Ví dụ về chức năng của thị trường GDCD 11

Ví dụ về chức năng của thị trường GDCD 11

Show

a. Hàng hóa là gì?

- Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua - bán.

- Ba điều kiện để sản phẩm trở thành hàng hóa:

+ Do lao động tạo ra.

+ Có công dụng nhất định để thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.

+ Trước khi đi vào tiêu dung phải thông qua mua – bán.

- Hàng hóa là phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa, ở dạng vật thể hoặc phi vật thể.

b. Hai thuộc tính của hàng hóa

Hàng hóa gồm có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.

- Giá trị sử dụng của hàng hóa:

+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là công cụ của vật chất có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.

+ Cùng với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật giá trị sử dụng của một hàng hóa được phát hiện ra ngày càng phong phú và đa dạng.

+ Để bán được trên thị trường, người sản xuất luôn tìm cách làm cho hàng hóa của mình có chất lượng cao và có nhiều công dụng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là phạm trù vĩnh viễn.

- Giá trị hàng hóa

+ Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua giá trị trao đổi của nó. Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau.

+ Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa đó.

2. Tiền tệ

Ví dụ về chức năng của thị trường GDCD 11

a. Nguồn gốc và bản chất tiền tệ 

- Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị.

- Có bốn hình thái giá trị phát triển từ thấp lên cao dẫn đến sự ra đời của tiền tệ.

- Bốn hình thái giá trị (đọc thêm)

+ Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên.

+ Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng.

+ Hình thái giá trị chung.

+ Hình thái tiền tệ.

b. Các chức năng của tiền tệ 

- Thước đo giá trị

+ Tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa (giá cả).

+ Giá cả hàng hóa quyết định bởi các yếu tố: giá trị hàng hóa, giá trị của tiền tệ, quan hệ cung – cầu hàng hóa.

- Phương tiện lưu thông

+ Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa theo công thức: Hàng – tiền – hàng.

+ Người ta bán hàng hóa lấy tiền rồi dùng tiền để mua hàng hóa mình cần.

- Phương tiện cất trữ

+ Tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ, khi cần đem ra mua hàng.

+ Tiền là đại biểu cho của cải của xã hội dưới hình thái giá trị, nên việc cất trữ tiền là hình thức cất trữ của cải.

- Phương tiện thanh toán

+ Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán (trả tiền mua chịu hàng hóa, trả nợ, nộp thuế…)

+ Chức năng này làm cho quá trình mua bán diễn ra nhanh hơn, nhưng cũng khiến người sản xuất và trao đổi hàng hóa phụ thuộc vào nhau nhiều hơn.

- Tiền tệ thế giới

+ Khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm nhiệm vụ di chuyển của cải từ trước đến nay sang nước khác.

+ Việc trao đổi tiền từ nước này sang nước khác tiến hành theo tỉ giá hối đoái. 

=> Năm chức năng của tiền tệ có quan hệ mật thiết với nhau. Sự phát triển các chức năng của tiền tệ phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa.

3. Thị trường

Ví dụ về chức năng của thị trường GDCD 11

a. Thị trường là gì? 

- Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ.

- Các nhân tố cơ bản của thị trường là: hàng hóa; tiền tệ; người mua; người bán. Từ đó hình thành các quan hệ: hàng hóa – tiền tệ, mua – bán, cung – cầu, giá cả hàng hóa.

b. Các chức năng cơ bản của thị trường

- Chức năng thực hiện (hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa: Những hàng hóa nào thích hợp với nhu cầu, thị hiếu của xã hội thì bán được.

- Chức năng thông tin: Là căn cứ quan trọng để người bán đưa ra những quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận, còn người mua sẽ điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất.

Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng: Sự biến động của cung – cầu, giá cả trên thị trường đã điều tiết các yếu tố sản xuất từ ngành này sang ngành khác, luân chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác.

=> Hiểu và vận dụng được các chức năng của thị trường sẽ giúp cho người sản xuất và người tiêu dùng giành được lợi ích kinh tế lớn nhất và nhà nước cần ban hành những chính sách kinh tế phù hợp nhằm hướng nền kinh tế vào những mục tiêu xác định.

Câu 1: Trong buổi thảo luận nhóm về bài: Hàng hóa – tiền tệ - thị trường, ba bạn Hoàng, Minh và Thành có tranh luận:

Hoàng cho rằng: Mọi sản phẩm của lao động đều là hàng hóa.

Minh lại cho rằng: Mọi hàng hóa đều là sản phẩm của lao động.

Thành thì cho rằng: Không phải mọi hàng hóa đều là kết quả của quá trình lao động?

Theo em, ai nói đúng? Vì sao?

Liên hệ tình hình sản xuất hàng hóa của nước ta trong những năm gần đây?

Xem lời giải

Câu 1: Trong buổi thảo luận nhóm về bài: Hàng hóa – tiền tệ - thị trường, ba bạn Hoàng, Minh và Thành có tranh luận:

Hoàng cho rằng: Mọi sản phẩm của lao động đều là hàng hóa.

Minh lại cho rằng: Mọi hàng hóa đều là sản phẩm của lao động.

Thành thì cho rằng: Không phải mọi hàng hóa đều là kết quả của quá trình lao động?

Theo em, ai nói đúng? Vì sao?

Liên hệ tình hình sản xuất hàng hóa của nước ta trong những năm gần đây?

Xem lời giải

Phần 1 : CÔNG DÂN VỚI KINH TẾ ****** Bài 1 : CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ————— Câu 1 : – Nông nghiêp : * Đối tượng lao động :đồng lúa. * Tư liệu lao động : máy cày, máy gặt. – Xây dựng : * Đối tượng lao động : cát, xi-măng. * Tư liệu lao động :xà-beng, búa. Câu 2 : – Những điều kiện khách quan, chủ quan để người có sức lao động thực hiện quá trình lao động : môi trường lao động, đối tượng lao động. Câu 3 : Bởi vì : – Giáo dục đào tạo : có nhiều tri thức, dân trí cao và làm được trong nhiều ngành nghề. – Khoa học và công nghệ : hiện đại hóa đất nước và theo kịp các nước tiên tiến khác. nước nhà phát triển đời sống nhân dân ấm no. Câu 4 : Những nội dung cơ bản của phát triển kinh tế : – Sự tăng trưởng kinh tế. – Cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ. – Công bằng xã hội. Câu 5 : Ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với : – Cá nhân : có việc làm và thu nhập ổn định, cuộc sống ấm no; có điều kiện chăm sóc sức khoẻ, nâng cao tuổi thọ và phát triển toàn diện. – Gia đình : thực hiện tốt các chức năng của gia đình như chức năng kinh tế, chức năng sinh sản … – Xã hội : tăng thu nhập quốc dân, giảm tệ nạn xã hội, củng cố an ninh quốc và phát triển văn hóa giáo dục. Câu 6 : Vì : – Gia tăng dân số : thiếu lương thực, khan hiếm của cải vật chất, đất chật chất lượng cuộc sống giảm sút, phát sinh tệ nạn xã hội. – Bảo vệ môi trường sinh thái : nếu không làm như vậy mỗi trường sẽ bị ô nhiễm,khan hiếm nguyên liệu, nhiên liệu, không thể sản xuất làm việc không phát triển kinh tế. Bài 2 : HÀNG HÓA – TIỀN TỆ – THỊ TRƯỜNG Câu 1 : Sản phẩm tiêu dùng trong gia đình : – Là hàng hóa : ti vi, đầu máy, tủ lạnh. – Không là hàng hoá : cơm, thức ăn. Câu 2 : – Một số ví dụ thể hiện giá trị sử dụng của hàng hóa : than đá, dầu mỏ lúc đầu làm chất đốt sau đó dùng làm nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp để chế biến ra nhiều loại sản phẩm. Câu 3 : – Giá trị sử dụng của hàng hoá : là công dụng của vật phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người. – Giá trị hàng hoá : lao động của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hóa. Câu 4 : – Giá trị hàng hoá do thời gian lao động xã hội cần thiết quyết định vì nó tạo ra giá trị xã hội của hàng hóa. Câu 5 : – Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hoá và của các hình thái giá trị. – Tiền tệ có 4 hình thái : * Giá trị đơn giản hay ngẫu nhiên. * Giá trị đầy đủ hay mở rộng. * Hình thái chung của giá trị. * Tiền tệ. Câu 6 : Các chức năng của tiền tệ : * Thước đo giá trị. * Phương tiện lưu thông. * Phương tiện cất trữ. * Phương tiện thanh toán. * Tiền tệ thế giới. Câu 7 : – Nội dung của quy luật lưu thông tiền tệ : quy luật quy định số tiền lưu thông hành hoá ở mỗi thời kì nhất định. – Ảnh hưởng của lạm phát đối với đời sống : giá cả hành hoá tăng, sức mua giảm và đời sống của nhân dân lao động khó khăn. Câu 8 : – Giá cả là “mệnh lệnh” của thị trường đối với mọi người sản xuất và lưu thông hàng hoá vì giá cả đóng vai trò quan trọng, nếu người sản xuất và việc lưu thông hàng hoá không tuân theo giá cả đã định thị trường không chấp nhận. Câu 9 : – Thị trường là nơi trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ. Câu 10 : Một số ví dụ a.- Người sản xuất mang hàng hóa ra thị trường , hàng hoá nào thích hợp với thị hiếu xã hội bán được. b.- – Thị trường thông tin giúp người bán đưa ra các quyết định kịp thời thu lợi nhuận. c.- – Người tiêu dùng điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất. d.- – Nhà nước ban hành những chính sách kinh tế phù hợp hướng nền kinh tế vào những mục tiêu xác định Câu 11: Mỗi công dân cần phải làm những việc đối với sự phát triển kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay : – Dùng hàng trong nước. – Không mua gian bán lận. – Không để xảy ra lạm – Học tập tốt . Bài 3 : QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA. ————– Câu 1 : Nội dung của quy luật giá trị : – Trong sản xuất : quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết. – Trong lưu thông : sự trao đổi hàng hoá phải theo nguyên tắc ngang giá cho nên giá cả hàng hoá luôn xoay quanh trục thời gian lao động xã hội cần thiết. Câu 2 : – Quy luật giá trị tác động đến điều t tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá vì có sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất này sang ngành sản xuất khác, phân phối nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác … từ nơi có lãi ít hoặc không có lãi sanh nơi có lãi cao thông qua sự biến động của giá cả hàng hoá trên thị trường. Ví dụ : Theo trào lưu thời trang quần áo thời trang mới nhất sẽ được nhập về nước ta . Đầu tiên sẽ đến với người dân thành thị – nơi có cuộc sống phồn hoa . Cho đến khi những loại quần áo đó đã trở nên lỗi thời, nó được chuyển về bán cho người dân nông thôn. Câu 3 : Quy luật giá trị lại có tác động kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên vì :người sản xuất- kinh doanh muốn không bị phá sản, đứng vững và chiến thắng trên thương trường để thu được nhiều lợi nhuận họ phải tìm cách cải tiến kĩ thuật, nâng cao tay nghề người lao động … Việc làm này lúc đầu còn lẻ tẻ nhưng về sau mang tính phổ biến trong xã hội. Ví dụ : Trong điều kiện ngày càng có nhiều công ty bánh kẹo khác ra đời và có nhiều loại bánh kẹo mới , công ty Kinh Đô đã nhập dây chuyền sản xuất bánh kẹo ở nước ngoài tạo nên nhiều loại bánh kẹo mẫu mã mới, đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Câu 4 : – Quy luật giá trị lại có tác động phân hóa người sản xuất thành giàu – nghèo vì mua bán hàng hóa trên thị trường không do thời gian lao động cá biệt quyết định mà do thời gian lao động xã hội cần thiết quyết định. Trong trường hợp này, một số người giàu lên và mua sắm thêm tư liệu sản xuất … một số người khác bị thua lỗ , bị phá sản. – Nhà nước vận dụng quy luật giá trị vào việc đổi mới nền kinh tế nước ta đồng thời thông qua việc ban hành và sử dụng pháp luật, các chính sách kinh tế, chính sách xã hội … khắc phục mặt tiêu cực của quy luật giá trị.

Đang xem: Ví dụ về thị trường gdcd 11

Xem thêm: Điều Độ Cảng Là Gì – Tuyển Dụng, Tìm Việc Làm Điều Độ Cảng

Xem thêm: Thị Trường Trà Thảo Mộc Của Bạn Tới Đâu? Các Loại Trà Dược Trên Thị Trường

Bài 4 : CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA. Câu 1 : – Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất – Kinh doanh với nhau nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất , kinh doanh, tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Câu 2 : Cạnh tranh có những loại : – Giữa người bán với nhau hàng hóa có giá cả giảm, có lợi cho người mua. – Giữa người mua với nhau giá trị hàng hóa tăng, có lợi cho người bán. – Nội bộ ngành Khoa học kĩ thuật phát triển, sản phẩm rẻ hơn, người mua có lợi. – Các ngành với nhau Xã hội ngày càng phát triển. – Trong nước và ngoài nước nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa, thúc đẩy xuất nhập khẩu , thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Câu 3 : – Vận dụng các loại cạnh tranh theo hướng tích cực, không gian dối có lợi cho bản thân và xã hội. Câu 4 : Hạn chế vi phạm pháp luật, làm hàng giả, bán hàng quốc cấm, dùng thủ đoạn phi pháp, rối loạn thị trường mở rộng thị trường, nâng cao đời sống nhân dân, giảm thuế, có biện pháp mạnh. Bài 5 : CUNG – CẦU TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA ———- Câu 1 : – Cầu là khối lượng hàng hóa,dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì tương ứng với giá cả và thu nhập xác định. – Cung là khối lượng hàng hóa,dịch vụ hiện có trên thị trường hay có thể đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định. Câu 2 : – Tính khách quan của quan hệ cung cầu : trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, trên thị trường , cung và cầu thường xuyên tác động với nhau và là hai bộ phận cấu thành mối quan hệ cung – cầu , mối quan hệ này thường xuyên tiếp diễn trên thị trường , tồn tại và hoạt động một cách khách quan độc lập với ý chí con người. – Nội dung của quan hệ cung –cầu : trên thị trường quan hệ này tác động khá phức tạp theo những chiều hướng và mức độ khác nhau. Câu 3 : – Có cơ sở để giải thích vì sao giá cả trên thị trường và giá cả hàng hoá trong sản xuất không ăn khớp với nhau. – Giúp người sản xuất nắm bắt được thị trường. – Giúp người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa ưng ý. Câu 4 : Thị trường bị rối loạn : Do nguyên nhân khách quan như nắng hạn, lũ lụt … Nhà nước cần thông qua các chính sách, nhằm lập lại cân đối cung – cầu, như giảm thuế, trợ cấp vốn, … Do có người đầu cơ tích trữ hàng hoá thì Nhà nước dùng pháp luật để trừng trị những kẻ đầu cơ. Câu 5 : Vận dụng các trường hợp của quan hệ cung – cầu như thế nào để có lợi khi em là người sản xuất kinh doanh và khi là người đi mua hàng. – Người sản xuất – kinh doanh : thu hẹp sản xuất –kinh doanh mặt hàng trên thị trường khi cung lớn hơn cầu, giá bán thấp hơn giá trị và ngược lại. – Người tiêu dùng : giảm nhu cầu mua các mặt hàng khi cung nhỏ hơn cầu và giá cá cao, và ngược lại. BÀI 6 : CÔNG NGHIỆP HOÁ – HIỆN ĐẠI HOÁ ——————- Câu 1 : Trình bày khái niệm và nội dung cơ bản của CNH – HĐH ở nước ta. Tại sao Đảng và Nhà nước ta lại chủ trương CNH phải gắn liền với HĐH. 1.- Khái niệm : CNH – HĐH là chuyển đổi cơ bản các hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hoá, dịch vụ, và quản lý từ lao động thủ công thô sơ sang lao động tiến tiến hiện đại nhằm tăng năng suất lao động xã hội cao. 2.- Nội dung : a.- Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất trước hết bằng việc cơ khí hoá nền sản xuất XH trên cơ sở áp dụng những thành tựu của cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại. b.- Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại và hiệu quả c.- Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất XHCN 3.- CNH phải gắn liền với HĐH là vì : CNH là biến đổi cơ bản lao động thủ công thành lao động tiên tiến hiện đại, nhưng nếu dừng lại ở chổ này thì CNH không có giá trị mà chúng ta phải áp dụng CNH đó vào các ngành sản xuất, lưu thông, dịch vụ, quản lý thì sự CNH đó mới thật sự đúng nghĩa và đem lại lợi ích cho đất nước. Việc áp dụng CNH vào các mặt của đất nước ta gọi đó là HĐH, do đó CNH phải gắn liền với HĐH. Câu 2 : Tại sao CNH – HĐH là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. CNH – HĐH là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ tiến lên CNXH ở nước ta được bắt nguồn từ tính tất yếu khách quan và tác dụng to lớn toàn diện có ý nghĩa quyết định của CNH – HĐH : 1.- Tính tất yếu khách quan : a.- Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất kỷ thuật của CNXH b.- Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kỷ thuật công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới. c.- Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của CNXH. 2.- Tác dụng của CNH – HĐH a.- Tạo điều kiện để phát triển LLSX và tăng năng suất LĐ xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân. b.- Tạo ra LLSX mới làm tiền đề cho việc củng cố quan hệ SX- XHCN tăng cường vai trò của Nhà nước XHCN, tăng cường mối quan hệ liên minh giữa công nhân, nông dân trí thức. c.- Tạo tiền đề hình thành và phát triển nền văn hoá mới XHCN nền văn hoá tiên ti61n đậm đà bản sắc dân tộc. d.- Tạo cơ sở vật chất kỷ luật cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, củng cố và tăng cường quốc phòng anh ninh. Câu 3 : Là một công dân em phải làm gì để góp phần vào sự nghiệp CNH – HĐH ở nước ta. a.- Nhận thức đúng đắn về sự cần thiết khách quan và tác dụng to lớn của CNH – HĐH đất nước, một nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ tiến lên CNXH b.- Xây dựng cho bản thân động cơ, quyết tâm, phương pháp học tập góp phần tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước. c.- Biết lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng ra sức học tập nắm bắt kỷ thuật công nghệ để sau khi ra trường phục vụ trực tiếp sự nghiệp CNH – HĐH BÀI 7 : THỰC HIỆN NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN VÀ TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC. ———— Câu 1 : Trình bày khái niệm và căn cứ xác định thành phần kinh tế Khái niệm và căn cứ xác định thành phần kinh tế là : kiểu tổ chức, quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu về TLSX nhất định. Câu 2 : Phân tích tính tất yếu khách quan và lợi ích của nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần kinh tế ở nước ta. a.- Tính tất yếu khách quan : Để lực lượng sản xuất phù hợp với quan hệ sản xuất, nền kinh tế nước ta tất yếu tồn tại nhiều thành phần kinh tế. b.- .Lợi ích của nền KT nhiều thành phần * Cho phép khai thác và phát huy các nguồn vốn và kinh nghiệm của mọi thành phần kinh tế * Tạo thêm nhiều việc làm nhờ đo ựgóp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế * Giảm tỉ lệ thất nghiệp , tăng thu nhập * Nâng cao đời sống cho người lao động và góp phần giảm các tiêu XH khác. Câu 3 : Trình bày nội dung và vai trò của các thành phần kinh tế ở nước ta. 1.- Kinh tế Nhà nước : Là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu Nhà nước về TLSX như các oanh nghiệp Nhà nước, tài nguyên thiên nhiên, vốn Nhà nước góp phần vào các doanh nghiệp. Nền kinh tế này giữ vai trò chủ đạo là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và 9liều tiết vĩ mô nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay. 2.- Kinh tế tập thể :Là thành phần KT dựa trên hình thức sở hữu tập thể về TLSX. KT tập thể cùng với KT Nhà nước họp thành nền tảng của chế độ mới XHCN 3.- Kinh tế cá thể, tiểu chủ : Là thành phần KT dựa trên hình thức tư hữu nhỏ về TLSX và lao động của bản thân người LĐ. KT cá thể, tiểu chủ có vị trí rất quan trọng trong nhiều ngành nghề có điều kiện phát huy nhanh và hiệu quả tiềm năng về vốn, sức lao động, tay nghề của từng gia đình của từng người LĐ 4.- Kinh tế tư bản tư nhân : Là kiểu quan hệ KT sản xuất kinh doanh dựa trên hình thức sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về TLSX và dựa vào LĐ làm thuê. Nền KT này có vai trò đáng kể trong việc phát triển KT thị trường, giải quyết việc làm cho người LĐ, đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng KT của đất nước. 5.- Kinh tế tư bản Nhà nước : Đây là thành phần KT dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa KT Nhà nước và tư bản tư nhân trong và ngoài nước thông qua các hình thức liên doanh. Dây là thành phần KT có tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lý 6.- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài : Đây là thành phần KT có vốn 100% của nước ngoài. Thành phần KT này có quy mô vốn lớn, có trình độ quản lý và trình đô công nghệ cao đa dạng về đối tác… thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Câu 4 : Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần đã đặt ra trách nhiệm gì cho các em với tư cách là một công dân khi đang học và khi hướng nghiệp Trách nhiệm của học sinh : * Vận động bố mẹ và người thân trong gia đình đầu tư vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất – kinh doanh trong các thành phần kinh tế, các ngành nghề và mặt hàng mà không bị pháp luật cấm * Chủ động tìm kiếm việc làm ở các ngành có các thành phần kinh tế phù hợp với khả năng của bản thân sau khi tốt nghiệp. Câu 5 : Phân tích vai trò chức năng và công cụ quản lý kinh tế mà Nhà nước sử dụng để quản lý nền kinh tế nước ta hiện nay a.- Vai trò quản lí kinh tế của nhà nước Nhà nước XHCN có vai trò quản lí kinh tế chủ yếu sau : * Quản lí trực tiếp các doanh nghiệp KT thuộc khu vực KT NN với tư cách là người chủ sở hữu. * Quản lí và điều tiết vĩ mô nền KT thị trường đảm bảo cho nền KT thị trường mà nước ta chủ trương xây dựng phát triển đúng hướng XHCN. b.- Chức năng và công cụ quản lí kinh tế của nhà nước :