Cách lâp hóa đơn điên tử lùi ngày năm 2024

Hóa đơn điện tử được Bộ tài chính áp dụng cho hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh hiện nay thay thế cho hóa đơn giấy. Nhưng trong một vài trường hợp, doanh nghiệp thắc mắc rằng liệu có được xuất hóa đơn lùi ngày được không? Hóa đơn điện tử xuất lùi ngày có còn tính pháp lý hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này.

Cách lâp hóa đơn điên tử lùi ngày năm 2024

Căn cứ theo quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính có nêu rõ đến các quy tắc lập hóa đơn như sau:

Tại điểm a Khoản 2 Điều 16 nêu rõ: “Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.”

Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

Ngày lập hóa đơn đối với hoạt động cung cấp điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình thực hiện chậm nhất không quá bảy (7) ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình.

Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Trường hợp tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

Ngày lập hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu do người xuất khẩu tự xác định phù hợp với thỏa thuận giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.

Trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho người mua thường xuyên là tổ chức, cá nhân kinh doanh; cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, ngày lập hóa đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên, nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.

Ngày lập hóa đơn đối với việc bán dầu thô, khí thiên nhiên, dầu khí chế biến và một số trường hợp đặc thù thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.

Khi chuyển đổi hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử thì nhiều doanh nghiệp cũng như kế toán thắc mắc về việc hóa đơn điện tử có để cách số, lùi ngày được không. Hãy cùng ihoadon giải đáp thắc mắc và tìm hiểu quy luật về vấn đề này.

Cách lâp hóa đơn điên tử lùi ngày năm 2024

Hóa đơn điện tử có được xuất cách số, lùi ngày không?

1. Quy định về thời điểm lập hóa đơn điện tử

Theo điều 7 nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/08/2018 của Chính phủ về thời điểm lập hóa đơn điện tử.

- Đối với việc bán hàng hóa: thời điểm lập hóa đơn là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu/ quyền sử dụng hàng hóa cho người mua (không phân biệt đã thu được tiền hay chưa)

- Đối với việc cung cấp dịch vụ: thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ (không phân biệt đã thu tiền hay chưa). Trường hợp bên cung ứng dịch vụ thu được tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền.

- Trường hợp giao hàng hay cung ứng dịch vụ nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn của dịch vụ: Thời điểm lập hóa đơn là thời điểm mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao dịch vụ. Hóa đơn lập tương ứng với khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ đã được giao.

Thời điểm lập hóa đơn đối với một số trương hợp đặc thù:

- Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, truyền hình, CNTT được bán theo kỳ nhất định:

+ Đối với việc cung cấp điện nước: Thời điểm lập hóa đơn chậm nhất không quá 7 ngày kế tiếp tính từ ngày ghi chỉ số điện, nước đã tiêu thụ trên đồng hồ

+ Đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình, CNTT: Thời điểm lập hóa đơn không quá 7 ngày tính từ ngày kết thúc kỳ quy ước. Kỳ quy ước để làm căn cứ để tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp như thỏa thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình, CNTT với người mua.

- Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt: Thời điểm lập hóa đơn điện tử là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành (Không phân biệt đã thu được tiền hay chưa).

- Đối với đơn vị kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng:

+ Chưa chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng: Thời điểm lập HĐĐT là thời điểm thu tiền hoặc theo thỏa thuận thanh toán theo hợp đồng.

+ Đã chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng: Thời điểm lập HĐĐT là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng

- Đối với mua dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống TMĐT được lập theo thông lệ quốc tế: Thời điểm lập HĐĐT chậm nhất không quá 5 ngày tính từ ngày chứng từ dịch vụ vận tải hàng không xuất ra trên hệ thống TMĐT và website.

- Đối với hoạt động thăm dò, tìm kiếm, khai thác (dầu thô, condensate, khí thiên nhiên, khí đồng hành, khí than): thời điểm lập hóa đơn là thời điểm cung cấp hàng hóa cho người mua, trường hợp bàn giao nhiều lần thì lập hóa đơn tương ứng với với khối lượng giá trị của hàng hóa được giao (không phân biệt đã thu tiền hay chưa)

Theo quy định tại Điểm e Điều 3 thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn thời điểm lập hóa đơn điện tử như sau:

Thời điểm lập hóa đơn điện tử được xác định theo thời điểm người bán thực hiện ký số, ký điện tử trên hóa đơn, được hiển thị theo định dạng ngày…tháng…năm ( ví dụ: ngày 30 tháng 04 năm 2020) và phù hợp với hướng dẫn tại Điều 4 thông tư này.

2. Hóa đơn điện tử có để cách số lùi ngày được không?

Cách lâp hóa đơn điên tử lùi ngày năm 2024

Có được để Hóa đơn điện tử cách số, lùi ngày, cách ngày không?

Theo nguyên tắc, hóa đơn điện tử được cấp số liên tục và tự động trên hệ thống phần mềm => Doanh nghiệp sẽ không thể cách số hay chừa số hóa đơn.

Theo quy định, hóa đơn điện tử phải xuất đúng thời điểm lập hóa đơn. Nghĩa là người dùng sẽ không thể xuất hóa đơn trước hoặc xuất lùi thời gian. => Nếu ngày lập hóa đơn và ngày ký khác nhau hoặc không có chữ ký số thì hóa đơn đó không có tính xác thực.

Nói cách khác việc xuất hóa đơn điện tử lùi ngày, cách ngày hay lập hóa đơn không đúng thời điểm là không hợp lệ và hợp pháp và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn.

\=> Đây cũng là một trong những điểm khác biệt lớn nhất của việc sử dụng hóa đơn điện tử so với sử dụng hóa đơn giấy nhằm tăng tính chính xác, minh bạch cho cả bên bán, bên mua và cơ quan thuế.

4. Quy định xử phạt đối với hành vi xuất hóa đơn lùi ngày

Đối với hóa đơn điện tử xuất sai thời điểm (lùi ngàu, cách ngày, chừa ngày), nếu việc mua hàng hóa, dịch vụ đúng thực tế và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và đáp ứng điều kiện được quy định tại Khoản 8, Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì bên mua được khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định còn bên bán sẽ bị xử phạt về hành vi xuất hóa đơn không đúng thời điểm.

Mức phạt đối với hành vi xuất hóa đơn không đúng thời điểm (Điều 11, Thông tư 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014)

- Việc lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến việc chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ: Phạt cảnh cáo

- Trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ, việc lập hóa đơn điện tử trước thời hạn hoặc xuất lùi ngày: Phạt tiền từ 4 - 8 triệu đồng.

Như vậy, khi xuất hóa đơn điện tử cần phải đúng thời điểm theo như hướng dẫn của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ. Người dùng nên tránh tuyệt đối việc xuất lùi ngày hóa đơn điện tử để tránh bị phạt tiền đáng tiếc.

Trên đây là đầy đủ những giải đáp đối với việc hóa đơn điện tử có được xuất cách số, lùi ngày, cách ngày không. Doanh nghiệp và kế toán cần lưu ý để thực hiện xuất hóa đơn đúng quy định, tránh những sai phạm đáng tiếc xảy ra.