Ví dụ về dịch vụ hành chính công

1. Dịch vụ hành chính công

Một trong những chức năng cơ bản của Nhà nước giao cho nền hành chính đảm trách là cung ứng dịch vụ công. Nền hành chính ngày càng phát triển, vì vậy dịch vụ công được mở rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, đồng thời cần phối hợp và điều hòa các nguyện vọng cá nhân với lợi ích của cộng đồng, của đất nước, hướng tới các mục tiêu của một xã hội dân chủ. Nhiều hoạt động cung ứng dịch vụ công được chuyển giao dần cho các khu vực ngoài Nhà nước thực hiện. Tức là Nhà nước không tự mình giải quyết tất cả các vấn đề xã hội mà đẩy mạnh dân chủ hóa gắn với phân quyền, xã hội hóa nhằm tập trung thực hiện tốt vai trò “lái thuyền”. 

Ở nước ta, chức năng cung cấp dịch vụ công là một hoạt động thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhà nước đã được pháp luật quy định trong nhiều văn bản như Hiến pháp ngày 28 tháng 11 năm 2013; Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 06 năm 2015; Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;… Các văn bản quy phạm pháp luật này đã có những tác động tích cực trong quản lý, điều hành đối với các cơ quan hành chính các cấp; vừa tăng cường kỷ cương hành chính, vừa từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quản lý hành chính nhà nước, cung cấp dịch vụ công.

Theo như cách hiểu thông thường hiện nay thì hành chính công là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước, sử dụng nguồn lực công để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao hoặc hoạt động của tổ chức, cá nhân được ủy quyền cung ứng dịch vụ công theo quy định của pháp luật. Dịch vụ công là những hoạt động thuộc về bản chất của bộ máy nhà nước. Là những hoạt động phục vụ các lợi ích chung, thiết yếu, các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức, do Nhà nước trực tiếp đảm nhận hay ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện nhằm bảo đảm trật tự, lợi ích chung và công bằng xã hội. Xét theo lĩnh vực cung ứng dịch vụ, dịch vụ công gồm 3 loại: dịch vụ công trong lĩnh vực sự nghiệp; dịch vụ công trong lĩnh vực công ích và dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính nhà nước hay còn gọi là dịch vụ hành chính công. Như vậy, dịch vụ hành chính công là một bộ phận cấu thành của dịch vụ công và được hiểu như sau:

“Dịch vụ hành chính công là một loại hình dịch vụ công do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện để phục vụ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân. Nói cách khác, dịch vụ hành chính công là những hoạt động phục vụ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân, do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện dựa vào thẩm quyền hành chính - pháp lý của Nhà nước” (theo Nguyễn Ngọc Hiến (chủ biên), Hành chính công, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, năm 2006).

Cũng theo Nghị định số 43/2011/NĐ-CP của Chính phủ, “dịch vụ hành chính công là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý. Mỗi dịch vụ hành chính công gắn liền với một thủ tục hành chính để giải quyết hoàn chỉnh một công việc cụ thể liên quan đến tổ chức, cá nhân”.

2. Các loại hình và đặc điểm của dịch vụ hành chính công

Dịch vụ hành chính công ở nước ta thường được thể hiện thông qua các loại hình cơ bản như sau:

Một là, các hoạt động cấp các loại giấy phép. Giấy phép là một loại giấy tờ do các cơ quan hành chính nhà nước cấp cho các tổ chức và công dân để thừa nhận về mặt pháp lý, thể hiện quyền của các chủ thể này được tiến hành một hoạt động nào đó phù hợp với các quy định của pháp luật trong lĩnh vực được cấp phép.

Hai là, các hoạt động cấp các loại giấy xác nhận, chứng thực, bao gồm: công chứng, cấp chứng minh thư nhân dân (căn cước công dân), cấp giấy khai sinh, khai tử, cấp giấy đăng ký kết hôn, cấp giấy phép lái xe, đăng ký ô tô, xe máy, tàu thuyền...

Ba là, các hoạt động cấp giấy đăng ký kinh doanh và chứng chỉ hành nghề. Giấy đăng ký kinh doanh được cấp cho chủ thể kinh doanh khi chủ thể này thành lập doanh nghiệp hoặc cơ sở kinh doanh của mình. Giấy phép hành nghề là một loại giấy tờ chứng minh chủ thể này có đủ khả năng và điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật đối với một nghề nhất định nào đó, ví dụ: giấy phép hành nghề luật sư, hành nghề khám chữa bệnh…

Bốn là, hoạt động thu các khoản đóng góp vào ngân sách và các quỹ của Nhà nước. Các hoạt động này gắn với nghĩa vụ mà Nhà nước yêu cầu các chủ thể trong xã hội phải thực hiện.

Năm là, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và xử lý các vi phạm hành chính. Hoạt động này nhằm bảo vệ các quyền cơ bản của công dân trong mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với công dân.

Như vậy, có thể nói, dịch vụ hành chính công là loại dịch vụ công đặc biệt, chỉ do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện, luôn gắn liền với thẩm quyền mang tính quyền lực pháp lý, nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước và không vì mục tiêu lợi nhuận, mọi người dân có quyền ngang nhau trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ hành chính công. Với tư cách là chủ thể chịu trách nhiệm cung ứng dịch vụ hành chính công, Nhà nước tham gia cung ứng dịch vụ hành chính công với tư cách trực tiếp để bảo đảm việc cung cấp đầy đủ các dịch vụ này thông qua các cơ quan, tổ chức của mình lập ra. Nhiều nước coi cải cách các dịch vụ do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện là nội dung quan trọng nhất của cải cách dịch vụ công. Bởi lẽ, sự quan tâm của người dân đang tập trung vào việc cải thiện mối quan hệ của Nhà nước đối với công dân thông qua dịch vụ công do các cơ quan hành chính nhà nước cung ứng. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước ta đang khuyến khích và thực hiện xã hội hóa các dịch vụ hành chính công. Đây là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm huy động sự tham gia rộng rãi của Nhân dân và các tổ chức vào hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công để cải thiện hiệu quả cung ứng và giảm tải áp lực cho Nhà nước. Đồng thời, Nhà nước chỉ đảm trách vai trò quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở thực hiện cung ứng dịch vụ hành chính công./.

htmlinh.snv

Ví dụ về dịch vụ hành chính công

Hiện nay, mô hình kinh doanh khóa học online và coaching đang được nhiều người thực hiện do nhu ...

Ví dụ về dịch vụ hành chính công

Công ty IT thực hiện sản xuất phần mềm được hưởng ưu đãi về Thuế thu nhập doanh nghiệp ...

Ví dụ về dịch vụ hành chính công

Trước sự phát triển của công nghệ, sản phẩm phần mềm ngày càng đa dạng để phục vụ trong ...

Ví dụ về dịch vụ hành chính công

Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực công ...

Ví dụ về dịch vụ hành chính công

Hiện nay, ngành nghề lập trình phần mềm hay còn gọi là ngành IT đang là ngành nghề khuyến ...

Chắc hẳn trong chúng ta ai ai cũng đã từng nghe qua cụm từ dịch vụ hành chính công. Nhưng liệu chúng ta đã hiểu rõ dịch vụ hành chính công là gì? Do đó, hãy cùng ACC tìm hiểu câu trả lời dịch vụ hành chính công là gì và cùng tìm hiểu những thông tin liên quan tới dịch vụ hành chính công nhé!

Ví dụ về dịch vụ hành chính công
Dịch vụ hành chính công là gì

Dịch vụ hành chính công được hiểu là những hoạt động được tổ chức, thực hiện với mục đích hỗ trợ, phục vụ quyền lợi, nghĩa vụ cơ bản, cần thiết và những lợi ích chung thiết yếu của toàn thể cá nhân, cơ quan, tổ chức. Dịch vụ hành chính công được tổ chức và thực hiện trực tiếp bởi nhà nước hoặc cơ quan nhà nước, hoặc một số cơ sở ngoài nhà nước được nhà nước trao quyền cho phép thực hiện, cung cấp dịch vụ hành chính công.

Dịch vụ hành chính công được thành lập và đặt ra với mục tiêu hướng tới sự công bằng, hiệu quả trong quá trình quản lý hành chính của đất nước.

Một số ví dụ về dịch vụ hành chính công có thể kể tới như là thủ tục cấp những loại giấy phép đăng ký doanh nghiệp, thủ tục cấp giấy khai sinh, giấy chứng minh nhân dân, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, thanh tra, kiểm tra hoạt động hành chính…

Sau khi tìm hiểu khái niệm dịch vụ hành chính công là gì, hãy cùng tìm hiểu một số đặc điểm nổi bật của dịch vụ hành chính công tại Việt Nam:

– Dịch vụ hành chính công ra đời để phục vụ cho công tác, quá trình quản lý của nhà nước

Dịch vụ hành chính công là những dịch vụ mà công dân được nhà nước khuyến khích hoặc có thể bắt buộc phải thực hiện trong quá trình đảm bảo an toàn, trật tự xã hội và an ninh quốc gia.

Số lượng người dân sử dụng những dịch vụ hành chính công càng lớn thì việc quản lý của nhà nước ngày càng hiệu quả và mục tiêu đất nước được thực hiện tốt hơn.

– Dịch vụ hành chính công là những hoạt động được tổ chức và thực hiện không nhầm mục đích trục lợi cá nhân, mà những trường hợp thu tiền (gọi là thu phí, lệ phí theo mức tiền quy định pháp luật) thì những khoản tiền này sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước, vì lợi ích chung của cộng đồng.

– Quá trình cung cấp những dịch vụ hành chính công phải luôn gắn liền với tính quyền lực của nhà nước bởi hoạt động này luôn do một cơ quan nhà nước hoặc những cơ sở ngoài Nhà nước được nhà nước trao quyền thực hiện

– Trong giai đoạn, quá trình công dân tiếp cận và sử dụng những dịch vụ hành chính công thì những công dân này đều được nhà nước, cơ quan nhà nước phục vụ với tư cách công bằng, dân chủ, có những quyền và lợi ích ngang nhau.

Những cán bộ thuộc cơ quan nhà nước, cơ sở ngoài nhà nước được nhà nước trao quyền có nhiệm vụ, nghĩa vụ cung cấp dịch vụ hành chính công phục vụ người dân, không được phân biệt bất kỳ người dân nào, mọi công dân đều công bằng, bình đẳng như nhau.

Như vậy, hãy cùng một số loại hình của dịch vụ hành chính công là gì?

– Dịch vụ hành chính công bao gồm những dịch vụ cấp các loại giấy xác nhận giấy chứng thực;

-Dịch vụ cấp giấy phép như giấy phép đăng ký doanh nghiệp, giấy phép đăng ký kinh doanh….

– Thực hiện thu những khoản quỹ, đóng góp của cá nhân, cơ quan, tổ chức nộp vào ngân sách nhà nước;

– Cấp những chứng chỉ hành nghề, giấy phép đăng ký kinh doanh;

– Thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và tiến hành kiểm tra, xử phạt, xử lý những hành vi vi phạm hành chính…

Như vậy, ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về khái niệm dịch vụ hành chính công là gì và những thông tin liên quan, rất hy vọng quý khách hàng có thể hiểu hơn về vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như có bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

·   Hotline: 19003330

·   Zalo: 084 696 7979

·   Gmail:

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin