Ví dụ về thủ tục đầu tư ra nước ngoài

Bài viết này, Luật Trí Minh sẽ cung cấp những thông tin về thủ tục đầu tư ra nước ngoài của cá nhân, doanh nghiệp. Nhà đầu tư có nhu cầu cần được tư vấn luật đầu tư nước ngoài trực tiếp, hãy liên hệ với chúng tôi.

Trọng tâm của bài viết này, Trí Minh nhắm đến mục đích giúp Nhà đầu tư nắm được quy định của pháp luật Việt Nam đối với các thủ tục hành chính cần thiết nhất, nhằm trang bị cho nhà đầu tư thông tin tổng quát, góp phần giúp Nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện đối với thủ tục hành chính liên quan tới việc đầu tư ra nước ngoài. Trong hoàn cảnh dễ thay đổi như hiện nay với Dịch COVID – 19, các nội dung và thông tin ở trong bài viết này có thể có sự thay đổi. Trí Minh không chịu trách nhiệm với bất kỳ hậu quả nào đến từ việc Quý Khách hàng có thể sử dụng nội dung bài viết này và tự mình thực hiện bất kỳ thủ tục pháp lý nào có liên quan.

Phân loại dự án đầu tư

Thẩm quyền phê duyệt

1. Quốc hội ra quyết định phê duyệt đối với: (i) Dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên và (ii) Dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

2. Thủ tướng ra quyết định phê duyệt đối với: (i) Dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên và (ii) Dự án có vốn đầu tư từ 800 tỷ trở lên.

3. Đối với các dự án còn lại không thuộc trường hợp Quốc hội và Thủ tướng ra quyết định chủ trương, hồ sơ được nộp và lấy ý kiến tại Bộ Kế hoạch và đầu tư.

Nhà đầu tư được phép đầu tư sang nước ngoài: 

Theo quy định của Luật đầu tư 2020 và Nghị định 31/2021/nđ-cp hướng dẫn Luật Đầu tư, Nhà đầu tư bao gồm: Doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Cá nhân mang quốc tịch Việt Nam; Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác được thành lập/hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Trong phạm vi của bài viết này, TRÍ MINH sẽ tập trung vào 2 đối tượng chủ yếu là Doanh nghiệp và Cá nhân mang quốc tịch Việt Nam, do vậy khi nói tới Nhà đầu tư, sẽ chủ yếu tập trung vào 2 đối tượng này.

Hình thức đầu tư ra nước ngoài

Theo quy định của Luật đầu tư và Nghị định 31/2021/nđ-cp hướng dẫn Luật Đầu tư, có các loại hình thức đầu tư cụ thể như sau: a) Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư; b) Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài; c) Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó; d) Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài; đ) Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư..

Trong phạm vi bài viết này, 03 hình thức đầu tư chủ yếu mà Nhà đầu tư thường quan tâm nhất, đó là:

+ Thành lập 01 công ty tại nước ngoài, bao gồm: việc thành lập Công ty có duy nhất 1 thành viên/cổ đông do 01 cá nhân hoặc 01 tổ chức làm chủ sở hữu; hoặc thành lập Công ty có nhiều thành viên/cổ đông cùng đồng làm chủ sở hữu, trong đó có cổ đông là cá nhân/tổ chức Việt Nam và cổ đông là cá nhân/tổ chức nước ngoài.

+ Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài, bao gồm: mua cổ phần/phần vốn góp/góp vốn vào công ty đã thành lập ở nước ngoài để trở thành cổ đông/thành viên góp vốn của công ty tại nước ngoài.

+ Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư – Hiện nay, trong các văn bản quy phạm pháp luật không quy định rõ các hình thức đầu tư này mỗi nước có quy định khác nhau về cách xếp hạng, phân loại và cách thức tổ chức doanh nghiệp/đầu tư/kinh doanh, Luật đầu tư đặt quy định rộng mở đối với hình thức này, tuy nhiên, có thể khẳng định hình thức này không bao gồm việc đầu tư mua bán chứng khoán, giấy tờ có giá tại các công ty niêm yết tại nước ngoài thông qua các tổ chức tài chính hoặc tổ chức được phép khác tại nước ngoài (hình thức đầu tư gián tiếp được quy định tại một văn bản quy phạm pháp luật khác – chúng tôi sẽ có bài chi tiết khác).

Các thủ tục pháp lý cần thiết để được đầu tư ra nước ngoài

Để thực hiện được dự án đầu tư ra nước ngoài và chuyển vốn đầu tư bằng tiền mặt để thực hiện dự án, Nhà đầu tư phải thực hiện:

+ Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài tại Bộ Kế hoạch và đầu tư;

+ Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, Nhà đầu tư Đăng ký giao dịch ngoại hối để thực hiện việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài.

+ Sau khi được cấp chấp thuận việc đăng ký giao dịch ngoại hối, Nhà đầu tư có thể chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư.

Tổng thời gian thực hiện thủ tục pháp lý là từ 40 tới 60 ngày làm việc.

Thủ tục này không có lệ phí nhà nước.

Bằng kinh nghiệm và năng lực chuyên môn của mình, Luật Trí Minh sẽ nhanh chóng lên kế hoạch cho toàn bộ thủ tục, đặt thời gian và phương án phù hợp với Nhà đầu tư để hoàn thành trọn vẹn thủ tục. Hơn nữa, chúng tôi liên tục cập nhật chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với việc nhập cảnh, làm việc và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; trực tiếp soạn thảo, nộp hồ sơ, nhận kết quả và tiến hành bàn giao Giấy tờ cho khách hàng.

06 ĐIỀU THỰC SỰ KHÁC BIỆT CỦA LUẬT TRÍ MINH:

(1) Luật sư/Chuyên viên cao cấp sẽ là người trực tiếp tư vấn, trao đổi, xử lý công việc và giám sát chất lượng thực hiện cho quý Khách hàng;

(2) Mọi chi phí triển khai công việc luôn được thông báo, thỏa thuận rõ ràng, hợp lý và minh bạch, không phát sinh thêm chi phí;

(3) Luật Trí Minh luôn bám sát công việc, cập nhật quý Khách hàng thường xuyên và kịp thời;

(4) Các tài liệu, giấy tờ, kết quả luôn được giao nhận tận nơi trong các quận nội thành Hà Nội/Tp. HCM;

(5) Khách hàng luôn được lắng nghe, thấu hiểu, được tham vấn đưa ra quyết định tối ưu nhất và hài lòng nhất;

(6) Luật Trí Minh có thể cung cấp tư vấn trực tiếp bằng các ngoại ngữ: tiếng Anh.

Ngoài dịch vụ tư vấn thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, Luật Trí Minh còn cung cấp nhiều dịch vụ pháp lý liên quan khác đối với người nước ngoài, công ty vốn nước ngoài, ví dụ như:

(1) Dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên

(2) Dịch vụ tư vấn hợp đồng hợp tác kinh doanh vốn nước ngoài

(3) Dịch vụ tư vấn góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp công ty Việt Nam

(4) Tư vấn đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư cho công ty vốn nước ngoài

(5) Tư vấn thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty vốn nước ngoài

(6) Tư vấn xin Visa, Giấy phép lao động, Thẻ tạm trú cho nhà đầu tư, người lao động, chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam làm việc tại công ty vốn nước ngoài

(7) Tư vấn hợp đồng và các giao dịch kinh doanh của công ty vốn nước ngoài

>>> Hãy liên hệ ngay với Công ty Luật chúng tôi theo thông tin liên hệ dưới đây để cùng trao đổi, tư vấn, xúc tiến hợp tác và rất nhiều hỗ trợ pháp lý liên quan.

Hiện nay, xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài ngày càng tăng. Việt Nam đã đầu tư vào rất nhiều các quốc gia trên thế giới như  Lào, Campuchia, Singapore, Philippine, Myanmar,… với nhiều lĩnh vực khác nhau về công nghiệp, xây dựng, sản xuất, chế biến hàng gia dụng,…

Theo thống kê của Cục Ðầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Ðầu tư), Việt Nam là một trong những nước tích cực trong các hoạt động triển khai các dự án đầu tư ra nước ngoài, đa dạng về hình thức, quy mô, các loại hình kinh tế và nhà đầu tư tham gia đầu tư. Số liệu của Cục Ðầu tư nước ngoài cung cấp thì từ năm 1989 tới 2021, trên 21 tỷ USD đã được các Nhà đầu tư Việt Nam đẩy ra nước ngoài để triển khai các dự án, trọng điểm là lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, năng lượng và viễn thông.

Trên phương diện điểm đến đầu tư cũng rất đa dạng, tính tới năm 21, đã có trên 31 quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận dự án đầu tư của Việt Nam, trong đó nổi bật có các quốc gia Australia, Mỹ, Tây Ban Nha, Campuchia (Cambodia), Singapore. Có thể nhận thấy, việc tích cực tham gia các hiệp định song phương, đa phương, tham gia sâu rộng vào các diễn đàn thương mại, đầu tư quốc tế đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để tiếp cận thị trường, cơ hội đầu tư tại các nước, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp về khung pháp lý, điều kiện gia nhập thị trường, từ đó có thể tận dụng cơ hội phát triển.

Trong nước, Luật đầu tư 2020 cũng ngày càng hoàn thiện khung pháp lý, cải thiện và tinh gọn Thủ tục hành chính liên quan tới hoạt động đầu tư nước ngoài nhằm khuyến khích nhà đầu tư thực hiện dự án của mình một cách thận trọng với sự hỗ trợ hết sức của Nhà nước, Chính phủ và các Bộ, ban ngành, không chỉ trên khía cạnh quản lý hành chính, mà còn bảo vệ Nhà đầu tư khi đi ra biển lớn.

Trọng tâm của bài viết này, Trí Minh nhắm đến mục đích giúp Nhà đầu tư nắm được quy định của pháp luật Việt Nam đối với các thủ tục hành chính cần thiết nhất, nhằm trang bị cho nhà đầu tư thông tin tổng quát, góp phần giúp Nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện đối với thủ tục hành chính liên quan tới việc đầu tư ra nước ngoài. Trong hoàn cảnh dễ thay đổi như hiện nay với Dịch COVID – 19, các nội dung và thông tin ở trong bài viết này có thể có sự thay đổi. Trí Minh không chịu trách nhiệm với bất kỳ hậu quả nào đến từ việc Quý Khách hàng có thể sử dụng nội dung bài viết này và tự mình thực hiện bất kỳ thủ tục pháp lý nào có liên quan.

Phân loại dự án đầu tư nước ngoài

Thẩm quyền phê duyệt

1. Quốc hội ra quyết định phê duyệt đối với: (i) Dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên và (ii) Dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

2. Thủ tướng ra quyết định phê duyệt đối với: (i) Dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên và (ii) Dự án có vốn đầu tư từ 800 tỷ trở lên.

3. Đối với các dự án còn lại không thuộc trường hợp Quốc hội và Thủ tướng ra quyết định chủ trương, hồ sơ được nộp và lấy ý kiến tại Bộ Kế hoạch và đầu tư.

Nhà đầu tư được phép đầu tư sang nước ngoài

Theo quy định của Luật đầu tư 2020 và Nghị định 31/2021/nđ-cp hướng dẫn Luật Đầu tư, Nhà đầu tư bao gồm: Doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Cá nhân mang quốc tịch Việt Nam; Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác được thành lập/hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Trong phạm vi của bài viết này, TRÍ MINH sẽ tập trung vào 2 đối tượng chủ yếu là Doanh nghiệp và Cá nhân mang quốc tịch Việt Nam, do vậy khi nói tới Nhà đầu tư, sẽ chủ yếu tập trung vào 2 đối tượng này.

Điều kiện để Nhà đầu tư được đầu tư ra nước ngoài

(1) Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;

(2) Nhà đầu tư hoàn thành nghĩa vụ tài chính với cơ quan nhà nước tại Việt Nam;

(3) Nhà đầu tư đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án và Nguồn vốn và tài sản đầu tư ra nước ngoài là nguồn vốn hợp pháp của Nhà đầu tư;

(4) Có quyết định đầu tư ra nước ngoài của cơ quan/tổ chức/bộ máy có thẩm quyền phù hợp với quy định của pháp luật;

(5) Đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài sau đây phải có tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư: a) Dự án thuộc diện Thủ tướng Chính phủ hoặc Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài; b) Dự án năng lượng; c) Dự án chăn nuôi, trồng trọt, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản; d) Dự án khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản; đ) Dự án có xây dựng nhà máy, cơ sở sản xuất, chế biến, chế tạo; e) Dự án đầu tư xây dựng công trình, cơ sở hạ tầng; dự án đầu tư kinh doanh bất động sản trừ các hoạt động cung cấp dịch vụ: môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản, tư vấn bất động sản, quản lý bất động sản..

Vốn và tài sản đầu tư ra nước ngoài

(6) Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện khi đầu tư ra nước ngoài: a) Ngân hàng; b) Bảo hiểm; c) Chứng khoán; d) Báo chí, phát thanh, truyền hình; đ) Kinh doanh bất động sản.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Vốn và tài sản đầu tư bao gồm: (i) Ngoại tệ hoặc ngoại hối từ nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật; (ii) Đồng Việt Nam; (iii) Máy móc, thiết bị; vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm; (iv) Giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu; (v) Các tài sản hợp pháp khác.

Đối với tài sản bằng tiền, theo quy định của Ngân hàng nhà nước về giao dịch ngoại hối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài tại Thông tư 12/2016/NHNN, Nhà đầu tư phải mở tài khoản vốn đầu tư tại Ngân hàng được phép bằng 01 loại ngoại tệ/đồng Việt Nam phù hợp với nhu cầu chuyển vốn đầu tư tại 01 Ngân hàng tại Việt Nam.Từ tài khoản này, Nhà đầu tư chuyển khoản tiền đầu tư bằng tiền mặt ra nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư. Công việc cần thực hiện bao gồm:

+ Mở tài khoản vốn đầu tư tại Ngân hàng tại Việt Nam

+ Đăng ký giao dịch ngoại hối tại Ngân hàng nhà nước – Chi nhánh nơi Nhà đầu tư là tổ chức có địa chỉ trụ sở chính hoặc Nhà đầu tư là cá nhân có địa chỉ thường trú.

Đối với việc góp vốn bằng tiền là ngoại tệ, nhà đầu tư phải thực hiện việc mua ngoại tệ tại Ngân hàng được phép hoặc sử dụng ngoại tệ của mình với cam kết nguồn ngoại tệ là hợp pháp.

Có thể thấy, theo quy định, việc đầu tư ra nước ngoài với tài sản bằng tiền phải thực hiện việc chuyển tiền từ Việt Nam. Trong trường hợp Nhà đầu tư đã có sẵn vốn đầu tư tại nước ngoài và mong muốn sử dụng vốn đầu tư này để thực hiện việc đầu tư tại nước ngoài là hình thức chuyển vốn không được phép.

Các hình thức góp bằng tài sản khác, chúng tôi sẽ có một bài viết chi tiết khác.

Hình thức đầu tư ra nước ngoài

Theo quy định của Luật đầu tư và Nghị định 31/2021/nđ-cp hướng dẫn Luật Đầu tư, có các loại hình thức đầu tư cụ thể như sau: a) Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư; b) Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài; c) Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó; d) Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài; đ) Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư..

Trong phạm vi bài viết này, 03 hình thức đầu tư chủ yếu mà Nhà đầu tư thường quan tâm nhất, đó là:

+ Thành lập 01 công ty tại nước ngoài, bao gồm: việc thành lập Công ty có duy nhất 1 thành viên/cổ đông do 01 cá nhân hoặc 01 tổ chức làm chủ sở hữu; hoặc thành lập Công ty có nhiều thành viên/cổ đông cùng đồng làm chủ sở hữu, trong đó có cổ đông là cá nhân/tổ chức Việt Nam và cổ đông là cá nhân/tổ chức nước ngoài.

+ Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài, bao gồm: mua cổ phần/phần vốn góp/góp vốn vào công ty đã thành lập ở nước ngoài để trở thành cổ đông/thành viên góp vốn của công ty tại nước ngoài.

+ Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư – Hiện nay, trong các văn bản quy phạm pháp luật không quy định rõ các hình thức đầu tư này mỗi nước có quy định khác nhau về cách xếp hạng, phân loại và cách thức tổ chức doanh nghiệp/đầu tư/kinh doanh, Luật đầu tư đặt quy định rộng mở đối với hình thức này, tuy nhiên, có thể khẳng định hình thức này không bao gồm việc đầu tư mua bán chứng khoán, giấy tờ có giá tại các công ty niêm yết tại nước ngoài thông qua các tổ chức tài chính hoặc tổ chức được phép khác tại nước ngoài (hình thức đầu tư gián tiếp được quy định tại một văn bản quy phạm pháp luật khác – chúng tôi sẽ có bài chi tiết khác).

Các thủ tục đầu tư nước ngoài cần thiết

Để thực hiện được dự án đầu tư ra nước ngoài và chuyển vốn đầu tư bằng tiền mặt để thực hiện dự án, Nhà đầu tư phải thực hiện:

+ Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài tại Bộ Kế hoạch và đầu tư;

+ Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, Nhà đầu tư Đăng ký giao dịch ngoại hối để thực hiện việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài.

+ Sau khi được cấp chấp thuận việc đăng ký giao dịch ngoại hối, Nhà đầu tư có thể chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư.

Tổng thời gian thực hiện thủ tục pháp lý là từ 40 tới 60 ngày làm việc.

Thủ tục này không có lệ phí nhà nước.

06 ĐIỀU THỰC SỰ KHÁC BIỆT CỦA LUẬT TRÍ MINH:

(1) Luật sư/Chuyên viên cao cấp sẽ là người trực tiếp tư vấn, trao đổi, xử lý công việc và giám sát chất lượng thực hiện cho quý Khách hàng;

(2) Mọi chi phí triển khai công việc luôn được thông báo, thỏa thuận rõ ràng, hợp lý và minh bạch, không phát sinh thêm chi phí;

(3) Luật Trí Minh luôn bám sát công việc, cập nhật quý Khách hàng thường xuyên và kịp thời;

(4) Các tài liệu, giấy tờ, kết quả luôn được giao nhận tận nơi trong các quận nội thành Hà Nội/Tp. HCM;

(5) Khách hàng luôn được lắng nghe, thấu hiểu, được tham vấn đưa ra quyết định tối ưu nhất và hài lòng nhất;

(6) Luật Trí Minh có thể cung cấp tư vấn trực tiếp bằng các ngoại ngữ: tiếng Anh.

Ngoài dịch vụ tư vấn thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, Luật Trí Minh còn cung cấp nhiều dịch vụ pháp lý liên quan khác đối với người nước ngoài, công ty vốn nước ngoài, ví dụ như:

(1) Dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên

(2) Dịch vụ tư vấn hợp đồng hợp tác kinh doanh vốn nước ngoài

(3) Dịch vụ tư vấn góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp công ty Việt Nam

(4) Tư vấn đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư cho công ty vốn nước ngoài

(5) Tư vấn thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty vốn nước ngoài

(6) Tư vấn xin Visa, Giấy phép lao động, Thẻ tạm trú cho nhà đầu tư, người lao động, chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam làm việc tại công ty vốn nước ngoài

(7) Tư vấn hợp đồng và các giao dịch kinh doanh của công ty vốn nước ngoài

>>> Hãy liên hệ ngay với Công ty Luật chúng tôi theo thông tin liên hệ dưới đây để cùng trao đổi, tư vấn, xúc tiến hợp tác và rất nhiều hỗ trợ pháp lý liên quan.

Video liên quan

Chủ đề