Gỗ samu có tốt không

Gỗ Sa Mu Dầu là cái tên không còn xa lạ đối với ai đam mê các sản phẩm được làm từ gỗ. Đây là loại gỗ quý hiếm và mang nhiều ưu điểm vượt trội. Vì vậy, hiện nay, gỗ được ứng dụng phổ biến trong thiết kế và sản xuất nội thất. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu biết rõ về đặc điểm, tính chất và cũng như ứng dụng của nó trong đời sống. Vậy Gỗ Sa Mu Dầu là gỗ gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Gỗ samu có tốt không

Nội dung bài viết

Gỗ Sa Mu Dầu là gỗ gì?

Cây Sa Mu Dầu có tên khoa học Cunnighamia. Đây là một loài thực vật hạt trần trong họ Cupressaceae.
Cây còn có một số tên khác là: Mạy lâng lênh, Mạy lung linh, Sa mộc quế phong

Tìm hiểu về Gỗ Sa Mu Dầu

Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm; ứng dụng của cây Sa Mu Dầu để giải đáp câu hỏi: “Gỗ Sa Mu Dầu Có Tốt Không?” “Sa Mu Dầu có ưu điểm là gì?”

Đặc điểm nhận biết cây Sa Mu Dầu

– Sa Mu Dầu là loại cây gỗ lớn, có chiều cao trung bình lên tới 30m. Khi trưởng thành, đường kính thân của cây vào khoảng 5,5m.
– Thân cây tròn và mọc thẳng đứng. Vỏ cây màu nâu xám, xù xì và nứt dọc theo thân cây.
– Các cành cây mọc thành từng tầng; và xếp vòng tròn theo thân cây, rồi tạo thành hình trụ.
– Lá cây thuộc loại lá kim, giống như lá thông rất cứng, và có màu xanh lục. Lá cây dài chừng 2-7cm và có thể chuyển sang màu nâu đồng khi thời tiết chuyển sang lạnh giá.
– Cây sẽ ra hoa khi sống được khoảng 10 năm. Mùa hoa thường vào tháng 3- tháng 4 và sẽ kết trái vào mùa đông.

Sự phân bố của Sa Mu Dầu

Ở Việt Nam, cây Sa Mu Dầu được tìm thấy nhiều và thường sinh trưởng phát triển tốt tại các khu rừng tự nhiên ở miền núi phía Bắc như: Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng hay Lạng Sơn… Hiện nay, diện tích rừng cây Sa Mu Dầu ngày càng bị thu hẹp do những tác động của con người.

Sa Mu Dầu thuộc nhóm nào?

Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Gỗ Sa Mu Dầu được xếp vào Gỗ NHÓM I – Nhóm gỗ quý hiếm, có vân gỗ đẹp, giá trị kinh tế cao; được xếp chung với các cây gỗ quý khác nhau như: Cẩm lai, Mun sừng, Cẩm liên, Bằng Lăng cườm, Mun sọc, Cẩm thị, Dáng hương,…

Ưu điểm của Sa Mu Dầu

– Sa Mu Dầu thịt có màu vàng đậm hoặc đỏ nhạt. Thớ gỗ thẳng, rất dễ cưa xẻ thành tấm.
Cây không chỉ có màu sắc đẹp mà còn sở hữu vân gỗ rất rõ nét, thẳng.
– Loại gỗ này không bị mục nát hay bị mối mọt. Gỗ nhẹ và chịu được sức ép ngang lớn nên có thể sử dụng bền trong hàng chục năm.
– Mùi thơm của gỗ nhẹ nhàng, không hắc, dễ chịu.
– Sa mu dầu thuộc loại cây có tinh dầu thơm, nên mang lại cảm giác rất dễ chịu và thoải mái cho người sử dụng. Nhờ vào tinh dầu ấy để xua đuổi côn trùng, hay là không bị mục nát.

Ứng dụng

Chính vì những ưu điểm kể trên, nên gỗ được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp đóng tàu. Và đặc biệt, gỗ cũng rất được ưa chuộng để thi công đồ nội thất trong nhà như: sập gỗ, cửa gỗ, bàn ghế, tủ quần áo, cầu thang, xà, cột trụ đền chùa… Ngoài ra, Sa Mu Dầu còn được sử dụng để làm các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ như là: làm tượng phật và tượng phong thủy: Bộ Tam đa (Phúc – Lộc – Thọ) hay tượng phật Di Lặc…

Một ứng dụng khác của loại gỗ này trong đời sống, chính là làm các sản phẩm đồ gia dụng như: đũa, muôi gỗ trong gia đình và các nhà hàng. Loại đũa gỗ này có mùi thơm nhẹ, rất thẳng và chịu được lực.
Một ứng dụng nữa của Sa Mu Dầu trong y học chính là: tinh dầu. Nó được chiết xuất và có tác dụng điều trị các bệnh xương khớp, dùng bôi lên các vết bỏng, trị vết thâm tím; hay điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại, và một số bệnh ngoài da…

Giá của Gỗ Sa Mu Dầu

Gỗ Sa Mu Dầu giá bao nhiêu? Gỗ Sa Mu Dầu có đắt không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời nhé!

Hiện nay, trên thị trường, giá thành của Sa Mu Dầu cũng không phải là thấp. Từ những ưu điểm và ứng dụng, hay lợi ích mà nó mang lại đời sống và cả tính khan hiếm của nó nên giá thành gỗ cao như vậy là điều dễ hiểu. Dù tại mỗi thời điểm khác nhau, với tình trạng gỗ khác nhau thì giá gỗ sẽ có sự thay đổi, điều chỉnh. Nhưng chắc chắn với dòng gỗ cao cấp này, giá sẽ rơi vào tầm chục triệu/ m3 hoặc có thể hơn.

Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý. 

Samu là một cái tên đã quá quen thuộc với giới chơi gỗ. Nhưng cũng không ít người vẫn còn thắc mắc loại gỗ này là gỗ gì? Có đặc tính và độ quý hiếm ra sao? Mà có giá thành đắt hơn vàng như vậy. Vậy Đồ Gỗ Phạm Gia sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc này trong bài viết ngày hôm nay.

Gỗ samu là gỗ gì?

Gỗ samu được khai thác từ thân của cây samu hay còn được gọi là cây sa mộc, sà mu,  sa múc, thông mụ, long len, co may (theo người Dao), thông tàu…. Cây có tên khoa học là Cunninghamia thuộc họ bách ( họ hoàng đàn với 27 – 30 chi và khoàng 130 – 140 loài rải rác khắp nơi trên thế giới). Samu có nguồn gốc từ Trung Quốc, Đài Loan sau đó được nhân giống ra nhiều nước trên thế giới.

Gỗ samu được xếp vào danh sách các loại gỗ quý hiếm nhóm I trong bảng phân loại gỗ tự nhiên của Việt Nam. Là dòng gỗ chất lượng có màu hồng nhạt hoặc vàng đậm, vân gỗ rõ nét và có mùi thơm tự nhiên dễ chịu. Mang lại giá trị kinh tế vô cùng đắt đỏ được giới chơi gỗ rất yêu thích và săn lùng tìm kiếm. Để có được các sản phẩm từ gỗ samu chất lượng là điều không hề dễ dàng và không phải ai cũng có điều kiện kinh tế để sở hữu. Vì vậy, gỗ samu đang bị sẳn lùng rất nhiều và cần được bảo tồn.

Đặc điểm sinh thái và nơi phân bố của cây samu?

Cây samu ưa những nơi có khí hậu ôn hòa, thời tiết không được quá lạnh hoặc quá nóng nên ở nhiệt độ trung bình từ 16 – 19˚C và lượng mưa trung bình năm từ 1400 – 1900mm, độ ẩm không khí trên 75%, vùng có ánh sáng tán xạ và nhiều sương mù. Cây phát triển tốt ở những vùng đất sâu ẩm, nhiều mùn, đất pha cát có khả năng thoát nước tốt và thoáng mát, đất có độ PH lớn hơn 5 còn mang tính chất đất rừng. Cây đặc biệt ưa phát triển trên đá phiến thạch sét hoặc phiến thạch mica, đá vôi hay đá macma các loại có tầng dày từ 0,7 – 0,8m trở lên. Không thích hợp với đất kiềm hoặc đất mặn.

Cây samu lúc nhỏ cần bóng che và phát triển nhanh hơn so với các loại cây lá kim khác. Khi cây lớn là loại cây ưa sáng, cây tỉa cảnh tự nhiên rất tốt và có khả năng tái sinh bằng chồi mạnh. Nên có thể kinh doanh rừng chồi liên tục từ 3 đến 4 thế hệ.

Do đó, cây samu phân bố nhiều ở các vùng có khí hậu ôn đới và nhiệt đới thuộc các tỉnh miền trung Trung Quốc và biên giới Việt – Trung. Ở Việt Nam, cây phân bố ở các tỉnh phía bắc như Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Hà Giang, Lai Châu, Cao Bằng…

Đặc điểm hình thái của cây gỗ samu

Gỗ samu có tốt không
Đặc điểm hình thái lá và quả cây samu

Cây samu là loại cây gỗ lớn thân tròn thẳng, cây trưởng thành có thể cao trên 30m và đường kính thân trung bình trên 2m và có thể lên đến 5,5m. Vỏ cây màu nâu hoặc xám nâu, xù xì với các đường nứt dọc. Khi cây càng già thì vỏ càng màu nâu và dễ lột ra để lộ phần vỏ bên trong có màu nâu đỏ. Cành cây samu mọc thành nhiều tầng, vòng xếp thành dạng trụ.

Lá cây samu có dạng nhọn giống như thanh giáo có răng cưa rất sắc, gai lá xoắn. Lá dài từ 3 – 6 cam, rộng từ 3 -5mmm, đầu lá nhọn và cứng mép lá có răng cưa sắc. Lá cây xếp xoắn ốc như vặn ở cuống và cùng với đó làm thành mặt phẳng. Mặt dưới lá có 2 bên gân có 2 dải phấn trắng, mặt trên có 2 rảnh song song với mép lá.

Hoa samu ra vào cuối mùa xuân từ tháng 3 – tháng 4, cây ra hoa sau 10 năm phát triển và có màu khá giống lá nên khó thấy. Quả chín vào tháng 10 – tháng 11, có hình giống với vỏ dứa khi quả chính có màu vàng nhạt, có hạt chứa trong các vảy màu cánh dán nhân trắng hoặc trắng mờ, rất chắc và đặc. Hạt samu được thu hái từ 15 tháng 10 đến 15 tháng 12.

Khi cây samu càng trưởng thành thì thân cua cây có xu hướng tạo các chồi rễ mút xung quanh gốc. Là khi cây bị các vết thương ở thân hoặc rễ thì sẽ tạo ra các chồi rễ mút và sau đó các chồi rễ mút này sẽ phát triển tạo thành cây nhiều thân.

Đặc biệt, cây samu có hệ rễ chính ít phát triển, rễ ăn khá nông. Chủ yếu là rễ bàng tập trung ở lớp đất mặt để tận dụng chất dinh dưỡng. Khi cây còn ít tuổi hệ rễ phân bố gần như ăn ngang. Cây samu có mùi thơm tự nhiên dễ chịu, không hắc.

Những ưu điểm vượt trội làm nên giá trị đắt đỏ của gỗ samu

Gỗ samu là một loại gố quý hiếm sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội đã làm nên giá trị đắt đỏ và độ hot của nó như:

  • Gỗ samu có kích thước lớn nên dễ dàng tạo được các sản phẩm với đa dạng kích thước dù nhỏ hay lớn. Gam màu gỗ tự nhiên đem lại vẻ đẹp ấm cúng phù hợp với nhiều không gian và phong cách khác nhau.
  • Sở hữu màu sắc đẹp, vân gỗ sắc nét mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ sang trọng: gỗ samu có gam màu vàng đậm hoặc đỏ nhạt tùy cây gỗ, thớ gỗ thẳng với những đường vân gỗ độc đáo sắc nét làm nên diện mạo nổi bật cho các sản phẩm sau chế tác.
  • Chất gỗ cứng chắc, thớ mịn có khả năng chống mối mọt và cong vênh tốt đảm bảo độ bền và tuổi thọ bền bỉ theo thời gian. Gỗ có khả năng thích nghi với điều kiện thời tiết và môi trường thay đổi không lo cong vênh, nứt gỗ.
  • Gỗ có mùi thơm tự nhiên đặc trưng không gắt mà dịu nhẹ tạo sự dễ chịu cho người dùng. Tinh dầu chiết xuất từ samu có công dụng tốt cho sức khỏe con người.
  • Vì thớ gỗ samu thẳng nên việc cưa xẻ gỗ khá dễ dàng. Gỗ còn có sức khéo và sức uốn cong cao và chịu được sức ép ngang, dễ bào trơn đánh bóng nên thuận lợi cho việc gia công, sản xuất.

Với những ưu điểm tuyệt vời như trên chúng ta có thể khẳng định gỗ samu là một loại gỗ cực kỳ chất lượng. Đáp ứng được mọi yếu tố từ thẩm mỹ, độ bền đến công năng sử dụng mang đến sự dễ chịu, thoải mái cho người dùng. Vì vậy, nếu đủ điều kiện tài chính và yêu thích các dòng nội thất gỗ cao cấp thì các sản phẩm gỗ samu chính là một lựa chọn hoàn hảo rất đáng để mong đợi cho bạn.

Giá trị kinh tế của gỗ samu

Gỗ samu là loại cây có giá trị kinh tế cao tùy vào thời điểm và số năm tuổi mà giá thành gỗ sẽ có nhiều biến động. Đồng thời, đây là loại gỗ quý hiếm việc khai thác bị hạn chế nhiều. Vì vậy, giá thành của gỗ ngày càng cao có thể lên đến hàng chục thậm chí hàng trăm triệu.

Mức giá của gỗ samu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:

  • Xu hướng, sự biến động nhu cầu của thị trường.
  • Chất lượng, tuổi đời của cây gỗ.
  • Kích thước, đặc điểm màu sắc riêng biệt của từng thân gỗ.
  • Gỗ tự nhiên hay cây gỗ trồng cùng được đánh giá khác nhau.
  • Đơn vị cung cấp gỗ.

Cho nên mỗi thời điểm khác nhau giá gỗ samu sẽ có sự thay đổi và điều chỉnh.

Ứng dụng của gỗ samu trong đời sống

Gỗ samu được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực phục vụ đời sống của con người:

Sản xuất đồ nội thất

Gỗ samu có độ đanh chắc, chất gỗ cứng bền đẹp lại có khả năng chiu lực tốt với kích thước lớn nên thường dùng để sản xuất đồ nội thất gia đình như sập gỗ, bàn ghế, tủ quần áo, gương…Hoặc dùng làm cầu thang, cửa gỗ, sản gỗ hay làm xà, cột cho các ngôi đền chùa.

Chế tác đồ thủ công mỹ nghệ trang trí

Gỗ samu rất được ưa chuộng để chế tác đồ thủ công mũ nghệ trang trí. Đặc biệt, ở nhiều tỉnh vùng cao của nước ta rất hay sử dụng loại gỗ này để chế tác tượng phật thờ cúng mang nhiều ý nghĩa như tượng Phúc – Lộc – Thọ hay tượng phật Di Lặc cầu hạnh phúc, an vui cho gia đình.

Gỗ samu có tốt không
Tượng phật Di Lặc gỗ samu

Ngoài ra, người ta còn dùng gỗ samu để sản xuất các đồ gia dụng thủ công  như đũa thìa gỗ để sử dụng trong gia đình hay các nhà hàng. Bởi chất gỗ có mùi thơm dịu tạo sự dễ chịu cho người dùng và có tính đàn hồi cao chịu được sức ép nên rất bền đẹp.

Chiết suất tinh dầu

Tuy không có mùi hương đặc trưng như gỗ giáng hương những tinh dầu gỗ samu được chiết suất để sử dụng trong y học với nhiều công dụng chữa các bệnh trĩ nội, trì ngoại, bệnh ngoài da, chữa bỏng hay các bệnh lý về xương khớp hoặc dùng để xử lý các vết bầm tím hay vết thương do côn trùng đốt…

Ứng dụng trong ngành công nghiệp

Đặc tính của gỗ samu ít bị mối mọt, bền chắc chịu được lực ép và va đập mạnh nên được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp đóng tàu, dùng làm cột buồm, đóng tàu thuyền hay trụ mỏ…

Trồng làm cây cảnh tạo cảnh quan

Cây samu có thân cây thằng cao đẹp mắt nên còn được trồng tạo cảnh quan ở các công viên, trường học, bệnh viện, đường phố…

Các dân tộc vùng núi còn trồng cây samu ở bìa rừng để hạn chế sự phá hoại của các loại động vật lớn.

Giải pháp trồng và chăm sóc rừng cây samu

Gỗ samu có giá thành cao lại được ưa chuộng nên dẫn đến tình trạng khai thác rừng quá mức khiến lượng gỗ samu tự nhiên ngày càng ít. Mà những cây samu già trong tự nhiên lại có dấu hiệu tái sinh bằng chồi kém. Chính vì vậy, hiện nay ở Việt Nam các dự án trồng rừng đã được phát triển nhân rộng. Việc trồng và chăm sóc rừng cây samu như sau:

  • Cây được trồng từ hạt giống lấy từ những rừng giống chuyển hóa được nhà nước công nhận, sau đó ngâm vào nước ấm 40˚C trong vòng 8 – 12 tiếng và đem đi ủ trong 4 ngày rồi đem gieo. Thời điểm gieo hạt cây samu vào vụ đông xuân và trước khi trồng 12 đến 16 tháng.
  • Khi cây con đạt chiều cao trên 25cm và có đường kính gốc 0,3 – 0,4cm đạt các điều kiện sinh trưởng tốt, thân thẳng cân đối, lá màu xanh đậm, đã có 3 -4 cành và đảm bảo không bị sâu bệnh hay cụt ngọn thì sẽ được đem đi trồng.
  • Cây được trồng ở vụ xuân vào tháng 2 đến tháng 4. Thời tiết thích hợp để trồng cây là khi trời râm mát, có mây mù hoặc mưa phùn nhỏ thì càng tốt và có thể trồng cây rễ trần. Tránh trồng cây vào những ngày quá khô hoặc quá lạnh. Cây được trồng ở những nơi đất dốc dưới 25 độ và cần dọn sạch, phát trắng sát gốc. Còn những nơi có độ dốc trên 25 độ thì phải băng theo đường đồng mức.
  • Việc chăm sóc cây samu sẽ phải thực hiện trong 3 – 4 năm liền. Bao goomg việc tiến hành phát quang cây bụi xung quanh, xới đất vun gốc rộng khoảng 0,6 – 0,8m, tỉa bỏ các chồi xấu để giữ lại một thân chính thực hiện 3 lần 1 năm. Đến năm thứ 2 ngoài việc dọn cỏ thì phải vun xới đất quanh gốc rộng hơn từ 0,8 – 1m và kết hợp bón phân. Năm thứ 3, thứ 4 sẽ thực hiện các công việc chăm sóc như năm thứ 2.

Không chỉ được nhân giống tại các trang trại hay viện nghiên cứu mà cây samu còn được người nông dân nhân giống thành công. Như nông dân Vừng Chả Chống người dân tộc Mông ở Kỳ Sơn, nghệ An đã trồng được khoảng 1500 cây gỗ samu.

Ngoài ra, còn nhiều khu vực rừng trồng gỗ samu khác thay thế cho việc khai thác tự nhên mang lại hiệu quả kinh tế cao với trữ lượng gõ từ 300 – 400m3/1ha, tăng trưởng 10 – 15m3/ 1ha/ 1 năm.

Qua bài viết hôm nay hi vọng sẽ giúp bạn có một hình dung 1 cách khái quát về cây gỗ samu. Và có thể hiểu vì sao loại gỗ này lại đắt đến vậy. Chắc chắn các thông tin này sẽ đủ thuyết phục bạn chi một số tiền khủng để sở hữu ngay các sản phẩm gỗ samu độc đáo và chất lượng nhất.

Gỗ sa mộc là gỗ gì?

Gỗ sa mộc là loại gỗ được đánh giá cao tại Trung Quốc, do nó là loại gỗ mềm có hương thơm và khá bền, tương tự như của hồng sam Bắc Mỹ (Sequoia sempervirens) và bách Nhật Bản (Cryptomeria japonica).

Gỗ gì tốt cho sức khỏe?

Các loại gỗ tốt cho sức khỏe dùng trong nội thất.
Gỗ Ngọc Am. Cây Ngọc Am thuộc nhóm thân gỗ, họ hoàng đàn, lá hình kim và có tên khoa học là Cupressus funebris. ... .
Gỗ Hoàng Đàn. ... .
Gỗ Xá Xị ... .
Gỗ Long Não. ... .
Gỗ Sưa..

Gỗ xà cừ dùng để làm gì?

Gỗ xà cừ được ứng dụng chủ yếu trong lĩnh vực nội thất, là nguyên liệu để chế tạo ra những sản phẩm đồ gỗ, đồ nội thất đẹp như bàn, ghế, tủ áo đẹp, giường ngủ, sập… Sự chắc chắn cùng độ bền của gỗ xà cừ cũng được nhiều gia đình tin tưởng lựa chọn sử dụng trong một số đồ gia dụng khác như: thớt, thìa, muôi...

Gỗ sao đen bao nhiêu 1 khối?

Là loại gỗ có giá trị kinh tế cao do khá hiếm, chất lượng gỗ tốt và gia công cầu kỳ. Tùy vào từng loại gỗ sao, kích thước cây gỗ mà giá thành cũng khác nhau. Giá gỗ sao trên thị trường hiện nay dao động từ 5-9 triệu đồng một khối.