Truyền nước biển có tốt không

Một số người khi sốt, mệt mỏi, chán ăn... thường có cảm giác khỏe hơn sau khi truyền dịch. Họ nhớ điều này và yêu cầu bác sĩ cho truyền dịch nếu mắc bệnh lần sau, không những thế còn mách bảo cho người khác biết.

Một số người khi sốt, mệt mỏi, chán ăn... thường có cảm giác khỏe hơn sau khi truyền dịch. Họ nhớ điều này và yêu cầu bác sĩ cho truyền dịch nếu mắc bệnh lần sau, không những thế còn mách bảo cho người khác biết.

Ngay cả nhân viên y tế như anh T.V.P. mỗi khi tiệc tùng say bí tỉ thường vào bệnh viện truyền chai dextrose mới thấy khỏe và làm việc trở lại bình thường.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp truyền dịch dẫn đến nguy hiểm tính mạng và thậm chí tử vong đã được báo chí nói đến.

Truyền nước biển có tốt không

Chiều theo người bệnh

Nhu cầu được truyền dịch hay vô “nước biển” của người bệnh khi đến các phòng khám ngoài giờ là có thật. Thậm chí họ còn đến truyền dịch tại các nhà thuốc hoặc mời nhân viên y tế đến nhà.

Các bác sĩ là người nắm rõ khi nào người bệnh cần được vô “nước biển” và khi nào không cần thiết, hoặc thậm chí phải rất thận trọng.

Tuy nhiên, do yêu cầu của người bệnh và được tăng thu nhập mà nhiều khi thầy thuốc chiều theo ý muốn người bệnh, một hành động làm cả hai đều vui vẻ. Bởi lẽ nếu bác sĩ từ chối ý muốn được vô “nước biển” của người bệnh thì có thể họ sẽ tìm đến phòng khám khác.

Dịch truyền là loại dung dịch hòa tan chứa nhiều chất khác nhau, có thể tiêm chậm hoặc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch. Người dân thường gọi dịch truyền nói chung là “nước biển”. Các loại dịch truyền đều là thuốc dạng đặc biệt, chỉ dùng khi được bác sĩ chỉ định.

Kỹ thuật truyền dịch tuy đơn giản nhưng chỉ nên thực hiện tại cơ sở y tế có đủ dụng cụ cấp cứu khi có tai biến xảy ra.

Cũng như các loại thuốc khác, dịch truyền chỉ hiệu quả khi được dùng đúng bệnh, đúng lúc, đúng liều. Việc lạm dụng hoặc dùng sai chỉ định có thể dẫn đến nhiều tai biến.

Chuyền “nước biển” đúng lúc

Người bệnh cần được truyền dịch trong các tình huống sau:

- Bồi hoàn thể tích dịch cho cơ thể bị mất như khi sốt cao, ói mửa, tiêu chảy, bỏng, chấn thương gây chảy máu...

- Cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể trong trường hợp người bệnh không ăn uống được, suy kiệt, hôn mê, phẫu thuật đường ruột...

- Mượn đường truyền dịch để pha loãng thuốc đưa vào cơ thể từ từ vì có một số loại thuốc không thể tiêm thẳng và nhanh vào mạch máu.

- Bồi hoàn các chất điện giải như natri, kali, canxi, chlor... Các chất này thường được phát hiện thiếu hụt khi làm xét nghiệm máu.

Trong cơ thể mỗi người đều có các chỉ số trung bình trong máu về các chất đạm, đường, các chất điện giải... Nếu các chất vừa kể có chỉ số trung bình thấp hơn mức bình thường thì lúc đó chúng ta mới bù đắp. Vô “nước biển” trong những tình huống như vậy thường người bệnh thấy khỏe hơn.

Tuy nhiên, nếu bị bệnh mãn tính như suy tim, suy thận, xơ gan... mà người bệnh yêu cầu truyền dịch có thể dẫn đến nguy hiểm tính mạng do quá tải tuần hoàn.

Những trường hợp người bệnh thấy có triệu chứng “sơ sơ” như sốt, mệt, nhức đầu, thở hơi khó... khi truyền dịch thấy bệnh tình nặng lên hoặc thậm chí tử vong là do hai khả năng: sốc dịch truyền hoặc do tai biến, do bệnh tiềm ẩn nguy hiểm nhưng chưa được chẩn đoán và điều trị đúng nên diễn tiến đến tử vong chứ không liên quan đến việc truyền dịch.

Người bệnh không nên nghĩ truyền dịch là biện pháp tối ưu cho sức khỏe. Việc truyền dịch chỉ an toàn khi có chỉ định của bác sĩ và được tiến hành tại nơi có đủ các phương tiện xử lý cấp cứu.

Cần tuân thủ tuyệt đối các quy định trong truyền dịch về tốc độ, thời gian, số lượng, dụng cụ phải đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối. Người bệnh cần được theo dõi thật sát để cấp cứu kịp thời nếu có tai biến xảy ra.

3 nhóm dịch truyền

Hiện có trên 20 loại dịch truyền được chia thành ba nhóm cơ bản sau:

- Nhóm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, dùng trong các trường hợp nuôi ăn đường tĩnh mạch, suy kiệt, ăn uống kém: glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% và các dung dịch chứa chất đạm, chất béo và vitamin.

- Nhóm cung cấp nước và các chất điện giải, dùng trong trường hợp mất máu, mất nước như chấn thương, tiêu chảy, bỏng, ói mửa... Đó là các dung dịch lactate ringer, natri clorua 0,9%, natri bicarbonate...

- Nhóm đặc biệt như huyết tương tươi, dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran, haes-steril, gelofusin hay dung dịch cao phân tử... dùng trong các trường hợp cần bù nhanh chất albumin hoặc lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.

Trước khi biết được truyền nước biển có mập không? Hãy tìm hiểu sơ qua về khái niệm truyền nước biển trong y tế và truyền nước biển có tác dụng gì nhé!

1.1. Truyền nước biển là gì?

Truyền nước biển là một thuật ngữ dùng để chỉ việc tiêm và truyền nhỏ giọt dung dịch chứa muối và chất điện giải vào cơ thể thông qua đường tĩnh mạch. Vị trí thông thường truyền nước biển ở tay, nơi có chứa tĩnh mạch và dễ dàng nhìn thấy. Vai trò của truyền nước biển là nâng cao hiệu quả điều trị và phục hồi sức khỏe cho người bệnh. Ngoài “nước biển”, trên thị trường có hơn 20 loại dịch truyền khác nhau, được phân chia thành 3 nhóm cơ bản sau:

Nhóm dịch truyền cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể:

Các dịch truyền phổ biến trong nhóm này gồm đường (glucose, dextrose), dung dịch chứa chất béo, chất đạm hoặc vitamin (alvesin 40, aminoplasmal 5%, amigold 8.5%, lipofundin, nutrisol 5%, vitaplex, clinoleic…). Đối tượng sử dụng thường là người suy dinh dưỡng, bệnh nhân sau phẫu thuật, người không thể ăn uống bình thường hoặc người khó tiêu hóa thức ăn,…

Truyền nước biển có tốt không

⇒ Mời bạn tham khảo: 10 bí quyết tăng cân cấp tốc dành cho các bạn cò hương lâu năm

Nhóm dịch truyền cung cấp nước và điện giải cho cơ thể:

Đây là nhóm dịch truyền chữa tiêu chảy, nôn, bỏng, mất nước và mất máu do ngộ độc thực phẩm… Một số loại dịch truyền thuộc nhóm này là lactate ringer, bicarbonate natri 1,4%, natri clorue 0,9%…

Nhóm dịch truyền đặc biệt:

Dịch truyền đặc biệt là nhóm dung dịch giúp thay thế nhanh chóng albumin hoặc bổ sung dịch tuần hoàn trong cơ thể. Chúng bao gồm dung dịch chứa albumin, dung dịch haes – steril, dextran, gelofusine, dung dịch cao phân tử…

1.2. Khi nào cần truyền nước biển?

Đối tượng bị gì mới truyền nước biển? Hiện nay, nhiều người vẫn chọn nước biển để giúp phục hồi cơ thể khi mệt mỏi hoặc có dấu hiệu suy nhược. Tuy nhiên, không phải trường hợp mệt mỏi, thiếu ngủ, chán ăn nào cũng cần truyền nước biển. Để xác định có nên tiêm truyền nước biển hay không, bệnh nhân cần làm xét nghiệm máu và các xét nghiệm cần thiết khác. 

Đối tượng không nên truyền dịch là những người mắc bệnh suy thận cấp và mãn tính, suy gan, viêm gan nặng, nhiễm toan, suy tim,… Ngoài ra nhóm người trong trường hợp tăng kali huyết, urê huyết cũng không nên truyền nước biển để đảm bảo sức khỏe.

Truyền nước biển có tốt không

⇒ Mời bạn xem thêm: 25 Cách uống mật ong tăng cân hiệu quả nhất

1.3. Truyền nước biển có tác dụng gì?

Truyền nước có tác dụng gì? Truyền nước chỉ sử dụng trong y tế như 1 liệu pháp chữa bệnh nhằm tăng cường sức khỏe bệnh nhân, thúc đẩy cải thiện sức đề kháng. Bên cạnh đó còn hỗ trợ:

  • Bù nước, cấp nước cho cơ thể
  • Cân bằng các chất điện giải trong cơ thể
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể
  • Hỗ trợ điều trị các loại bệnh
  • Giúp giảm đau, hạn chế những cơn đau

Tất nhiên truyền nước biển đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng truyền nước biển nhiều không tốt cho cơ thể. Truyền thừa nước biển sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng, thừa nước muối, nguy hiểm hơn sẽ gây tràn dịch vào các cơ quan nội tạng. Có thể gây khó thở và tăng huyết áp. Như vậy truyền nước biển nhiều có tốt không? Câu trả lời là không

2. Truyền nước biển có mập không?

Truyền nước biển có mập không? Đó cũng là câu hỏi mà nhiều người tự đặt ra. Họ cho rằng truyền nước biển có thể gây tăng cân vì dịch truyền rất giàu vitamin và khoáng chất, cũng có loại dịch chứa nhiều đường và đạm, khiến cho cơ thể bị dư thừa năng lượng và tích tụ mỡ thừa. Tuy nhiên, trên thực tế, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh truyền nước biển gây mập cho đối tượng truyền dịch.

Truyền nước biển sẽ gây tăng cân, nhưng cân nặng ở đây không phải là do mỡ tích tụ tạo thành, mà là do nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể. Hãy yên tâm rằng khi bạn dừng truyền nước 1 thời gian, cơ thể bạn sẽ trở về cân nặng ban đầu. Ngoài ra, việc truyền dịch chỉ được thực hiện khi cần thiết và phải tôn trọng nguyên tắc an toàn: người không bị thiếu hụt dinh dưỡng và điện giải không được tự ý truyền nước biển để tránh những rủi ro không đáng có. Đến đây bạn đã có thể trả lời câu hỏi: Truyền nước biển có mập không?

Truyền nước biển có tốt không

⇒ Mời bạn xem thêm: Tổng hợp 25 món ăn tăng cân cho người gầy

3. 2 Rủi ro nguy hiểm tính mạng khi truyền nước biển

Như đã đề cập đến ở trên, quá trình truyền nước biển luôn ẩn chứa những rủi ro nhất định. Vì vậy, kỹ thuật này cần được thực hiện tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện và khả năng xử trí tai biến kịp thời. Một số biến chứng mà người bệnh có thể gặp phải trong quá trình truyền nước biển bao gồm các dấu hiệu sau đây:

3.1. Phản ứng tại vị trí truyền dịch

Vùng da tiếp xúc với kim truyền dịch có thể bị phù, đau và sưng tấy. Trong trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có nguy cơ bị viêm tĩnh mạch, đặc biệt nếu truyền nước biển. Thậm chí, bệnh nhân có thể bị hoại tử một phần cơ do tĩnh mạch bị vỡ ven.

Truyền nước biển có tốt không

⇒ Tham khảo: 7 bài tập gym tăng cân nhanh cho người gầy

3.2. Phản ứng toàn thân

Truyền không đúng dung dịch hoặc truyền quá lượng cần thiết có thể dẫn đến dị ứng, mất cân bằng điện giải, phù toàn thân, tràn dịch màng bụng, suy hô hấp, suy tim, v.v. Biểu hiện của sốc phản vệ là sốt cao, rét run, khó thở, vã mồ hôi, bứt rứt, tím tái… Vì vậy, trong quá trình truyền dịch, nếu có các dấu hiệu trên, người bệnh cần báo ngay cho nhân viên y tế để xử lý kịp thời. 

Ngoài ra, truyền dịch bừa bãi có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường máu như HIV/AIDS, viêm gan B và viêm gan C do việc sử dụng lại các dụng cụ đã được khử trùng không đúng cách.

Truyền nước biển có tốt không

⇒ Mời bạn tham khảo: 3 thực đơn tăng cân cho sinh viên tiết kiệm nhất

4. Những điều cần lưu ý khi truyền nước biển

Về mặt lý thuyết, dịch truyền cũng là một loại thuốc. Do đó, truyền dịch phải được thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Để phòng tránh các rủi ro không đáng có, bạn cần lưu ý các vấn đề sau khi truyền dịch:

  • Không truyền nước nếu bạn chóng mặt vì đổ mồ hôi, mất nước sau khi hoạt động thể chất cường độ cao. Lúc này, việc truyền dịch có thể gây phù thũng, say nước, co giật, thậm chí tử vong
  • Kiểm tra đường truyền trước khi bắt đầu, khử trùng vùng da tiếp xúc với kim tiêm
  • Không trộn dịch truyền với các thuốc khác trừ khi bác sĩ yêu cầu đặc biệt
  • Không sử dụng chai dịch truyền đã mở, hết hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu hỏng
  • Không truyền dịch ở những cơ sở y tế không đảm bảo uy tín, chất lượng
  • Liên hệ ngay với nhân viên y tế nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào xảy ra trong quá trình tiêm truyền

Truyền nước biển có tốt không

⇒ Xem thêm: Sữa tăng cân Mass Gainer cho người gầy trên 18 tuổi

Thông qua bài viết trên đây, chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời cho vấn đề truyền nước biển có mập không? Câu trả lời là không. Trên thực tế, truyền nước biển chỉ có hiệu quả nếu áp dụng đúng bệnh, dùng đúng lúc, đúng liều lượng. Người bệnh cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo quá trình truyền dịch diễn ra an toàn và tránh những rủi ro không mong muốn. WheyShop cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết “truyền nước biển có mập không” này!

Truyền nước muối biển có tác dụng gì?

Truyền nước biển có tác dụng gì? “Truyền nước biển” là cụm từ dùng để chỉ việc tiêm truyền nhỏ giọt dung dịch chứa muối và các chất điện giải vào cơ thể qua đường tĩnh mạch. Tác dụng của việc truyền nước biển là nâng cao hiệu quả điều trị và phục hồi sức khỏe cho người bệnh.

1 chai nước biển truyền bao lâu?

Việc sử dụng dịch truyền theo bác sĩ Lê Thiện Anh Tuấn - phòng khám Minh Đức, quận 6 thì: "Khi bệnh nhân mất nước sẽ chỉ định truyền dịch bù nước: lactat ringer, natri clorua, glucose. Trường hợp bệnh nhân suy kiệt, ăn uống kém thì truyền đạm. Thời gian truyền dịch kéo dài từ 1 giờ 30 phút đến 5 tiếng tùy người.

Truyền nước có tác dụng gì không?

Truyền dịch rất tốt cho việc phục hồi sức khỏe và phục vụ điều trị, tuy nhiên cần tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ để việc truyền nước đạt được hiệu quả tốt nhất mà không có những rủi ro ngoài ý muốn. Để được truyền nước an toàn hãy đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Tại sao lại truyền nước biển?

Truyền nước biển là việc tiêm truyền nhỏ giọt dung dịch chứa muối và những chất điện giải cần thiết vào cơ thể thông qua đường tĩnh mạch. Đây là một kỹ thuật thường thấy trong y học, được áp dụng để hỗ trợ và phục hồi sức khỏe cho một số đối tượng.