Vác tù và hàng tổng nghĩa là gì

(Tù và: một loại dụng cụ để báo hiệu ở nông thôn thời trước, làm bằng sừng trâu, bò hoặc vỏ ốc, dùng hơi để thổi, tiếng vang rất xa; tổng : đơn vị hành chính thời trước, lớn hơn xã, bé hơn huyện, phủ).

Ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng nghĩa là làm việc công ích mà không được trả công, không được hưởng một quyền lợi gì cả.

Ví dụ: "Sao cô đi lâu quá thế, làm gì hả cô? Ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng chẳng ai ơn họ lại nói cho". (Chu văn, Bão biển).

"Mày thì lúc nào cũng ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng”. (Nguyễn Kiên, Đồng tháng năm).

Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng có nghĩa giống như Ăn cơm nhà thổi tù vàhàng tổng”

Ví dụ: “Ở con người chị toát ra vẻ dân dã, những quan niệm chân thành của người lao động, vì thế chị đã thành công trong rất nhiều công tác của tiểu khu chợ Hàng khu Lê Chân (Hải Phòng) một tiểu khu có nhiều thành phần và nhiều khó khăn như lời chị nói : "Người cán bộ không có tín nhiệm thì công toi, ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng cũng không xong". (Báo Phụ nữ Việt Nam, 3-3-1973).

Ngày trước ở nông thôn, tổng là đơn vị hành chính cấp cơ sở (theo cách nói bây giờ) bao gồm một số xã, nhiều tổng mới hợp thành một phủ (tương đương huyện bây giờ). Trong tổng, to nhất là chánh tổng rồi đến lý trưởng các làng xã và bé nhất là anh mõ làng, tức là người đàn ông cùng đinh, không có tấc đất cắm dùi, chuyên đi làm thuê và kiềm nghề làm mõ. Hể có việc gì của làng: ma chay, đình đám, cưới xin thuế má thì anh mõ có trách nhiệm phải đi gõ mõ báo tin cho cả làng, cả xã biết. Anh mõ phải làm nhiệm vụ ấy như một nghĩa vụ với làng mà không được trả công, không được hưởng một quyền lợi gì cả. Ngoài một công cụ thông tin là cái mõ, ngày xưa còn cái tù và tức là vỏ một con ốc biển hoặc một cái sừng trâu thông hai đầu dùng hơi thổi để báo tin tức, việc làng. Việc dùng tù và đi thổi khắp làng, khắp tổng mà chẳng được hưởng lợi lộc gì chính là cơ sở để xuất hiện thành ngữ ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng hay ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng.

Xem thêm: Tổng hợp thông tin liên quan đến số thẻ tín dụng

Thành ngữ trên thường được dùng trong tiếng Việt để nói cái ý những người thao tác công, và không được hưởng tí quyền lợi và nghĩa vụ gì.

Dần dà, thành ngữ ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng hay ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng được mở rộng ý nghĩa ra. Tất cả những việc làm tốn công, vô ích vì không mang lại được hiệu quả gì đều có thể được ví bằng thành ngữ này.

Xem thêm: Behind trong Tiếng Anh là gì

Gần nghĩa với thành ngữ này, trong tiếng Việt còn có thành ngữ ăn cơm nhà vác ngà voi.

Source: //giarepro.com
Category: Hỏi đáp

Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng: Ý chỉ những người ăn cơm của nhà, đi lo việc cho thiên hạ. Đi làm việc công, việc chung, nhưng bản thân thì không được chút lợi ích gì từ xã hội, làm việc không công cho xã hội.

Nguồn gốc câu thành ngữ này:


Trước đây, thời kỳ phong kiến, ở nông thôn, tổng là đơn vị hành chính cấp cơ sở (theo cách nói bây giờ) bao gồm một số xã, nhiều tổng mới hợp thành một phủ (phủ tương đương với cấp huyện ngày nay). Trong tổng, to nhất là chánh tổng rồi đến lý trưởng các làng xã và bé nhất là anh mõ làng, tức là người đàn ông cùng đinh, không có tấc đất cắm dùi, chuyên đi làm thuê và kiềm nghề làm mõ. Hễ có việc gì của làng: ma chay, đình đám, cưới xin thuế má thì anh mõ có trách nhiệm phải đi gõ mõ báo tin cho cả làng, cả xã biết. Anh mõ phải làm nhiệm vụ ấy như một nghĩa vụ với làng mà không được trả công, không được hưởng một quyền lợi gì cả. Ngoài một công cụ thông tin là cái mõ, ngày xưa còn cái tù và, tức là vỏ một con ốc biển hoặc một cái sừng trâu thông hai đầu dùng hơi thổi để báo tin tức, việc làng. Việc dùng tù và đi thổi khắp làng, khắp tổng mà chẳng được hưởng lợi lộc gì chính là cơ sở để xuất hiện thành ngữ ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng hay ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng.

Trước Sau

Câu hỏi chưa có trả lời Gửi câu hỏi của bạn

Like và Share Page Lazi để đón nhận được nhiều thông tin thú vị và bổ ích hơn nữa nhé!

Học và chơi với Flashcard

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Câu hỏi mới nhất:

Câu hỏi khác:

Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!

Lazi - Người trợ giúp bài tập về nhà 24/7 của bạn

  • Hỏi 15 triệu học sinh cả nước bất kỳ câu hỏi nào về bài tập
  • Nhận câu trả lời nhanh chóng, chính xác và miễn phí
  • Kết nối với các bạn học sinh giỏi và bạn bè cả nước

Nghề báo - Nghề vác tù và hàng tổng

Nghề báo, nhà báo, trong mắt nhiều người “rất oách”, nhưng, gần 30 năm làm báo, tôi cho rằng, nghề báo, nhà báo để giữ được “chân cứng đá mềm”, giữ được “bút thẳng”, “tâm sáng”, giúp ích cho người, cho đời, phải xác định mình cũng là người “vác tù và hàng tổng”...

Cũng may, trong thành ngữ “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, chúng tôi được dành cho vế “vác tù và hàng tổng”. Có nghĩa, chúng tôi không phải ăn bám, mà chỉ ẩn dụ là người ôm đồm chuyện thiên hạ... Lắm lúc, chúng tôi cũng bị những người thân yêu, gần gũi chỉ trích, nhắc nhở như vậy, dù chúng tôi cảm nhận được trong thâm tâm họ vẫn tự hào và yêu quý chúng tôi.

Với các bạn trẻ sống hời hợt, sống ích kỷ hoặc với mô tuýp người thực dụng, dù là đồng nghiệp, những việc làm gọi là “vác tù và hàng tổng” của chúng tôi sẽ bị cho là dại, là bao đồng, dở hơi,... Bởi lẽ, những việc làm được gọi là “vác tù và hàng tổng” của chúng tôi là những việc không thiết thực cho bản thân, mà có khi nó còn mang lại nhiều phiền phức cho bản thân. Song, vì sao chúng tôi biết bất lợi, biết phiền phức cho mình, biết có thể làm mất lòng nhiều quan chức, hoặc có thể sẽ mất đi những mối quan hệ đang tốt, nhưng chúng tôi vẫn chọn hành động?! Đó cũng chính là thắc mắc của rất nhiều người và cũng chính là nỗi niềm chúng tôi muốn chia sẻ...

Với nhiệm vụ chính trị, chúng tôi được giao trọng trách định hướng dư luận. Song, trên thực tế, chúng tôi cũng chỉ được xem như phương tiện, chứ chưa thật sự được trọng dụng đúng nghĩa. Vì vậy, lắm lúc chúng tôi đã ở thế “cầm đèn chạy trước ô tô” hoặc rơi vào thế “việt vị”. Luật Báo chí đã được ban hành từ rất lâu, được Quốc hội bổ sung,sửa đổi, thông qua nhiều lần, nhưng chưa thực thi nghiêm ngặt; nhà báo chưa thật sự thụ hưởng và được bảo vệ theo đúng luật,...

Với công tác xã hội, nếu an phận thủ thường, thì không có gì để bàn. Nhưng nếu có chút lòng trắc ẩn, chúng ta sẽ khó bỏ qua những chuyện “bao đồng”. Chỉ đơn giản, chúng ta biết, chúng ta có thể làm gì đó để giúp những người dân đang “gặp nạn”, tại sao lại không làm?! Nếu không làm, liệu có ăn ngon ngủ yên được không ?!... Thực tế, không phải chuyện gì cũng đưa lên báo được, hoặc là đưa lên báo mà có hiệu quả. Có khi, đó là hành động gõ một cánh cửa, đánh động một lương tri; có khi đó là cuộc tranh luận tại diễn đàn họp báo; đó là hành trình lặn lội “mục sở thị” để lắng nghe, để chia sẻ và để góp nhặt chứng cứ,...

Hôm nay, nguyên Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình hầu tòa về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" 

Xã hội muôn màu, bởi lòng người muôn mặt. Nhưng trong hành trình gọi là “vác tù và hàng tổng”, cái đích chúng tôi đi đến là tháo gỡ khó khăn cho ai đó - những con người yếu thế, đang gặp nạn... Nạn của họ không chỉ là tai bay vạ gió do thiên tai, mà có khi từ chính những con người được coi là cán bộ không có tâm gây ra... Trong trường hợp này, nếu những nhà báo có thể tỏ đường đi lối về của các vụ việc không giúp họ, thì ai có thể giúp họ được đây ?!...

Hoặc, sau bao trận thiên tai bão lũ, tiền và quà cứu trợ cho người dân vùng bão đã bị “ăn chặn”. Nếu báo chí không lên tiếng, sau thiên tai, người dân vùng bão lũ đã gặp thêm những “tay thiên lôi” táng tận lương tâm nhất được ví đã “ăn thịt đồng loại”...

Cụ thể, một dự án tái định cư giao đất cho dân bị thu hồi đất làm dự án, giao đất nền không đúng kỹ thuật, nhà chưa ở đã sập; móng nhà thiết kế 3 tầng, chỉ xây 1 tầng, nhà đã nứt, sụt móng,... Nếu báo chí không lên tiếng, liệu các nhà quản lý, các đơn vị thi công, ban quản lý dự án có chịu trách nhiệm bồi thường, hay chỉ là hỗ trợ?!...

Siêu bão số 12 đã càn quét Khánh Hòa cuối năm 2017, sau bão một tháng, số tiền của các tổ chức, cá nhân đóng góp giúp đồng bào vùng bão Khánh Hòa đã được thống kê trên 600 tỷ đồng. Thế nhưng, hàng nghìn hộ dân vẫn màn trời chiếu đất, đón Tết Mậu Tuất trong lạnh lẽo gió mưa, nhưng tiền ủng hộ vẫn cứ nằm yên,... Thời gian qua, hầu hết tại các cuộc họp báo, nội dung hỗ trợ người dân gặp thiên tai luôn là đề tài được nhiều nhà báo quan tâm. Chúng tôi không chỉ phát biểu rốt ráo tại các cuộc họp, mà còn không ngừng gõ cửa các cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phân phối tiền cứu trợ. Họ có vô số lý do để chậm trễ mà không bị khiển trách, không bị kỷ luật; họ đi làm nhiệm vụ như đi miễn cưỡng ban ơn,... Còn những người dân “thấp cổ bé họng” trong tư thế của người chịu ơn, không dám hỏi, không dám đòi, cứ mỏi mòn chờ đợi,...

Lại đất, lại dự án, lại bão, lại hạn hán,... nhà báo cứ tham gia bao chuyện bao đồng, đụng chạm khó chịu đến các nhà quản lý. Và trên thực tế, lo chuyện người, đến chuyện của mình cũng rơi vào chậm trễ, ách tắc,... Dẫu biết, nghề và nghiệp, bao đồng thường thiệt thân, nhưng nhà báo tài mọn và chung bệnh “vác tù và hàng tổng” như chúng tôi cũng thường động viên nhau: “Rắn sống để da, người ta sống để tiếng”, mình làm việc nhỏ, dù nghèo nhưng thơm tho, còn hơn giàu to, nhưng trống rỗng. Chúng ta cứ sống tử tế, hết lòng với nghề, cho dù con cháu chúng ta không hơn người, nhưng chắc chắn chúng sẽ thành người tốt...

Quỳnh Mỹ

Video liên quan

Chủ đề