Trưởng phòng và trưởng bộ phận khác nhau như thế nào

Trưởng phòng và trưởng bộ phận khác nhau như thế nào

Hành chính và nhân sự là hai bộ phận quan trọng trong bất kỳ công ty nào. Công việc của bộ phận hành chính và nhân sự đều có liên quan đến việc tổ chức công việc và con người trong công ty. Vậy sự khác nhau giữa Trưởng phòng hành chính và Trưởng phòng nhân sự là gì? Liệu có sự trùng lặp về vai trò giữa hai vị trí này hay không? Bạn hãy cùng khám phá với HRchannels qua bài viết sau đây nhé!

Trưởng phòng hành chính có trách nhiệm quản lý việc tổ chức và con người trên phương diện toàn công ty, Trưởng phòng nhân sự chỉ tập trung vào khía cạnh nhân sự.

Để công ty hoạt động hiệu quả luôn có một bộ phận chịu trách nhiệm cung cấp toàn bộ các nhu cầu cần thiết về trang thiết bị, quy trình, chính sách hay tạo lập một môi trường làm việc thích hợp, và đó chính là bộ phận hành chính trong công ty. Nhiệm vụ của Trưởng phòng hành chính là tổ chức, giám sát, lên kế hoạch, xây dựng quy trình thủ tục hành chính, kiểm soát toàn diện công việc của nhân viên trong công ty,…, để đảm bảo cho công ty hoạt động suôn sẻ và hiệu quả nhất. Vì lẽ đó hoạt động hành chính được ví như trái tim của mỗi công ty.

Ngày nay, tầm quan trọng của việc chuyên môn hóa và phân công lao động vô cùng lớn. Điều này tạo tiền đề cho việc phát triển các bộ phận chuyên môn hóa riêng biệt, như là bộ phận nhân sự. Để vận hành sản xuất, các công ty đều cần nhiều nguồn tài nguyên đa dạng như: đất đai, nguồn vốn, nhân lực, vật lực…Trong khi Trưởng phòng hành chính chăm lo đến toàn bộ các phương diện trong hoạt động của công ty thì Trưởng phòng nhân sự chỉ chịu trách nhiệm với một nhánh nhỏ trong tổng thể, đó là nguồn nhân lực. Việc chuyên môn hóa này nhằm quản lý một cách khôn ngoan nguồn lực quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất. Một khi quản lý tốt nguồn lực nhân sự thì hiệu quả sản xuất sẽ tốt hơn.

Trưởng phòng và trưởng bộ phận khác nhau như thế nào


>>> Xem thêm: Thông tin việc làm Trưởng phòng hành chính

Nhiệm vụ của Trưởng phòng hành chính là kiểm soát và quản lý hoạt động hành chính của tất cả các bộ phận, Trưởng phòng nhân sự đảm bảo điều kiện và môi trường làm việc cho nhân viên.

Trong công ty, Trưởng phòng hành chính sẽ có trách nhiệm tổ chức và giám sát hoạt động của tất cả các phòng ban; theo dõi các thay đổi trong công ty và hoạt động kinh doanh; quản lý tài sản, trang thiết bị cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng của công ty; đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, liên tục và rõ ràng. Họ giữ vai trò là người ra quyết định và kiểm soát tất cả mọi hoạt động hành chính của bộ phận kế toán, tiếp thị, tài chính, vận hành,…, và cả bộ phận nhân sự.

Trong khi đó, Trưởng phòng nhân sự chỉ chịu trách nhiệm điều hành và giám sát hoạt động của nhân viên bộ phận nhân sự và quản lý các vấn đề liên quan đến công tác nhân sự của các nhân viên khác trong công ty. Nhiệm vụ chính của họ là đảm bảo chất lượng điều kiện làm việc cho người lao động. Bao gồm việc thiết lập một môi trường làm việc sạch sẽ, thái độ làm việc chuyên nghiệp và thân thiện giữa các nhân viên trong công ty. Ngoài ra còn phải đảm bảo việc thực hiện các biện pháp đảm bảo sức khỏe, an toàn lao động và chế độ phúc lợi cho nhân viên. Xử lý toàn bộ các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ nhân sự như: tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đánh giá và quản lý nhân viên. 

Trưởng phòng và trưởng bộ phận khác nhau như thế nào


>>> Đọc thêm: Câu hỏi phỏng vấn dành cho trưởng phòng hành chính

Trưởng phòng hành chính có nhiệm vụ xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định, chính sách và quy trình thủ tục hành chính; Trưởng phòng nhân sự hướng dẫn, triển khai thực hiện cho nhân viên bộ phận nhân sự.

Công việc của Trưởng phòng hành chính là tham mưu cho Ban Giám đốc và chủ trì việc xây dựng, phát triển một quy trình thủ tục hành chính với các quy định, chính sách đơn giản và hiệu quả nhất. Các bộ phận khác sẽ phải nghiêm túc tuân thủ theo các quy định trong quy trình này. Nhờ vậy tất cả các hoạt động trong công ty luôn diễn ra nhịp nhàng và nhất quán. Còn trách nhiệm của Trưởng phòng nhân sự là chỉ đạo và hướng dẫn cho nhân viên trong bộ phận thực hiện đúng quy trình thủ tục hành chính của công ty. 

Trưởng phòng và trưởng bộ phận khác nhau như thế nào


>>> Có thể bạn quan tâm: Thông tin việc làm Trưởng phòng hành chính

Vai trò của Trưởng phòng hành chính không thay đổi nhiều theo thời gian, trong khi các nhiệm vụ và vai trò của Trưởng phòng nhân sự thay đổi rất nhiều.

Có thể thấy rằng vai trò và nhiệm vụ công việc của Trưởng phòng hành chính qua các thập kỷ vẫn tiếp tục được duy trì. So với trước đây, họ vẫn đảm nhận các nhiệm vụ tương tự. Trong khi đó nhiệm vụ của Trưởng phòng nhân sự có sự thay đổi rõ rệt. Ban đầu nhiệm vụ chính của họ là quản lý các công việc liên quan đến tiền lương và chế độ phúc lợi. Hiện tại cùng với sự phát triển của các tiến bộ công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa, Trưởng phòng nhân sự còn tham gia vào việc phát triển các chiến lược kinh doanh, các hoạt động sáp nhập và mua lại, quản lý hệ thống nhân tài, các mối quan hệ giữa người lao động và ngành công nghiệp cũng như quan tâm đến vấn đề đa dạng hóa và hội nhập.

HRchannels - Great Solution. Great People!

Trưởng phòng và trưởng bộ phận khác nhau như thế nào

Trưởng phòng và trưởng bộ phận khác nhau như thế nào

Trưởng phòng và trưởng bộ phận khác nhau như thế nào

Trưởng phòng và trưởng bộ phận khác nhau như thế nào

Trưởng phòng và trưởng bộ phận khác nhau như thế nào

HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080

Email: /

Website: www.hrchannels.com

Địa chỉ: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội

Nguồn ảnh: internet


Trưởng nhóm và trưởng phòng chăm sóc khách hàng đều là những vị trí quan trọng trong một doanh nghiệp. Vậy, Trưởng nhóm và trưởng phòng chăm sóc khách hàng khác gì nhau? Làm thế nào để tìm việc trưởng phòng chăm sóc khách hàng. Cùng theo dõi ngay trong bài viết hôm nay.

Trưởng phòng chăm sóc khách hàng là gì?

Trưởng phòng chăm sóc khách hàng là vị trí sẽ phụ trách toàn bộ nhiệm vụ, công việc của phòng chăm sóc khách hàng. Họ cũng là người thực hiện giám sát hoạt động, nhân sự của phòng chăm sóc khách hàng.

Trách nhiệm của họ là người duy trì sự hài lòng của khách hàng bằng việc đào tạo, hướng dẫn cho nhân viên chăm sóc khách hàng duy trì được trách nhiệm, mục tiêu đó.

Trưởng phòng và trưởng bộ phận khác nhau như thế nào

Trưởng phòng chăm sóc khách hàng sẽ quản lý toàn bộ bộ phận CSKH

Trưởng nhóm và trưởng phòng chăm sóc khách hàng là 2 vị trí thường bị nhầm lẫn với nhau. Vậy. điểm khác nhau của 2 vị trí này như thế nào.

Quyền hạn và trách nhiệm

Quyền hạn và trách nhiệm của trưởng phòng chăm sóc khách hàng sẽ nhiều hơn so với trưởng nhóm. Thông thường, trường nhóm có thể chỉ là nhân sự phụ trách quản lý một nhóm nhỏ trong phòng chăm sóc khách hàng. Còn trưởng phòng chăm sóc khách hàng sẽ là người quản lý tất cả nhân sự trong bộ phận chăm sóc khách hàng, trong đó có các trưởng nhóm.

Công việc, nhiệm vụ

Về công việc và nhiệm vụ của 2 vị trí này sẽ khá tương tự nhau, tuy nhiên vẫn sẽ có một số điểm khác biệt như sau:

* Trưởng phòng chăm sóc khách hàng

Trưởng phòng thường sẽ làm việc và giao nhiệm vụ công việc cho các trưởng nhóm chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, trưởng phòng chăm sóc khách hàng sẽ thực hiện những công việc, nhiệm vụ như sau:

  • Thực hiện thu thập các ý kiến khiếu nại của nhân viên, làm các thủ tục hỗ trợ xử lý khiếu nại.
  • Thực hiện tổng hợp các bảng tiêu chí đánh giá từ khách hàng;.
  • Thực hiện quản lý những kênh thông tin chăm sóc khách hàng hoặc kênh thông tin liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Quản lý, lên các kế hoạch liên quan đến chương trình tặng quà, ưu đãi dành cho khách hàng.
  • Lên các bản kế hoạch chi tiết về nhân sự, kinh phí, thời gian thực hiện,… cho hoạt động của toàn bộ phòng chăm sóc khách hàng.
  • Quản lý nhân sự bao gồm các trưởng nhóm chăm sóc khách hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng.
  • Làm việc trực tiếp với cấp trên, ban giám đốc về định hướng của phòng chăm sóc khách hàng. Đưa ra ý kiến đóng góp về định hướng phát triển của công ty.
  • Trưởng phòng chăm sóc khách hàng cũng sẽ là vị trí thiết lập, đưa ra các chỉ tiêu, KPI đánh giá cho bộ phận chăm sóc nhân sự. Ví dụ các chỉ tiêu, KPI như số khách hàng thiện cảm tốt, tỷ lệ duy trì khách hàng, chỉ số hài lòng, tỷ lệ gắn bó của khách hàng với doanh nghiệp,…

Trưởng phòng và trưởng bộ phận khác nhau như thế nào

Trưởng phòng thường sẽ làm việc và giao nhiệm vụ công việc cho các trưởng nhóm chăm sóc khách hàng

* Trưởng nhóm chăm sóc khách hàng

  • Thực hiện quản lý các nhân sự là chuyên viên, nhân viên chăm sóc khách hàng thuộc nhóm của mình.
  • Trưởng nhóm chăm sóc khách hàng sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ cho trưởng phòng trong việc quản lý nhóm nhân viên của mình.
  • Nhận nhiệm vụ từ trưởng phòng chăm sóc khách hàng.
  • Thực hiện phân phối nhiệm vụ, công việc cụ thể đến từng nhân viên chăm sóc khách hàng riêng biệt.
  • Tổng hợp ý kiến phản hồi của khách hàng từ nhân viên, phân tích và báo cáo lên trưởng phòng chăm sóc khách hàng.
  • Hỗ trợ cho trưởng phòng chăm sóc khách hàng một số công việc khác theo yêu cầu.
  • Thực hiện giám sát, thúc đẩy các nhân viên chăm sóc khách hàng hoàn thành nhiệm vụ công việc của mình tốt nhất.
  • Thực hiện đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng theo yêu cầu của trưởng phòng, doanh nghiệp hoặc hỗ trợ trưởng phòng trong công tác đào tạo nhân sự.

Mức thu nhập

Về mức thu nhập, vị trí trưởng phòng chăm sóc khách hàng sẽ có mức thu nhập cao hơn so với trưởng nhóm chăm sóc khách hàng. Mức chênh lệch này có thể tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, khu vực làm việc. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tham khảo bảng so sánh mức thu nhập trung bình của 2 vị trí này sau đây:

Mức lương          

Trưởng phòng CSKH          

Trưởng nhóm CSKH   

Thấp nhất

6.000.000

5.000.000

Bậc thấp

14.200.000

10.300.000

Trung bình

17.600.000

12.400.000

Bậc cao

20.900.000

14.400.000

Cao nhất

45.000.000

42.000.000

Đơn vị tính: đồng/tháng – Bảng so sánh được tổng hợp từ số liệu của Việt Nam Salary

Tìm việc làm trưởng phòng chăm sóc khách hàng ở đâu?

Hiện tại, với sự phát triển của công nghệ 4.0, bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm tin tuyển dụng trưởng phòng chăm sóc khách hàng tại các kênh như:

  • Các nền tảng tuyển dụng trực tuyến như TopCV, vietnamwork, job123,… Bạn có thể tìm kiếm nhiều tin tuyển dụng liên quan và so sánh để lựa chọn được vị trí phù hợp.
  • Các nhóm liên quan đến tuyển dụng chăm sóc khách hàng trên các Social.
  • Tìm kiếm trực tiếp tại các kênh tuyển dụng của doanh nghiệp như fanpage, website tuyển dụng.

Trưởng phòng và trưởng bộ phận khác nhau như thế nào

Bạn có thể tìm việc trưởng phòng CSKH ở nhiều phương tiện khác nhau

Tạm kết

Trên đây là bài viết “Trưởng nhóm và trưởng phòng chăm sóc khách hàng khác gì nhau?”. Hy vọng với những thông tin trong bài sẽ giúp bạn hiểu được sự khác nhau của 2 vị trí này và định hướng được công việc phù hợp.