Văn bản chia tài sản chung vợ chồng năm 2024

Theo quy định của pháp luật, tài sản chung của vợ chồng có thể bao gồm các thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, các tài sản hình thành trong thời kì hôn nhân, hay ngay cả việc trúng vé số, giải thưởng cũng được xem là tài sản chung vợ chồng.

Để thuận tiện cho việc quản lý tài sản riêng của vợ chồng, pháp luật cho phép họ thỏa thuận về vấn đề này. Cụ thể đó là việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kì hôn nhân.

Về vấn đề này, Công ty Luật Aladin xin tư vấn cho bạn đọc một số nội dung cần lưu ý sau đây:

  1. Căn cứ pháp lý
  2. Luật đất đai năm 2013;
  3. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
  4. Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hôn nhân và gia đình.
  5. Thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng trong thời kì hôn nhân là gì?

Việc chia tài sản chung vợ chồng không chỉ được thực hiện khi ly hôn mà trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng cũng có thể thỏa thuận hoặc khởi kiện yêu cầu Tòa án chia một phần hoặc toàn bộ tài sản này.

Chính vì vậy, có thể hiểu thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng trong thời kì hôn nhân là việc vợ chồng lập ra một văn bản thỏa thuận với nhau về vấn đề ai là chủ sở hữu những tài sản chung, riêng của họ có trước hoặc sau hôn nhân.

Ví dụ: Anh A có tài sản là một mảnh đất 150m2 được bố mẹ tặng cho trước hôn nhân, tuy nhiên anh A muốn vợ mình cũng có quyền sở hữu đối với mảnh đất này thì có thể lập văn bản thỏa thuận đây là tài sản chung của vợ chồng.

  1. Nội dung của văn bản thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng:

Pháp luật không quy định cụ thể nội dung của văn bản thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng, tuy nhiên căn cứ vào thực tiễn thực hiện vụ việc, các nội dung sau có thể đưa vào thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng:

  • Liệt kê các tài sản là bất động sản cần chia;
  • Liệt kê các tài sản là động sản cần chia;
  • Liệt kê các tài sản không chia;
  • Các thỏa thuận về hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng;
  • Hình thức của văn bản thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng:

Căn cứ khoản 2, Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.”

Đồng thời, khoản 2, Điều 39 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định “Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.”

Như vậy, đối với thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng về hình thức phải bằng văn bản, việc công chứng chứng thực bắt buộc thực hiện khi các tài sản cần chia là bất động sản hoặc động sản có đăng ký. Ngoài ra, để tăng tính pháp lý cho văn bản thỏa thuận thì trong trường hợp pháp luật không bắt buộc phải công chứng, các bên vẫn có thể yêu cầu công chứng.

  1. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng:

Căn cứ Điều 39, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.

Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.

Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

  1. Hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân:

Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì phần tài sản được chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng.

Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng.

Lưu ý: Một trong những ưu điểm lớn của việc lập Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân là để tránh những tranh chấp về tài sản không đáng có khi ly hôn – đây là thực tiễn thường thấy khi ly hôn ở các cặp vợ chồng. Việc sử dụng văn bản thỏa thuận này khi giải quyết ly hôn tại tòa cũng làm giảm bớt đáng kể chi phí về án phí đối với vụ án ly hôn.

  1. Các công việc Aladin thực hiện:
  2. Tư vấn, soạn thảo cho khách hàng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng;
  3. Liên hệ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công chứng để hoàn tất các quy định về hình thức của văn bản thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng;
  4. Giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng;
  5. Tư vấn ly hôn, giành quyền nuôi con, chia tài sản chung khi ly hôn của vợ chồng, kể cả các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài;

Aladin Law Firm cung cấp các dịch vụ pháp lý, hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc của Quý khách hàng liên quan đến Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng và các vấn đề pháp lý khác. Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ tới Công ty Luật TNHH Aladin – Số 15E, lô A10, Khu đô thị Nam Trung Yên, đường Nguyễn Chánh, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy. Hotline 1900.57.57.73.