Uống rượu gây tai nạn bị phạt bao nhiêu năm 2024

Gần đây, xã hội không khỏi bàng hoàng khi thực trạng uống rượu, bia tham gia giao thông rồi gây tai nạn khiến nhiều người tử vong ngày càng tăng cao. Vậy pháp luật có chế tài nào để xử phạt những người uống rượu, bia rồi gây tai nạn?

Chỉ cần uống rượu, bia là bị phạt

Cuộc sống hàng ngày không thể thiếu việc uống rượu, bia. Nhưng uống khi nào, uống bao nhiêu để an toàn cho mình và cho người khác lại luôn là câu hỏi khó dành cho tất cả mọi người.

Khi tham gia giao thông, chỉ cần trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn mà điều khiển phương tiện tham gia giao thông thì đã bị pháp luật xử lý nghiêm khắc. Cụ thể, tại của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì mức xử phạt đối với:

- Người điều khiển xe máy cao nhất là 04 triệu đồng

- Người điều khiển ô tô cao nhất là 18 triệu đồng

Uống rượu, bia gây tai nạn (Ảnh minh họa)

Uống rượu, bia gây tai nạn phải chịu trách nhiệm hình sự

Ngoài ra, khi tham gia giao thông mà uống rượu, bia dẫn đến tai nạn thì người điều khiển phương tiện có thể bị xử lý hình sự.

Theo đó, tại Điều 260 , người nào tham gia giao thông mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ và trong trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Nếu gây tai nạn dẫn đến chết người thì tùy từng mức độ, tính chất của hành vi phạm tội mà khung hình phạt cao nhất đối với tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 là 15 năm tù.

Liên quan đến vẫn đề trên, luật sư An Bình, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho biết: Pháp luật hiện hành quy định chủ yếu phạt hành chính với các lái xe sử dụng bia rượu khi tham gia giao thông, còn trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý hình sự.

Theo Khoản 8, Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Việc điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở là vi phạm quy tắc giao thông đường bộ và sẽ bị xử phạt.

Cụ thể, người điều khiển xe ô tô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì sẽ bị phạt tiền từ 7 triệu đến 8 triệu đồng.

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định trên sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 1 tháng. Nếu người điều khiển gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 2 tháng.

Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (điểm a khoản 6 Điều 7). Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) 1 tháng.

Nếu người điều khiển gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) 2 tháng.

Đối với lái tàu, phụ lái tàu khi lên ban mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định: Các hành vi bị nghiêm cấm: Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở”.

Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt: Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

Phạt tiền từ 7 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở./.

Uống rượu gây tai nạn chết người đi tù bao nhiêu năm?

Như vậy, theo quy định thì người tham gia giao thông đường bộ trong tình trạng sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định và gây tai nạn có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.

Uống rượu lái xe máy bị phạt bao nhiêu 2023?

Đối với người điều khiển xe máy dung tích xi lanh dưới 175cm3 và các loại xe tương tự xe máy thì bị phạt hành chính từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng. Đối với người điều khiển xe máy dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên bị phạt hành chính từ 4.000.000 – 5.000.000 đồng.

Say rượu lái xe gây tai nạn bị phạt bao nhiêu?

Theo đó, người đã say rượu mà điều khiển xe ô tô gây tai nạn làm chết người có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Hình phạt có thể cao hơn tùy thuộc vào tình tiết vụ việc và phán quyết của tòa.

Uống rượu bia khi lái xe máy bị phạt bao nhiêu?

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy uống bia rượu khi tham gia giao thông bị xử phạt như thế nào? Bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

Chủ đề