Ví dụ về phương pháp trực quan trong toán tiểu học

Phương pháp trực quan trong giáo dục mầm non là gì? Có những ưu điểm và hạn chế nào? Cùng tìm hiểu những lưu ý khi áp dụng phương pháp này vào dạy học mầm non.

1. Phương pháp trực quan trong dạy học là gì?

Phương pháp trực quan trong dạy học (hay còn gọi là trình bày trực quan) là phương pháp dạy học sử dụng những phương tiện dạy học trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học như: Bản đồ, tranh ảnh, video, các thí nghiệm,... giúp người học dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn.

2. Phương pháp trực quan trong dạy học mầm non là gì?

Bản chất của phương pháp trực quan trong dạy học mầm non là sử dụng những phương tiện đồ chơi, tranh ảnh, hiện vật… kèm theo cử chỉ và lời nói để trẻ quan sát, nói theo, làm theo với mục đích rèn luyện các giác quan, khả năng ngôn ngữ của trẻ và giúp trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức mới. 


Dùng tranh ảnh để dạy học đem lại sự sinh động cho bài giảng.

Một số ví dụ phương pháp trực quan cho trẻ mầm non:

  • Việc trình chiếu các câu chuyện, hình ảnh, video nhằm đem lại sự sống động trong các bài giảng. Với sự hỗ trợ của các thiết bị điện tử: máy chiếu, máy tính,..., bài giảng trở nên sinh động, kích thích trí tò mò, khả năng quan sát của trẻ.
  • Phương pháp trực quan còn được thể hiện qua cách minh họa bằng đồ dùng có tính trực quan như: bản đồ, hình vẽ trên bảng...

3. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp trực quan trong dạy học mầm non

3.1. Ưu điểm của phương pháp trực quan trong dạy học mầm non

  • Giúp học sinh hiểu sâu các khái niệm: Trực quan là một trong những phương pháp tối ưu nhằm giúp học sinh hình thành nhận thức, gọi tên sự vật trên cơ sở trực tiếp quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa sự vật. Đồ dùng trực quan là thứ giúp trẻ hiểu sâu bản chất kiến thức, là phương tiện để hình thành các khái niệm, giúp học sinh nắm rõ kiến thức hơn. Bên cạnh đó, phương pháp trực quan trong dạy học giúp trẻ dễ dàng nhận biết mọi vật xung quanh, kích thích sự phát triển não bộ ở trẻ.


Phương pháp trực quan giúp trẻ nhớ kiến thức lâu hơn.

  • Giúp học sinh ghi nhớ kiến thức và vận dụng linh hoạt: Đồ dùng trực quan có tính chất minh họa: bản đồ, tranh vẽ, hình vẽ trên bảng có vai trò lớn trong việc giúp trẻ nhớ kỹ, hiểu sâu hơn kiến thức được học. Nhờ phương pháp trực quan, hình ảnh được lưu giữ trong trí nhớ và dễ dàng áp dụng trong thực tế. Vì vậy, ngoài việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành các khái niệm, phương pháp trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của trẻ.

3.2. Hạn chế của phương pháp trực quan trong dạy học mầm non

Phương pháp trực quan trong dạy học mầm non còn tồn tại một số nhược điểm như sau:

  • Dễ gây mất tập trung: Nếu giáo viên không định hướng rõ ràng trong việc sử dụng hình ảnh, video sẽ dễ làm phân tán sự chú ý của trẻ vào những chi tiết nhỏ lẻ, không quan trọng, đặc biệt ở lứa tuổi mầm non hiếu động. Điều này dẫn đến trẻ mất tập trung, không lĩnh hội được kiến thức bài giảng.

Nhiều chi tiết trong bài giảng có thể khiến trẻ dễ mất tập trung.

  • Đầu tư nhiều thời gian: Để soạn ra một bài giảng thu hút sự tập trung của trẻ giáo viên cần dành ra nhiều thời gian để liệt kê lại những sở thích của các em học sinh nhằm xây dựng nội dung giảng dạy phù hợp, hiệu quả. Bên cạnh đó, giáo viên cần thời gian để lựa chọn những tài liệu minh họa thực sự phù hợp với bài giảng.

4. Lưu ý khi sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học mầm non

Để có những tiết học trực quan bổ ích, hiệu quả, tạo hứng thú cho trẻ mầm non, giáo viên cần đảm bảo những yêu cầu khi sử dụng phương pháp dạy học trực quan sau:

Đầu tiên, lứa tuổi mầm non là lứa tuổi hiếu động, luôn muốn tìm tòi, khám phá, vì vậy giáo viên cần chú ý trình bày logic, khoa học, chữ viết to, rõ ràng nhằm thu hút sự chú ý của trẻ.

Bên cạnh đó, hình ảnh, tài liệu minh họa, tranh ảnh phải có tính thẩm mỹ, màu sắc bắt mắt, càng ít chi tiết càng tốt. Tránh lạm dụng hình ảnh gây phản tác dụng khiến trẻ mất hứng thú học tập, thậm chí là sợ học.

Cuối cùng, giáo viên cũng cần chú ý tới các đồ dùng trực quan dù là nhỏ nhất khi dùng với từng học sinh, hay trong việc tự học ở nhà. Các giáo viên nên trao đổi với phụ huynh để họ cùng thực hiện, tăng hiệu quả trong việc giáo dục trẻ.

Bài viết hy vọng đã đem lại những thông tin hữu ích về phương pháp trực quan trong dạy học mầm non tới giáo viên và phụ huynh. Tuy nhiên, tùy thuộc và điều kiện cũng như khả năng, nhu cầu của trẻ, giáo viên nên cân nhắc phương pháp dạy phù hợp.

Phương pháp giáo dục trực quan hay còn gọi là dạy học trực quan, có nhiều tài liệu gọi đó là trình bày trực quan. Nó PPDH có sử dụng phương tiện trực quan như các phương tiện kỹ thuật dạy học trong, trước và sau khi sử dụng các tài liệu mới hay khi ôn tập để củng cố , thậm chí là hệ thống hóa kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo.

Phương pháp dạy học trực quan được thể hiện dưới các hình thức:

  • Việc trình bày các thí nghiệm thực tế, các chiếu đèn, chiếu phim chiếu nhằm đem lại cái nhìn rõ nét, sinh động. Những thiết bị kỹ thuật, phim điện ảnh, video. Trình bày các mô hình đại diện cho hiện thức một cách khách quan nhất và nó cũng được lựa chọn cẩn thận để phù hợp trong môi trường sư phạm. Đó chính là cơ sở cho quá trình nhận thức và lĩnh hội bài giảng tốt hơn.
  • Nó còn là những minh họa trình bày bằng đồ dùng trực quan có tính chất minh họa như bản đồ, tranh ảnh, hình vẽ trên bảng ….

Điểm đặc biệt của phương pháp giáo dục trực quan ở mầm non rất phát triển lại dễ thực hiện giúp trẻ nhận thức cũng như hiểu rõ hơn nội dung nhờ hình ảnh minh họa. Các bé sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức, lĩnh hội văn bản.

II. Ưu Điểm Của Phương Pháp Dạy Học Trực Quan

Phương pháp dạy học trực quan ở tiểu học và các cấp học khác đều mang lại những ưu điển lớn. Đặc biệt đó là sự tiếp thu có tiến bộ của các học sinh, giúp bài giảng thêm sôi động, hấp dẫn.

  • Với cách dạy học trực quan, các đồ dùng phục vụ cho việc học được đặc biệt quan tâm, nhờ đồ dùng mà các học sinh có thể nhớ nhanh, nhớ lâu và nhớ rất kỹ bài giảng. Bằng hình ảnh trực quan sống động cùng những kiến thức lịch sử sống động cho các em như đang được sống ở thời kỳ lịch sử đó. Bạn cũng biết, các hình ảnh tuy không cần sử dụng tới chữ viết cũng được lưu giữ lại vững chắc trong trí nhớ, nó chính là hình ảnh thu được từ trực quan. Chính bởi vậy, học theo phương pháp trực quan góp phần tạo nên biểu tượng về lịch sử. Bên cạnh đó, đồ dùng trong các tiết học trực quan còn giúp phát triển khả năng quan sát cũng như tư duy và trí tưởng tượng cùng khả năng ngôn ngữ của học sinh.
  • Phương pháp dạy học trực quan là một phương pháp học sử dụng trực quan, trực quan là nguyên tắc cơ bản của lý luận giúp học sinh có thể hình thành khái niệm dựa trên cơ sở trực tiếp quan sát các vật, đồ dùng qua minh họa bằng tranh, ảnh, video. Đồ dùng đó chính là chỗ dựa giúp học sinh hiểu bản chất của kiến thức, là một phương tiện giúp các em hình thành khái niệm, nắm vững được các quy luật của sự phát triển xã hội.

Ví dụ: Khi được học với các bức tranh có hình vẽ trên đá là hình con người sử dụng cung tân. Các em học sinh sẽ hiểu con người thời nguyên thủy đã biết và sử dụng cung tên để chuyển tư hình thức săn bắt sang săn bắn và làm thay đổi cả nền kinh tế thời bấy giờ.

III. Hạn Chế Của Phương Pháp Dạy Học Trực Quan

Tuy có nhiều ưu điểm nhưng phương pháp sử dụng đồ dùng trong giáo dục trực quan lại có những hạn chế nhất định. Những mặt hạn chế đó được kể tới như sau.

  • Với các hình ảnh, video, phim ảnh đều là những thứ gây chú ý những nếu không biết cách sử dụng phù hợp sẽ khiến các em học sinh phân tán, giản sự chú ý. Điều này khiến các em không nắm được vấn đề trong bài học.
  • Đây là phương pháp dạy học đòi hỏi nhiều thời gian và các giáo viên lại cần cân nhắc, tính toán để phù hợp với thời lượng dạy.
  • Các hình ảnh, video, phim ảnh sẽ có cả những chi tiết ngoài lề, nhỏ lẻ và không liên quan tới bài học. Nếu không định hướng tốt các em học sinh có thể chỉ chú ý tới các chi tiết đó.

IV. Quy Trình Thực Hiện Phương Pháp Dạy Học Trực Quan

Để có những tiết học trực quan bổ ích cũng như hiệu quả, tạo hứng thú cho các em học sinh, giáo viên cần quan tâm tới quy trình thực hiện.

  • Bước đầu tiên, các giáo viên cần chuẩn bị hình ảnh, video, băng đĩa, phim …..về chủ đề bài học. Các hình ảnh, video cần được xem xét kỹ lưỡng để không chứa các nội dung phản cảm, không đúng văn hóa.
  • Bước tiếp theo các giáo viên treo các tranh ảnh, đồ dùng minh họa, các vật dụng thí nghiệm hay những thiết bị …..sau đó, giáo viên cần đưa ra định hướng quan sát cho học sinh.
  • Trình bày chi tiết các nội dung trong bản đồ, sơ đồ và hình ảnh, với video cần chi tiết rõ nét hơn. Với các dụng cụ thí nghiệm giáo viên tiến hành thí nghiệm  và trình chiếu phim ảnh cho học sinh quan sát.
  • Giáo viên yêu cầu một vài học sinh trình bày lại nội dung bức hình, nội dung đoạn video hay cách thức tiến hành thí nghiệm. Từ đó các em học được những gì.
  • Giáo viên soạn sẵn những câu hỏi nhằm giúp các em học sinh vận dụng những gì được thấy được xem để trả lời. từ đó hiểu và nắm bài rõ hơn.

Có rất nhiều phương pháp dạy học trực quan và tùy vào mục đích ta chia các loại ra làm:

  • Căn cứ theo mức độ tổ chức quan sát ta có thể chia ra là quan sát có sự bố trí, sắp xếp của giáo viên hoặc quan sát tự nhiên.
  • Căn cứ theo cách thức quan sát ta chia làm quan sát gián tiếp và quan sát trực tiếp
  • Căn cứ theo phạm vi quan sát ta chia làm quan sát các khía cạnh và quan sát toàn diện.
  • Căn cứ theo thời gian ta chia quan sát dài hạn và ngắn hạn.

V. Một Số Lưu Ý Khi Dạy Học Theo Phương Pháp Trực Quan

  • Các giáo viên khi đưa hình ảnh, phim truyện lên cần chú ý đảm bảo hướng quan sát cho tất cả các học sinh.
  • Mỗi dụng cụ, đồ dùng thí nghiệm, video trực quan lại có phương pháp, cách thức quan sát thích hợp. Giáo viên phải tìm hiểu để đưa ra phương pháp phù hợp nhất.
  • Tùy vào mỗi bài học sẽ cần đồ dùng trực quan khác nhau. Có những bài học cần video, bởi vậy, các giáo viên phải là người lựa chọn dụng cụ thích hợp nhằm giúp các em có hứng thú quan sát. Nếu mang tính chuyên nghiệp, các giáo viên phải xây dựng hệ thống dụng cụ cho trực quan theo từng bài học.
  • Luôn tìm cách phát huy tính tích cực của học sinh với các đồ dùng học trực quan. Các em phải được sờ, nắm, quan sát kỹ lưỡng.
  • Tuy các đồ dùng như tranh ảnh, phim rất cần thiết cho mỗi bài học, nhưng lời nói, thuyết trình của giáo viên cũng vô cùng quan trọng đặc biệt trong các môn như Địa lý, công nghệ, sinh học ở cấp bậc THPT. Giáo viên phải rèn luyện, nâng cao nghiệp vụ của mình để thực hiện tốt công việc của mình.
  • Tìm cách khai thác tối đa kiến thức trong các đồ dùng trực quan, phương pháp dạy học trực quan ở mầm non khác với tiểu học. Các giáo viên phải tùy vào trình độ để đặt câu hỏi phù hợp.
  • Các giáo viên cũng cần chú ý tới các đồ dùng trực quan nhỏ khi dùng với từng học sinh, hay trong việc tự học ở nhà. Các giáo viên phải hướng dẫn kỹ lưỡng cho các em, liên hệ với phụ huynh để phụ huynh cùng thực hiện và hướng dẫn các em. Các em cũng phải tìm hiểu kỹ lưỡng, hoàn thành đầy đủ bài tập, câu hỏi.

Qua bài viết, các giáo viên, phụ huynh đã hiểu được lợi ích cũng như cách tiến hình buổi học trực quan hiệu quả. Cũng cần tùy thuộc vào điều kiện, cơ sở vật chất từng nơi để áp dụng riêng biệt.

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

Video liên quan

Chủ đề