ra phương hướng hình thành thói quen của mỗi cá nhân.

c. Kết luận:

Không ai sinh ra đã có ngay các thói quen tốt. Để hình thành thói quen tốt, chúng ta cần làm những điều sau:

- Nhận thức được lợi ích của thói quen để từ đó có động lực rèn luyện

- Cố gắng mỗi ngày một chút, đều đặn, chăm chỉ thực hiện hành vi để hình thành thói quen (Gieo hành vi, gặt thói quen)

- Bền bỉ, kiên trì, không ngã lòng, đến một lúc nào đó chúng ta không còn thấy khó khăn với việc rèn luyện thói quen mà thói quen sẽ mang lại niềm vui, sự hào hứng cho chúng ta. (VD: mới tập thể dục thấy rất mệt nhưng tập quen sẽ thấy rất khỏe và rất vui).

Là một học sinh đang ngồi dưới mái trường, các em nên cố gắng phấn đấu hình thành những thói quen tốt có lợi cho việc rèn luyện tri thức và tu dưỡng đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội sau này.

 V. Kết luận chung:

Thói quen tốt hay xấu không tự nhiên sinh ra mà nó là hệ quả tất yếu của việc sinh hoạt, học tập, rèn luyện, tu dưỡng của mỗi người trong cuộc sống hằng ngày. Nếu ai lơ là, chểnh mảng, bàng quan mà không chú ý rèn luyện từ những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhất thì qua ngày, qua tháng, những biểu hiện của thói quen xấu cứ mỗi ngày dày thêm, tăng thêm. Ngược lại, người nào luôn cẩn thận, chịu khó, chăm chỉ, siêng năng và chú tâm tu dưỡng, rèn luyện bản thân mình ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi công việc, biết kiềm chế những trò chơi vô bổ, những thú vui tầm thường, thành tâm tiếp thu những điều hay lẽ phải, những giá trị bổ ích trong cuộc sống thì nhất định người đó sẽ ngày càng trưởng thành, tiến bộ. Chúng ta cần nỗ lực rèn luyện thói quen tốt để trở thành người thành công, còn nếu không thành công thì cũng sẽ thành nhân, đóng góp được nhiều điều hữu ích cho cộng đồng, cho xã hội.

VI. Hướng dẫn chuẩn bị :

      GV chuẩn bị giáo án Word, giáo án điện tử, các phương tiện hỗ trợ.

HS tìm các câu danh ngôn về thói quen. Nếu dư thời gian GV có thể tổ chức cho các em đọc những câu này trên lớp.

VII. Tư liệu tham khảo :

Xin các thầy cô tham khảo link sau: https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%B3i_quen

Trong link có cung cấp nhiều bài báo về thói quen, đặc biệt là những thói quen tạo nên hình ảnh người Việt xấu xí trong mắt người nước ngoài.


Page 2

RÈN LUYỆN THÓI QUEN TỐT

(1 tiết)

I. Mục tiêu :

Học xong bài này, HS có khả năng:

- Hiểu thế nào là thói quen tốt, phân biệt được thói quen tốt và thói quen xấu.

- Nhận thức được những lợi ích của thói quen tốt và tác hại của thói quen xấu

- Có ý thức và biết cách thức rèn luyện những thói quen tốt, nhất là những thói quen cần thiết cho người học sinh trên con đường học vấn và con đường đời.

II. Nội dung bài học :

- Mỗi người đều có lối sống, thói quen và sở thích riêng rất khác nhau. Dựa vào lợi ích hoặc tác hại do thói quen mang lại, có thể chia thói quen thành hai loại: thói quen xấu và thói quen tốt. Qua thói quen có thể thấy được cá tính, văn hóa, hoàn cảnh,… của con người.

- Thói quen tốt mang lại nhiều lợi ích nhưng lại khó hình thành hơn thói quen xấu. Con người cần ý thức thật rõ những lợi ích của thói quen tốt và tác hại của thói quen xấu để có phương hướng cụ thể rèn luyện bản thân theo chiều hướng ngày càng tốt đẹp hơn.

III. Tài liệu, phương tiện :

- Giấy A0, bút dạ viết bảng, băng dính

- Clip nhạc của 2 bài Con heo đất của Ngọc Lễ và Tập thể dục buổi sáng của Minh Trang

- Phần thưởng dành cho trò chơi học tập (kẹo/bánh hoặc bút…).

IV. Hướng dẫn thực hiện :

1/ Hoạt động 1: Kể ra những phẩm chất, tính cách của người thành công.

a. Mục tiêu: Giới thiệu bài

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS nhớ lại những tấm gương thành công và kể ra các phẩm chất, tính cách dẫn đến thành công của những tấm gương ấy.

- GV nêu câu hỏi gợi mở:

+ Các em có muốn mình trở thành người thành công không?

+ Có phải ngay từ khi ra đời, chúng ta đã có những phẩm chất của người thành công?

c. Kết luận:

Trong cuộc sống ai cũng muốn mình sẽ là người thành công nhưng những phẩm chất của người thành công không tự nhiên mà có. Nó phải được rèn luyện qua một quá trình, từ những thói quen hàng ngày của con người. Ngạn ngữ có câu: Gieo thói quen, gặt tính cách. Để có được những phẩm chất tốt, chúng ta phải bắt đầu từ những thói quen tốt. Đó là lí do của bài học hôm nay: Rèn luyện thói quen tốt

2/ Hoạt động 2: Phân biệt thói quen tốt và thói quen xấu

a. Mục tiêu: Giúp học sinh phân biệt được thói quen tốt và thói quen xấu để biết điều gì nên làm và diều gì cần tránh.

b. Cách tiến hành:

- GV đưa ra một loạt thói quen như sau:

  1. Bỏ bữa sáng
  2. Học bài, soạn bài đầy đủ
  3. Xả rác đúng nơi quy định
  4. Xả rác bừa bãi
  5. Chơi game 2 tiếng mỗi ngày
  6. Nói năng lễ phép
  7. Uống nhiều rượu, bia
  8. Hút thuốc
  9. Ăn sáng đều đặn
  10. Ngủ dậy muộn
  11. Chửi thề
  12. Mượn tập bạn chép bài giải dù không hiểu gì
  13. Uống nhiều nước mỗi ngày
  14. Ngâm chân trước khi ngủ
  15. Tập thể dục đều đặn
  16. Đọc sách
  17. Ngủ dậy muộn
  18. Không sử dụng thực phẩm có cồn
  19. Xỉa răng sau khi ăn
  20. Lập thời gian biểu cho các hoạt động

- GV yêu cầu HS sắp xếp các thói quen trên vào bảng sau:

Thói quen tốt

Thói quen xấu

- GV đặt câu hỏi: Căn cứ vào đâu, các em có thể phân biệt thói quen tốt và thói quen xấu?

Dự kiến HS trả lời: Căn cứ vào việc thói quen ấy mang lại lợi ích hay tác hại.

- GV chia lớp làm 2 nhóm, 1 nhóm chỉ ra những lợi ích của các thói quen tốt vừa điền vào bảng, 1 nhóm chỉ ra các tác hại của những thói quen xấu:

Thói quen tốt

Lợi ích

  1. Học bài, soạn bài đầy đủ
  2. Xả rác đúng nơi quy định
  3. Nói năng lễ phép
  4. Ăn sáng đều đặn
  5. Uống nhiều nước mỗi ngày
  6. Ngâm chân trước khi ngủ
  7. Tập thể dục đều đặn
  8. Đọc sách
  9. Không sử dụng thực phẩm có cồn
  10. Lập thời gian biểu cho các hoạt động

Thói quen xấu

Tác hại

  1. Bỏ bữa sáng
  2. Xả rác bừa bãi
  3. Chơi game 2 tiếng mỗi ngày
  4. Uống nhiều rượu, bia
  5. Hút thuốc
  6. Ngủ dậy muộn
  7. Chửi thề
  8. Mượn tập bạn chép bài giải dù không hiểu gì
  9. Ngủ dậy muộn
  10. Xỉa răng sau khi ăn

c. Kết luận:

- Thói quen là những nếp sống, phương pháp làm việc được lặp đi lại nhiều lần trong cuộc sống và công tác lâu dần thành quen, khó thay đổi.

- Có hai loại thói quen: thói quen xấu và thói quen tốt Thói quen tốt là những thói quen mang lại nhiều lợi ích cho con người. Thói quen xấu là những thói quen gây ra nhiều tác hại cho con người.

- Mỗi chúng ta cần có ý thức tránh xa thói quen xấu, hình thành thói quen tốt. Đó cũng là nội dung của hoạt động tiếp theo.

3/ Hoạt động 3: Tránh xa thói quen xấu, hình thành thói quen tốt

a. Mục tiêu: Giúp HS có ý thức tránh xa thói quen xấu, hình thành thói quen tốt và biết được cách thức hình thành thói quen tốt

b. Cách tiến hành:

  • GV: Nhìn chung mỗi cộng đồng, dân tộc có những thói quen xấu và tốt khác nhau, trong đó, người Việt có một số thói quen xấu tạo nên hình ảnh "người Việt xấu xí" trong mắt người nước ngoài. Đó là những thói quen nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua trò chơi Chung sức. Có 100 người được khảo sát và họ đã đưa ra 6 đáp án. Các em hãy đoán xem đó là những đáp án nào nhé. Đáp án được nhiều người đồng tình nhất sẽ được nhận một phần quà.

Thói quen xấu của người Việt trong mắt bạn bè thế giới

Số người đồng tình

Khi ăn buffet, vô tư lấy đồ ăn mà không cần biết có phù hợp khẩu vị hay không, ăn không hết sẵn sàng bỏ lại

Khi xếp hàng, thường chen lấn, xô đẩy

Hay xả rác lung tung, kể cả khi sọt rác ở rất gần

Ăn cắp vặt

Trốn vé khi di chuyển trên các phương tiện công cộng

Chặt chém du khách

- GV: Những thói quen kể trên đã làm hình ảnh người dân Việt Nam xấu đi rất nhiều trong mắt cộng đồng quốc tế. Vì vậy, các em cần phải tránh xa các thói quen ấy, đồng thời cũng cần tránh xa tất cả các thói quen mà mình thấy không có lợi ích gì thiết thực.

- GV: Ai cũng biết cần phải tránh xa thói quen xấu, hình thành thói quen tốt. Vậy làm sao để hình thành thói quen tốt? Chúng ta hãy bắt đầu bằng một Trò chơi âm nhạc. Các em hãy nghe và đoán xem đây là bài hát gì.

- Cho HS nghe bài Con heo đất của Ngọc Lễ và bài Tập thể dục buổi sáng của Minh Trang.

- Sau khi HS đoán xong, GV nêu câu hỏi:

+ Các bài hát trên đã đề cập đến những thói quen nào? (Tiết kiệm tiền và tập thể dục)

+ Vì sao cần tập cho trẻ em các thói quen ấy?

+ Các thói quen ấy được hình thành ngay lập tức hay hình thành qua một quá trình?

+ Từ đó các em hãy rút ra bài học cho bản thân mình về việc hình thành các thói quen tốt trong cuộc sống.

- GV yêu cầu HS phát biểu. Cần định hướng, khuyến khích các em nêu ra phương hướng hình thành thói quen của mỗi cá nhân.

c. Kết luận:

Không ai sinh ra đã có ngay các thói quen tốt. Để hình thành thói quen tốt, chúng ta cần làm những điều sau:

- Nhận thức được lợi ích của thói quen để từ đó có động lực rèn luyện

- Cố gắng mỗi ngày một chút, đều đặn, chăm chỉ thực hiện hành vi để hình thành thói quen (Gieo hành vi, gặt thói quen)

- Bền bỉ, kiên trì, không ngã lòng, đến một lúc nào đó chúng ta không còn thấy khó khăn với việc rèn luyện thói quen mà thói quen sẽ mang lại niềm vui, sự hào hứng cho chúng ta. (VD: mới tập thể dục thấy rất mệt nhưng tập quen sẽ thấy rất khỏe và rất vui).

Là một học sinh đang ngồi dưới mái trường, các em nên cố gắng phấn đấu hình thành những thói quen tốt có lợi cho việc rèn luyện tri thức và tu dưỡng đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội sau này.

 V. Kết luận chung:

Thói quen tốt hay xấu không tự nhiên sinh ra mà nó là hệ quả tất yếu của việc sinh hoạt, học tập, rèn luyện, tu dưỡng của mỗi người trong cuộc sống hằng ngày. Nếu ai lơ là, chểnh mảng, bàng quan mà không chú ý rèn luyện từ những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhất thì qua ngày, qua tháng, những biểu hiện của thói quen xấu cứ mỗi ngày dày thêm, tăng thêm. Ngược lại, người nào luôn cẩn thận, chịu khó, chăm chỉ, siêng năng và chú tâm tu dưỡng, rèn luyện bản thân mình ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi công việc, biết kiềm chế những trò chơi vô bổ, những thú vui tầm thường, thành tâm tiếp thu những điều hay lẽ phải, những giá trị bổ ích trong cuộc sống thì nhất định người đó sẽ ngày càng trưởng thành, tiến bộ. Chúng ta cần nỗ lực rèn luyện thói quen tốt để trở thành người thành công, còn nếu không thành công thì cũng sẽ thành nhân, đóng góp được nhiều điều hữu ích cho cộng đồng, cho xã hội.

VI. Hướng dẫn chuẩn bị :

      GV chuẩn bị giáo án Word, giáo án điện tử, các phương tiện hỗ trợ.

HS tìm các câu danh ngôn về thói quen. Nếu dư thời gian GV có thể tổ chức cho các em đọc những câu này trên lớp.

VII. Tư liệu tham khảo :

Xin các thầy cô tham khảo link sau: https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%B3i_quen

Trong link có cung cấp nhiều bài báo về thói quen, đặc biệt là những thói quen tạo nên hình ảnh người Việt xấu xí trong mắt người nước ngoài.