Uống nước lá dứa thơm có tác dụng gì

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Có thể bạn chưa biết, tác dụng của lá dứa với bệnh tiểu đường là rất lớn. Lá dứa là một loại thực vật thân thảo, khác với lá của cây dứa. Hãy theo dõi bài viết sau đây để hiểu thêm về loại thảo dược này và cách sử dụng hiệu quả để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

1. Tác dụng của lá dứa với bệnh tiểu đường

Lá dứa thường được sử dụng để tạo màu, mùi thơm thanh thanh cho các món như xôi, chè,… Và thật đặc biệt khi loại lá này còn mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh tiểu đường. Cụ thể:

1.1. Giảm lượng đường huyết

Tác dụng đầu tiên của lá dứa là giảm lượng đường huyết, hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho người tiểu đường rất tốt.

Trong lá dứa không có đường nhưng chứa nhiều Glycoside. Điều này giúp Glucose dễ dàng được chuyển hóa thành năng lượng và hạn chế tình trạng tích tụ đường trong máu. Cùng với hàm lượng chất xơ lớn, lá dứa giúp làm chậm quá trình hấp thu Carbohydrate. Nhờ vậy, lượng đường trong máu được trung hòa và đường huyết được đưa về mức ổn định.

Theo một khảo sát được thực hiện trên 30 người, sau khi dung nạp Glucose vào cơ thể thì những người uống nước dứa có lượng đường trong máu ổn định hơn so với người chỉ dùng nước lọc [1].

1.2. Cải thiện tình trạng kháng lại Insulin

Cải thiện tình trạng khác lại Insulin cũng là một tác dụng của lá dứa cới bệnh tiểu đường. Với lượng Glycoside dồi dào, lá dứa giúp cải thiện tình trạng kháng Insulin để giảm mức độ Glucose trong máu, duy trì đường huyết ở ngưỡng an toàn cho người bệnh tiểu đường.

Theo một nghiên cứu ở Indonesia thực hiện trên chuột, sau một thời gian những chú chuột sử dụng nước dứa có lượng đường huyết giảm sau khi ăn và hoạt động của Insulin được cải thiện [2].

1.3. Ngăn ngừa cao huyết áp, biến chứng tim mạch

Tác dụng thứ 3 của lá dứa đối với bệnh tiểu đường là ngăn ngừa cao huyết áp, biến chứng tim mạch.

Trong lá dứa có chứa một lượng lớn Kali, có tác dụng cân bằng điện giải trong cơ thể để giảm huyết áp về mức bình thường. Cùng với đó, chất chống Oxy hóa Polyphenol có khả năng hạ huyết áp, Glycoside giảm đường huyết. Nhờ đó, áp lực lên các mạch máu và điều hòa đường huyết giúp người bệnh ngăn ngừa tình trạng huyết áp tăng, và các biến chứng về tim mạch như: xơ vữa động mạch, đột quỵ,…

Lá dứa giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường

Ngoài ra, lá dứa còn mang lại những 4 tác dụng hữu ích khác cho người bệnh tiểu đường như:

  • Giảm lo âu, căng thẳng: Sở hữu thành phần Tannin – chất giúp cải thiện tâm trạng cùng với hương vị thơm mát, lá dứa giúp người bệnh tiểu đường cảm thấy thoải mái, giảm lo âu, mệt mỏi.
  • Giảm đau do viêm khớp: Các hoạt chất Alkaloid và Glycosides trong lá dứa là những chất chống oxy hóa mang lại hiệu quả chống viêm do viêm khớp. Vì vậy, sử dụng loại lá này sẽ giúp người mắc tiểu đường và bệnh khớp cùng lúc bớt đau hơn.
  • Bảo vệ sức khỏe răng miệng: Theo dân gian, lá dứa có tác dụng cầm máu nướu răng tốt. Hơn nữa, khi nhai lá dứa với vị thơm sẽ giúp khử mùi hôi miệng mang lại hơi thở thơm tho cho người bệnh.
  • Hỗ trợ chữa ngứa da đầu: Nhờ đặc tính kháng nấm, lá dứa giúp ngăn ngừa gàu và các bệnh nhiễm trùng trên da đầu. Từ đó, tạo cảm giác thoải mái cho người mắc tiểu đường.
Lá dứa làm giảm đi cảm giác lo âu, căng thẳng cho người dùng

Tìm hiểu thêm:

Hồng sâm và bệnh tiểu đường: Công dụng và cách dùng người bệnh cần biết

2. Ai không nên dùng lá dứa?

Người bệnh tiểu đường có kèm các bệnh lý sau không nên sử dụng lá dứa:

  • Người có vấn đề về thận: Lá dứa có hàm lượng Kali cao có thể gây buồn nôn, khó tiêu và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh thận.
  • Người bị bệnh tiêu chảy: 90% của lá dứa là nước nên loại thảo dược này có tác dụng nhuận tràng nhẹ. Nên nếu sử dụng nhiều có thể khiến tình trạng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.

Những người tiểu đường bị mắc các bệnh lý trên không cần kiêng hẳn lá dứa mà chỉ cần sử dụng với liều lượng hợp lý theo lời khuyên của bác sĩ. Bởi lá dứa mang lại nhiều lợi ích cho bệnh tiểu đường nói riêng và sức khỏe của bệnh nhân nói chung.

Những người có vấn đề về thận hoặc bị tiêu chảy không nên dùng nhiều lá dứa

3.Cách sử dụng lá dứa cho người bệnh tiểu đường

Lá dứa có thể được sử dụng ở cả dạng tươi và dạng lá khô. Sau đây là cách sử dụng lá dứa tốt nhất cho người bệnh tiểu đường.

3.1. Sử dụng ở dạng lá dứa tươi

Lá dứa tươi có thể dùng để đun nước và sử dụng như trà.

Cách 1: Đun nước lá dứa 

  • Sử dụng khoảng 10 lá dứa tươi, rửa sạch rồi cắt thành khúc dài từ 5-7cm. Sau đó để ráo nước.
  • Cho lá dứa đã chuẩn bị vào nồi đun với khoảng 2,5 lít nước. Khi nước sôi và cạn còn 2 lít và nước có màu xanh thì tắt bếp.
  • Sử dụng nước này để uống hàng ngày, mỗi ngày 2-3 lần và uống trước bữa ăn 30 phút.

Cách 2: Trà lá dứa

  • Chọn khoảng 5g lá dứa đã cắt nhỏ, rửa sạch và để ráo nước cho vào bình trà.
  • Sau đó, đổ khoảng 200ml nước sôi vào bình và để ngâm trong 20 phút.
  • Khi nước cốt trà lá dứa đã được thôi ra thì đổ ra cốc và cho thêm 1 ít đá vào là có thể thưởng thức.
  • Sử dụng trà lá dứa để uống hàng ngày.
Lá dứa tươi dùng để pha trà hoặc đun nước uống hàng ngày

3.2. Sử dụng ở dạng lá dứa khô

Ngoài sử dụng lá dứa ở dạng tươi, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng lá dứa khô để kéo dài thời gian bảo quản và tiết kiệm thời gian chuẩn bị.

Cách làm lá dứa khô:

  • Bước 1: Chọn lá dứa tươi, không bị dập, nát và rửa sạch.
  • Bước 2: Thái lá dứa thành từng khúc dài 5-7cm.
  • Bước 3: Đem phơi khô dưới trời nắng hoặc bằng máy sấy chuyên dụng.

Cách sử dụng:

  • Bước 1: Chuẩn bị 20 – 30g lá dứa khô và 500ml nước nóng.
  • Bước 2: Sử dụng ấm giữ nhiệt rồi cho lá dứa và 1 chút nước sôi vào để trần sơ và bỏ nước đi.
  • Bước 3: Cho 500ml nước sôi vào để hãm khoảng 30 phút là có thể uống được.

Nước lá dứa khô có thể dùng hàng ngày thay trà.

Lá dứa khô được dùng để hãm và uống hàng ngày thay trà

4. Nên dùng bao nhiêu lá dứa an toàn với người bệnh tiểu đường?

Liều lượng lý tưởng nhất cho người tiểu đường là khoảng 2 muỗng cà phê bột lá mỗi ngày. Lá dứa có thể được dùng thêm vào đồ ăn, nước uống hoặc pha trà nhưng cần đảm bảo sử dụng trong lượng cho phép trên.

Nếu người bệnh gặp phải những bất thường về sức khỏe hoặc các bệnh nền khác thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để sử dụng với lượng chính xác, phù hợp cho thể trạng cơ thể.

Có thể bạn quan tâm:

  • Bệnh tiểu đường có dùng được MẬT ONG không?
  • Tác dụng của QUẾ với bệnh tiểu đường nên biết!

5. Tiểu đường thai kỳ có dùng được lá dứa hay không?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể dùng lá dứa. Lá dứa là một dược liệu lành tính và giúp cho mẹ bầu mắc bệnh này có một thai kỳ khỏe mạnh, con phát triển tốt:

  • Ổn định đường huyết để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi.
  • Làm đẹp da, giữ tinh thần vui vẻ.
  • Giúp ăn ngon và ngủ sâu giấc hơn.

Tuy nhiên, do có tính lợi tiểu nên phụ nữ có thai có những bệnh lý về tiêu hóa thì không nên sử dụng. Bên cạnh đó, người mắc tiểu đường thai kỳ cũng cần tránh lạm dụng lá dứa. Hơn nữa, các mẹ nên uống nước lá dứa nguyên chất, tức là không cho thêm đường, sữa hoặc các hương lại khác để tránh ảnh hưởng đến đường huyết.

Các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể sử dụng nước lá dứa với lượng vừa phải và nên dùng nước lá dứa nguyên chất

6. Lưu ý khi sử dụng lá dứa cho bệnh nhân tiểu đường

Khi sử dụng lá dứa người bệnh tiểu đường cần chú ý những vấn đề sau:

  • Liều dùng: Liều lượng lý tưởng nhất là 2 muỗng cà phê bột lá, thêm vào thức ăn hoặc đồ uống và uống một lần mỗi ngày.
  • Cần kiểm tra đường huyết sau khi dùng: Nếu đường huyết bị rối loạn hoặc người dùng có biểu hiện lạ thì nên dừng sử dụng lá dứa ngay.
  • Chỉ là phương pháp hỗ trợ: Lá dứa không thể thay thế các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường mà chỉ hỗ trợ để quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.
  • Nên kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh: Ngoài sử dụng lá dứa thì người bệnh tiểu đường cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đủ nước, nhiều rau xanh và trái cây. Cần loại bỏ những đồ ăn nhiều tinh bột, chất béo, ngọt hay các chất kích thích ra khỏi chế độ ăn hàng ngày.

Như vậy, tác dụng của lá dứa với bệnh tiểu đường là góp phần hỗ trợ để điều trị bệnh tiểu đường tốt hơn và làm phong phú thêm thực đơn hàng ngày của người bệnh. Tuy nhiên, cần sử dụng với liều lượng và cách dùng hợp lý để đạt hiệu quả tối ưu..

Nếu bạn cần tư vấn thêm về sản phẩm, hãy liên hệ với Nutricare qua hotline 18006011 hoặc truy cập fanpage Glucare Gold – Dinh dưỡng y học cho người Đái tháo đường để được giải đáp tận tình.

Chủ đề