Tiểu đường có nên ăn lương khô

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Minh An (T/H)   -   Thứ bảy, 12/10/2019 20:25 (GMT+7)

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh tiểu đường. Một chế độ ăn đảm bảo cung cấp dinh dưỡng, đủ về số lượng và chất lượng có thể cân bằng đường huyết, đảm bảo tình trạng cân bằng, an toàn khi bị bệnh tiểu đường.

Tiểu đường có nên ăn lương khô
Người mắc tiểu đường nên có bữa ăn hợp lý.

Khi bị tiểu đường, bạn nên tránh những thực phẩm dưới đây vì chúng có thể khiến các triệu chứng tiểu đường trở nên trầm trọng.

Tiểu đường có thể gây ra các triệu chứng như đi tiểu thường xuyên, khát nước, mệt mỏi, đói quá mức, giảm cân hoặc tăng cân bất thường, suy giảm khả năng tình dục, chậm liền vết thương.

Nếu các triệu chứng của tiểu đường không được kiểm soát, nó có thể dẫn tới tổn thương và suy tạng. Khi bị tiểu đường, bạn nên tránh những thực phẩm dưới đây vì chúng có thể khiến các triệu chứng tiểu đường trở nên trầm trọng.

1. Bánh mì trắng

Bánh mì trắng chứa lượng carbohydrat cao không tốt với những người bị tiểu đường vì nó có thể làm tăng mức đường huyết.

Tiểu đường có nên ăn lương khô
Thực phẩm sấy khô người tiểu đường nên tránh.

2. Mì ống

Nếu bạn bị tiểu đường bạn cần tránh món mì ống cho dù rất thích vì mì ống giàu carb và nó có thể gây tăng đường huyết.

3. Sữa chua có bổ sung hương liệu

Sữa chua có bổ sung hương liệu chứa nhiều đường, thậm chí là đường nhân tạo, vì vậy nó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng tiểu đường.

4. Ngũ cốc ăn sáng

Nhiều loại ngũ cốc ăn sáng được làm ngọt và cho thêm hương vị và có thể làm tăng đường huyết, vì vậy nếu bạn bị tiểu đường bạn cần tránh hoàn toàn.

5. Mật ong

Một số người bệnh tiểu đường cảm thấy mật ong là một lựa chọn lành mạnh và an toàn. Tuy nhiên, mật ong cũng có thể chứa nhiều sucrose có thể khiến các triệu chứng bệnh nặng hơn.

Tiểu đường có nên ăn lương khô
 Bữa ăn hợp lý cho người mắc tiểu đường

6. Quả khô

Hàm lượng đường trong quả khô có xu hướng tập trung lại trong quá trình sấy, vì vậy nó có thể gây hại cho bệnh nhân tiểu đường.

7. Khoai tây chiên

Có thể không chứa đường nhưng khoai tây chiên lại giàu chất béo và hàm lượng carbon hydrate, nó có thể đả mức đường huyết của bạn lên cao và làm các triệu chứng tiểu đường xấu đi.

Người bệnh tiểu đường cần biết mình nên bổ sung thực phẩm như thế nào cho phù hợp, nên ăn gì và không nên ăn gì. Theo đó, những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn bao gồm:

Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ... được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào...

Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ,... được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.

Nhóm chất béo, đường: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive...

Tiểu đường có nên ăn lương khô
Người tiểu đường nên ăn ngũ cốc còn nguyên vỏ 

Nhóm rau: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.

Hoa quảNgười bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa, hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như sầu riêng, hồng chín, xoài chín...

Tiểu đường kiêng ăn gì là tốt nhất? Cùng tìm hiểu nhé!

Vai trò của chất bột đường đối với người mắc bệnh tiểu đường?

Chất bột đường, chất đạm và chất béo là những chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Trong số ba loại trên, chất bột đường có ảnh hưởng lớn nhất đến lượng đường trong máu. Thực phẩm giàu chất bột đường bao gồm tinh bột, đường và vẫn có một lượng chất xơ nhất định. Tinh bột và đường các loại bị phân hủy thành đường hoặc glucose và hấp thu vào máu. Khi người mắc bệnh tiểu đường tiêu thụ quá nhiều bột đường cùng một lúc, lượng đường trong máu có thể tăng lên ở mức nguy hiểm cao.

Dù chất xơ không làm tăng lượng đường trong máu nhưng hàm lượng của nó trong thực phẩm giàu chất bột đường là rất thấp.

Đường huyết cao theo thời gian có thể hủy hoại dây thần kinh và mạch máu của cơ thể, gây ra nhiều biến chứng như bệnh tim, bệnh thận, võng mạc tiểu đường và các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác.

Duy trì lượng bột đường vừa phải và ổn định có thể giúp ngăn ngừa đường huyết tăng và giảm đáng kể các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường. Vì thế, điều quan trọng là cần tránh các loại thực phẩm được liệt kê dưới đây.

11 thực phẩm cần tránh khi bị tiểu đường

1. Thực phẩm cần tránh khi bị tiểu đường: Đồ uống có đường

Rất nhiều người thắc mắc uống nhiều nước ngọt hoặc ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không. Dù đường không phải là thủ phạm trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường nhưng nó sẽ trực tiếp kéo đường huyết lên cao một cách nhanh chóng.

Đồ uống có đường là sự lựa chọn tệ nhất cho người mắc bệnh tiểu đường. Đầu tiên, chúng có hàm lượng bột đường rất cao. Chẳng hạn như một lon soda 354ml chứa tới 38g bột đường; trà chanh đá ngọt cũng chứa 36g bột đường.

Ngoài ra, chúng còn chứa đường fructose, chất có liên quan chặt chẽ đến sự đề kháng insulin và bệnh tiểu đường. Thực tế, các nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tiểu đường như gan nhiễm mỡ.

Hơn nữa, lượng đường fructose cao trong đồ uống có đường có thể dẫn đến những thay đổi trong việc trao đổi chất làm béo bụng và tăng mỡ máu.

Trong một nghiên cứu về người thừa cân và béo phì, việc tiêu thụ 25% calo từ thức uống chứa nhiều đường fructose dẫn đến tăng đề kháng insulin và béo bụng, tỷ lệ trao đổi chất thấp hơn và có nguy cơ mắc bệnh về tim. Vì vậy, nước ngọt đứng đầu bảng trong các thực phẩm cần tránh khi bị tiểu đường.

Để giúp kiểm soát nồng độ đường trong máu và ngăn ngừa nguy cơ bệnh tật, hãy uống nước lọc hay trà không đường thay vì các loại đồ uống có đường.

2. Chất béo chuyển hóa

Chất béo chuyển hóa công nghiệp cực kỳ không tốt cho sức khỏe. Chúng được tạo ra bằng cách thêm hydrogen vào các axit béo chưa bão hòa để làm cho chúng ổn định hơn. Chất béo chuyển hóa có trong bơ thực vật, bơ đậu phộng, bơ mứt các loại, kem. Ngoài ra, các nhà sản xuất thực phẩm thường thêm chúng vào bánh quy và các loại bánh nướng khác để giúp kéo dài thời hạn sử dụng.

Dù chất béo chuyển hóa không trực tiếp làm tăng lượng đường trong máu, nhưng chúng lại liên quan đến việc gia tăng viêm nhiễm, kháng insulin và làm giảm HDL – cholesterol tốt, đồng thời làm tổn thương động mạch. Những tác động này đặc biệt đáng quan ngại với người bị bệnh tiểu đường vì họ có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.

May mắn là chất béo chuyển hóa đã bị cấm dùng ở hầu hết các quốc gia. Khi mua đồ, bạn tránh chọn sản phẩm có cụm từ “hydro hóa một phần” (partially hydrogenated) trong danh sách thành phần, hạn chế ăn đồ hộp, đồ chế biến sẵn có sử dụng dầu mỡ tái chế.

3. Bánh mì trắng, mì ống và cơm

Bánh mì trắng, cơm trắng và mì ống là các loại thực phẩm có hàm lượng bột đường cao.

Ăn bánh mì, bánh mì nướng và các loại thực phẩm làm từ bột mì đã qua tinh chế khác cho thấy sự gia tăng đáng kể lượng đường trong máu ở những người bị tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Những thực phẩm chế biến này chứa ít chất xơ, làm chậm sự hấp thu đường vào máu.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng mì ống không chứa gluten cũng có khả năng làm tăng đường huyết.

Một nghiên cứu khác cũng cho thấy một bữa ăn có chứa bánh mì nướng với hàm lượng bột đường cao không chỉ làm tăng lượng đường trong máu mà còn làm giảm chức năng não bộ ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và rối loạn tâm lý.

Trong một nghiên cứu khác, việc thay thế bánh mì trắng bằng bánh mì nhiều chất xơ có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu ở người bị tiểu đường. Ngoài ra, chúng còn hiệu quả trong việc giảm cholesterol và huyết áp. Vì vậy, tiểu đường ăn bánh mì được không thì đáp án là có nhưng nên là bánh mì đen.