Triều đại nhà Ngô tồn tại trong thời gian nào

1. Triều đại nhà Ngô (939 – 965) trị vì 25 năm

Sau khi Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938. Nhà vua đã bỏ Tống Bình (Đại La), thành phố do người Trung Quốc thiết lập và lên ngôi tại Cổ Loa (kinh đô của vương quốc Âu Lạc xưa). Nhà vua mới thiết lập một triều đình nhưng còn trong tình trạng trứng nước và vương quyền cũng mới chỉ là một tước hiệu hơn là một quyền lực.

Các lực lượng tồn tại dai dẳng ở địa phương luôn có khuynh hướng chia nhỏ lãnh thổ. Ngô Quyền đã phải mất 6 năm tại ngôi để đánh bại các cuộc nổi dậy của các sứ quân; và qua đời quá sớm vào năm 944, khi ấy nền hành chính chưa thống nhất, triều đình chưa được tổ chức xong; khắp nơi trong nước các tướng lĩnh nổi dậy và giao chiến với nhau dẫn đến việc thành lập 12 sứ quân. Đất nước bị xâu xé, dân chúng khát khao hòa bình và thống nhất cần thiết cho nông nghiệp. Ý chí của quần chúng nhân dân được thể hiện nơi Đinh Bộ Lĩnh.

2. Triều đại nhà Đinh (968 – 980) trị vì 12 năm

Đinh Bộ Lĩnh là con của một thứ sử ở Hoan Châu, người Hoa Lư (Ninh Bình). Hồi nhỏ ông đã khiến các trẻ chăn trâu phải kiêng nể và tôn làm thủ lĩnh của chúng. Lũ trẻ khoanh tay làm kiệu để ông ngồi; lấy bông lau làm cờ, lấy tre làm giáo, và dưới quyền điều khiển của ông, kéo nhau đi tấn công lũ trẻ con các làng bên cạnh. Lớn lên, ông tới phục vụ cho sứ quân ở Bố Hải Khẩu (Thái Bình). Thấy ông là người thông minh và dũng cảm, vị sứ quân này giao cho ông nắm giữ binh quyền. Sau khi sứ quân mất, Đinh Bộ Lĩnh đóng binh vững chắc ở Hoa Lư và lần lượt bắt các sứ quân khác phải hàng phục.

Năm 968, sau khi tái thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh lấy tước hiệu là Đinh Tiên Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình).

Vào năm 979, vua Đinh Tiên Hoàng đã bị một viên thư lại trong cung điện ám sát dẫn đến sự ra đời của nhà Tiền Lê.

Triều đại nhà Ngô tồn tại trong thời gian nào

Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) ngày nay, kinh đô xưa của hai triều đại nhà Đinh và Tiền Lê. Ảnh: Internet.

Triều đại nhà Ngô tồn tại trong thời gian nào

Gạch xây thành thời Đinh – Tiền Lê. Ảnh: BTLSQG

3. Triều đại nhà Tiền Lê (980 – 1009) trị vì 29 năm

Do Vệ Vương (Đinh Toàn) là con trai của vua Đinh Tiên Hoàng lúc lên ngôi mới có 6 tuổi. Nên mọi quyền hành đều nằm trong tay Thập Đạo tướng quân Lê Hoàn. Nhà Tống tính lợi dụng lúc vua còn nhỏ để lập nên ách đô hộ của Trung Quốc. Nhưng khi ấy những người theo phò tá Lê Hoàn đã tôn ông lên làm vua để chống lại quân giặc. Thái hậu Dương Vân Nga thể theo nguyện vọng của các tướng sĩ đã khoác áo bào cho Lê Hoàn.

Được sự tín nhiệm của đình thần, Lê Hoàn lấy tước hiệu là vua Lê Đại Hành đã cầm quân đánh thắng quân Tống vào năm 981. Nhưng thế lực của nhà Tống vẫn còn đáng sợ nên nhà vua đã xin cầu hòa với nhà nước Khai Phong và được Khai Phong chấp nhận. Có được hòa bình với Trung Quốc, Lê Đại Hành đã tổ chức đạo quân sang đánh Chămpa. Sau khi có được sự kính nể của cả phía Bắc và phía Nam đối với Đại Cồ Việt vua Lê Đại Hành đã cho làm đường và đào kênh để phát triển giao thông và kinh tế. Theo gương các triều đại Trung Quốc, Lê Đại Hành lập lễ tịch điền bằng cách đích thân cày những luống cày đầu tiên để vỡ đất. Ông cũng là vị vua đầu tiên cho đúc tiền Thiên Phúc (trước đó nước ta đều sử dụng tiền của Trung Quốc).

Triều đại nhà Ngô tồn tại trong thời gian nào

Đồng tiền “Thiên Phúc Trấn Bảo”. Ảnh: BTLSQG

Ông mất vào năm 1005 sau 24 năm trị vì và củng cố nền móng Việt Nam. Năm 1009 sau khi ông mất, con ông còn nhỏ, đình thần đã tôn một vị quan cao cấp là Lý Công Uẩn lên làm vua. Nhà Tiền Lê kết thúc.

Covatvietnam.info tóm tắt

Triều Ngô trong lịch sử nước ta được thành lập và tồn tại trong khoảng thời gian nào?

A. Từ năm 931- 933

B. Từ năm 938- 944

C. Từ năm 939- 965

D. Từ năm 939- 968

Điền mốc thời gian đã cho tương ứng với các sự kiện lịch sử cho thích hợp (Năm 981, Năm 968, Năm 40, Năm 938):

1. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước.   ....................
2. Quân Tống xâm lược nước ta lần thứ nhất.   ....................
3. Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo   ....................
4. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng   ....................

     Sau chiến thắng Bạch Đằng, sự kiện Ngô Quyền xưng vương hiệu đã khép lại hơn 10 thế kỉ Bắc thuộc, mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử Việt Nam – kỉ nguyên xây dựng nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập, tự chủ. Từ năm 939 – 1884, 10 triều đại phong kiến đã kế tiếp nhau trị vì đất nước. Dù cách thức, thời gian quán lí đất nước của các triều đại khác nhau song độc lập dân tộc gắn liền với xác lập và củng cố nhà nước trung ương tập quyền là xu hướng phát triển xuyên suốt cả thời kì phong kiến. Hoàn cảnh xác lập, tồn tại của mỗi triều đại góp phần quy định cách thức tổ chức, bản chất, chức năng của nhà nước cũng như nội dung pháp luật của từng triều đại.


Triều đại nhà Ngô tồn tại trong thời gian nào


     Thế kỉ X – thế kỉ bản lề của dân tộc chứng kiến sự xác lập của các vương triều Ngô, Đinh, Tiền Lê gắn liền với các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, chống lại các thế lực cát cứ, xây dựng nhà nước trung ương tập quyền.


Triều Ngô (939 – 965)


     Ngô Quyền định đô ở cổ Loa, thời gian tại vị của Ngô Quyền tuy ngắn ngủi (939 – 944) nhưng bước đầu đã xây dựng được nhànước trung ương tập quyền. “Đại Việt sử ki toàn thư” đánh giá: Dù chưa xưng Hoàng đế, Ngô Quyền đã nối lại quốc thống, đặt trăm quan, định triều nghi phẩm phục. Năm 944, sau khi Ngô Quyền chết, các con trai của Ngô Quyên là Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn không đủ uy tín và sức mạnh để duy trì nhà nước trung ương tập quyền. Các thổ hào nổi dậy chống đổi chính quyền trung ương, Ngô Xương Ngập (Thiên Sách Vương) và Ngô Xương Văn (Nam Tấn Vương) thưởng phải xuất binh đánh dẹp. Sau khi Thiên Sách Vương và Nam Tấn Vương chết (vào năm 954 và năm 965), đất nước lâm vào tình trạng nội chiến (loạn 12 sứ quân).


Triều Đinh (968-980)


Trải qua 2 đời vua:


-         Đinh Tiên Hoàng – Đinh Bộ Lĩnh (968 – 979)


Sau khi đánh dẹp các sứ quân, năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt quốc hiệu Đại Cồ Việt, định đô tại Hoa Lư, đặt niên hiệu Thái Bình. Sự kiện xưng đế, tự đặt quốc hiệu của Đinh Bộ Lĩnh đã khẳng định nền độc lập, tự chủ của quốc gia.


-         Phế đế – Đinh Toàn (979 – 980)


Năm 979, Đinh Bộ Lĩnh và trưởng nam Đinh Liễn bị Đỗ Thích sát hại Vệ vương Đinh Toàn (6 tuổi) lên ngôi. Năm 980, nhà Tống mang quân xâm lược Đại Việt, thái hậu Dương Vân Nga đã mời Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế.

Đọc thêm tại:


Page 2

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Trình bày hoàn cảnh dẫn đến "loạn 12 sứ quân"?Sau khi dẹp "loạn 12 sứ quân" Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì để củng cố đất nước? Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?

Xem đáp án » 06/07/2020 2,056

Nhà Ngô 26 năm (939-965), kinh đô Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)

Năm 938, Ngô Quyền tập hợp lực lượng từ Ái châu ra đánh Kiều Công Tiễn. Công Tiễn sai sứ sang nước Nam Hán xin quân cứu viện. Vua Nam Hán là Lưu Nghiễm cho con là Vạn vương Hoằng Tháo đem quân sang cứu, tự mình đóng quân làm thanh viện. Ngô Quyền hạ thành Đại La, giết Công Tiễn rồi bày trận trên sông Bạch Đằng đón quân Nam Hán.

Tháng 11 năm 938, quân Hoằng Tháo bị Ngô Quyền đánh tan trong trận Bạch Đằng. Hoằng Tháo bị giết chết. Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi, tức là Tiền Ngô Vương, đóng đô ở Cổ Loa, lập Dương thị làm hoàng hậu.

Tiền Ngô Vương - Ngô Quyền

Chi tiết Chuyên mục: Nhà Ngô

Ngô Vương (Ngô Quyền 939-944):

Ngô Quyền sinh ngày 12 tháng 3 năm Đinh Tỵ (897) ở Đường Lâm (thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây ngày nay), cha là Ngô Mân, một hào trưởng có tài đức.

Ngô Quyền thông minh, khôi ngô, mắt sáng như chớp, văn võ toàn tài, được Dương Đình Nghệ tin yêu, gả con gái là Dương Thị Ngọc và giao cho Ngô Quyền cai quản đất ái Châu (Thanh Hóa).

Xem thêm: Tiền Ngô Vương - Ngô Quyền

Hậu Ngô Vương - Ngô Xương Văn

Chi tiết Chuyên mục: Nhà Ngô

1. Nam Tấn Vương (Ngô Xương Căn 950-965):

Ngô Xương Căn là con thứ hai của Ngô Quyền và Dương Thị Ngọc, năm 950 đã dùng mưu lật đổ Dương Tam Kha giành lại ngôi Vua cho nhà Ngô. Theo thỉnh cầu của các tướng lĩnh và triều thần, được sự chuẩn tấu của Dương Thái hậu, Ngô Xương Căn lên ngôi Vua lấy niên hiệu là Nam Tấn Vương (950-965) đóng đô ở Cổ Loa.

Nam Tấn Vương cho người đi tìm anh là Thái tửu Ngô Xươnng Ngập, giả làm thầy đồ trốn ở Nam Sách (Hải Dương) lấy vợ và có con trai là Ngô Xương Văn. Được Dương Thái Hậu chuẩn tấu cả hai anh em đều làm Vua (như vậy nước ta lúc đó có hai Vua).

2. Thiên Sách Vương (Ngô Xương Ngập 951-959): 

Ngô Xương Ngập lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Thiên Sách Vương (951-959) sau Ngô Xương Ngập bị bệnh thượng mã phong mà chết. Làm vua được 8 năm.

Xem thêm: Hậu Ngô Vương - Ngô Xương Văn