Văn bản hiền tài là nguyên khí của quốc gia năm 2024

HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA _ Thân Nhân Trung

  1. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

-Thân Nhân Trung (1418-1499), tự là Hậu Phủ,

người làng Yên Ninh, huyện Yên Dũng (Bắc Giang).

- Là một danh sĩ Việt Nam, đứng địa vị Phó đô Nguyên súy Tao đàn Nhị

thập bát Tú của Lê Thánh Tông.

- Ông từng đỗ Tiến sĩ năm 1969, được triều đình trọng dụng, đã góp nhiều

công sức trong việc tuyển chọn và đào tạo nhân tài.

- Làm quan nhà Hậu Lê dưới hai đời vua là Lê Thánh Tông và Lê Hiến Tông,

từng giữ các chức Đông các Đại học sĩ kiêm Tế tửu Quốc tử giám, kiêm

Thượng thư bộ Lễ, trưởng Hàn lâm viện sự, Thượng thư bộ Lại, nhập nội

phụ chính. Ông có câu nói nổi tiếng "Hiền tài là nguyên khí quốc gia".

2. Tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác

  • Năm 1484, thời Hồng Đức, Thân Nhân Trung vâng lệnh vua Lê Thánh

Tông đã soạn bài “Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại

Bảo thứ ba” khắc trên bia tiến sĩ ở Văn Miếu, Hà Nội, khởi đầu cho việ

dựng bia ghi danh tiến sĩ sẽ thành truyền thống về sau.

  • Để khuyến khích nhân tài phát triển giáo dục Từ năm 1439, triều Lê

đặt ra lệ xướng danh, yết bảng, ban áo mũ, cấp ngựa, đãi yến và vinh quy

bái tổ cho những người đỗ đạt cao.

  • Hiền tài’ là ‘nguyên khí’ của quốc gia là một đoạn trích trong bài văn

bia nói trên. Trước đoạn này, tác giả nêu chủ trương bồi dưỡng, trọng

dụng hiền tài của các triều vua Lê. Sau này là danh sách 33 vị độ tiến sĩ

khoa Nhâm Tuất(1442)

- Thể loại: Kí / Văn bia

- Bố cục:

  • Phần 1: Từ đầu... “làm đến mức cao nhất.: Khẳng định Vai trò quan

trọng của hiền tài đối với quốc gia.

  • Phần 2: Phần còn lại: Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia ghi tên tiến

sĩ.

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Nhan đề

- Giải thích câu nói “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”.

  • Hiền tài: Hiền có nghĩa là người tài cao, học rộng, người có đạo đức và

lương thiện. Nhân tài ở đây là tài năng, phẩm chất, nhân cách của một

con người. Vì vậy, có thể suy ra, hiền nhân là người vừa có tài, vừa có đức

như triết lý của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họ là người tài giỏi, hiểu biết sâu

xa, những người có phẩm chất cao quý, có bản lĩnh, tinh thông, được ghi

nhận và cống hiến cho đất nước một cách trung thành, yêu nước, thương

dân. Hiền tài cũng là sự kết tụ tinh hoa của đất trời, của khí thiêng sông

núi, của truyền thống dân tộc.

+ Nguyên khí: khí chất ban đầu, trong sạch, vững mạnh, làm nên sự sống

còn và phát triển đất nước.

- Ý nghĩa của câu nói “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”.

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia Câu nói này của ai?

- Câu nói nổi tiếng trên là của vị Tiến sĩ triều Lê, Phụng trực Đại phu, Hàn lâm viện Thừa chỉ, Đông các Đại học sĩ Thân Nhân Trung, người vâng mệnh vua Lê Thánh Tông soạn bài ký cho tấm bia Văn Miếu tại Quốc Tử Giám (Hà Nội) vào năm Hồng Đức thứ 15 (1484).

Văn bản Hiền tài là nguyên khí quốc gia thuộc thể loại gì?

- Văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia là một đoạn trích trong bài văn bia trên. - Là loại văn khắc trên bia đá, gồm nhiều thể khác nhau, rất phổ biến thời trung đại, thường ghi chép những sự kiện quan trọng hoặc tên tuổi, sự nghiệp của những người có công đức lớn để lưu truyền hậu thế.

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia có ý nghĩa như thế nào?

mạnh dạn khẳng định: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nghĩa là người tài cao, học rộng, có đức độ là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội. Nói cách khác, hiền tài có quan hệ lớn đến sự thịnh, suy của đất nước.

Trọng văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia Thân Nhân Trung từ nguyên khí có ý nghĩa là gì?

“Nguyên khí” là chất làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội. Vậy “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” có nghĩa là: Hiền tài, chính là phần cốt lõi, chất ban đầu để làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước. Quốc gia có nhiều hiền tài và biết sử dụng hiền tài thì sẽ phát triển vững mạnh.

Chủ đề