Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập làm văn - Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 4: tại đây

  • Soạn Tiếng Việt Lớp 4
  • Sách giáo khoa tiếng việt lớp 4 tập 1
  • Sách giáo khoa tiếng việt lớp 4 tập 2
  • Giải Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4
  • Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 4
  • Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1
  • Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập làm văn - Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập làm văn - Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập làm văn - Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối

2. Viết đoạn mở bài cho bài văn tả con vật em vừa làm trong tiết tập làm văn trước theo cách mở bài gián tiếp . Tập làm văn : Luyện tập xây dựng mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật – trang 96 Vở bài tập (VBT) Tiếng Việt lớp 4 tập 2 – Tập làm văn : Luyện tập xây dựng mở bài kết bài trong bài văn miêu tả con vật

1. Đọc bài Chim công múa (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 141 -142):

a) Chép lại đoạn mở bài và đoạn kết bài của bài văn. Xác định cách mở bài, kết bài đã học :

– Đoạn mở bài :

– Cách mở bài :

– Đoạn kết bài :

– Cách kết bài :

b) Chọn và ghi vào chỗ trống câu văn trong bài văn để :

– Mở bài theo cách trực tiếp :

– Kết bài theo cách không mở rộng :

2. Viết đoạn mở bài cho bài văn tả con vật em vừa làm trong tiết tập làm văn trước theo cách mở bài gián tiếp :

3. Viết đoạn kết bài cho bài văn tả con vật em vừa làm trong tiết tập làm văn trước theo cách kết bài mở rộng :

TRẢ LỜI:

Quảng cáo

1. Đọc bài Chim công múa (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 142) và trả lời các câu hỏi sau :

a) Chép đoạn mở bài và đoạn kết bài của bài văn. Xác định cách mở bài, kết bài đã học

– Đoạn Mở bài : Mùa xuân trăm hoa đua nở, ngàn lá khoe Cách mở bài sức sống mơn mởn. Mùa xuân cũng là mùa công múa. Cách mở bài gián tiếp

– Đoạn Kết bài : Quả không ngoa khi người ta ví chim công là những nghệ sĩ múa của rừng xanh. Cách kết bài mở rộng

b) Chọn và ghi vào chỗ trống câu văn trong bài văn để.

– Mở bài theo cách trực tiếp : Mùa xuân là mùa công múa.

– Kết bài theo cách không mở rộng : Chiếc ô màu sắc đẹp đến kì ảo xập xòe uốn lượn dưới ánh nắng xuân ấm áp.

2. Viết đoạn mở bài cho bài văn tả con vật em vừa làm trong tiết tập làm văn trước theo cách mở bài gián tiếp :

Nhân sinh nhật lần thứ 9 của em, mẹ em tặng cho em một chú mèo bằng bông rất đẹp. Em quý món quà này lắm và thầm ao ước giá như mình có một con mèo thật, cũng xinh xắn và duyên dáng như thế. Một hôm, ba em đi công tác về, mang theo một con mèo xinh ơi là xinh ! Em thích lắm và đặt tên cho chú là Mimi.

3. Viết đoạn kết bài cho bài văn tả con vật em vừa làm trong tiết tập làm văn trước theo cách kết bài mở rộng :

Từ ngày có Mimi trong nhà, lũ chuột dường như biến mất. Con mèo như một vị chúa tể bước đi đầy quyền uy trong lãnh địa của mình. Cả nhà em ai cũng yêu chú. Mẹ em còn gọi đùa chú là “Con hổ nhỏ”. Dường như chú cũng biết mọi người yêu quý mình nên chú dụi đầu hết vào chân người này lại sang chân người khác. Trông chú đáng yêu và đáng quý.

Câu 1: Trang 45 sbt Tiếng Việt 4 tập 2

Dưới đây là hai đoạn văn có thể dùng để mở đầu bài văn miêu tả cây hồng nhung. Ghi vào chỗ trống sự khác nhau giữa hai cách mở bài.

a) Vườn nhà em có một cây hồng nhưng không biết trồng từ năm nào.

.................................................

b) Mùa xuân đến, hoa trong vườn nhà em đua nhau khoe sắc. Hoa nào cùng đẹp, nhưng đẹp hơn cả là cây hoa hồng nhung. Cây hoa này ông em trồng từ lúc nào em cũng không nhớ rõ, nhưng nó là cây hoa mà em yêu quý nhất.

.................................................

Trả lời.

a. Cách mở bài trực tiếp giới thiệu ngay cây hoa cần tả.

b. Cách mở bài gián tiếp, nói về mùa xuân, các loài hoa trong vườn, rồi mới giới thiệu cây hoa cần tả.

Câu 2: Trang 46 sbt Tiếng Việt 4 tập 2

Dựa vào những gợi ý dưới đây, hãy viết đoạn mở bài (theo cách mở bài gián tiếp) cho bài văn tả cây phượng hoặc cây hoa mai, cây dừa.

a) Cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em.

b) Trước sân nhà, ba em trồng một cây hoa mai.

c) Đầu xóm có một cây dừa.

Trả lời.

Các em có thể lựa chọn 1 trong 3 phần mở bài dưới đây để viết vào vở:

a. Cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em.

Trong sân trường em có rất nhiều loài cây gắn bó với những ngày tháng đi học của chúng em. Nhưng em vẫn ấn tượng nhất với cây phượng. Hoa phượng – hoa học trò, loài hoa gắn bó thân thiết nhất với những bạn học sinh.

b) Trước sân nhà, ba em trồng một cây hoa mai.

Mỗi khi mùa xuân về, trăm hoa lại thi nhau khoe sắc thắm. Nếu như mùa xuân phương Bắc không thể thiếu hoa đào với sắc hồng tươi thắm, e ấp như nụ cười thiếu nữ, những cây quất xum xuê sai trĩu quả tượng trưng cho may mắn và sự bội thu thì hoa mai là đại diện tiêu biểu cho mùa xuân phương Nam với khí hậu ôn hòa, ấm áp. Ba em rất thích trồng mai, chính vì thế mỗi độ tết đến trước sân, trong nhà em lại rực rỡ với những khóm mai vàng chen nhau khoe sắc do chính tay ba em trồng.

c) Đầu xóm có một cây dừa.

Quê hương em có biết bao điều tươi đẹp, bao nỗi niềm đáng nhớ. Đó là dòng sông êm đềm bên những triền cỏ xanh dẫn vào làng, là cánh đồng lúa chín đẹp như tấm thảm vàng ai đã dệt trên mảnh đất phì nhiêu. Nhưng đáng nhớ nhất với tuổi thơ em là cây dừa nơi đầu làng, nơi tụ họp của lũ trẻ con chúng em.

Câu 3: Trang 46 sbt Tiếng Việt 4 tập 2

Quan sát một cây mà em yêu thích và cho biết:

a) Cây đó là cây gì?

b) Cây được trồng ở đâu?

c) Cây do ai trồng, trồng vào dịp nào (hoặc: do ai mua, mua vào dịp nào)?

d) Ấn tượng chung của em khi nhìn cây đó thế nào ?

Trả lời.

a) Cây đó là cây hoa đào

b) Cây được trồng trong một chiếc chậu nhỏ xinh, đặt trước cửa nhà em.

c) Cây do ba em mua vào dịp Tết.

d) Ấn tượng chung của em cây: Bông đào nhỏ nhắn, đầu cánh hoa có màu hồng đậm, càng dần về phía cành càng nhạt dần trông chúm chím thật đáng yêu.

Câu 4: Trang 46 sbt Tiếng Việt 4 tập 2

Dựa vào các câu trả lời trên, em hãy viết một đoạn mở bài, giới thiệu chung về cây mà em định tả.

Trả lời.

Mỗi khi mùa xuân đến, trăm loài hoa lại đua nhau khoe sắc thắm, mỗi loài một vẻ, không loài nào chịu kém cạnh loài nào. Kìa những bông hoa hồng đỏ thắm trông thật kiêu sa, lộng lẫy, những bông hoa cúc vàng rực rạng rỡ như ánh mặt trời. Trong vườn hoa xuân đầy hương sắc ấy, sẽ thật thiếu sót nếu như không nhắc đến hoa đào - một loài hoa báo hiệu mùa xuân sắp tới.

Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối

  • Câu 1 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 75
  • Câu 2 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 75
  • Câu 3 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 75
  • Câu 4 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 75

Tập làm văn lớp 4: Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối là lời giải phần Tập làm văn SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 75 có đáp án chi tiết cho các em học sinh tham khảo nắm được cách viết mở bài theo cách trực tiếp và gián tiếp trong bài văn miêu tả cây cối. Mời các em cùng tham khảo chi tiết.

>> Bài trước: Tập làm văn lớp 4: Luyện tập tóm tắt tin tức

Câu 1 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 75

Dưới đây là hai đoạn văn dùng để mở đầu bài văn tả cây hồng nhung. Hai cách ấy có gì khác nhau?

a. Vườn nhà em có một cây hồng nhung không biết trồng từ năm nào.

b. Mùa xuân đến, hoa trong vườn nhà em đua nhau khoe sắc. Hoa nào cũng đẹp, nhưng đẹp hơn cả là cây hoa hồng nhung. Cây hoa này ông em trồng từ lúc nào em cũng không nhớ rõ, nhưng nó là cây hoa mà em yêu quý nhất

Trả lời

Hai cách mở bài này có khác nhau:

- Cách a là cách mở bài trực tiếp ngay vào vấn đề, nói ngay tới sự vật cần miêu tả.

- Cách b là cách mở bài gián tiếp. Từ chỗ nêu một nhận xét chung về các loài hoa mà dẫn tới việc giới thiệu cây hồng nhung.

Câu 2 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 75

Dựa vào những gợi ý dưới đây, hãy viết đoạn mở bài (theo cách gián tiếp) cho bài văn tả cây phượng, cây hoa mai hoặc cây dừa.

a) Cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em.

b) Trước sân nhà, ba em trồng một cây hoa mai.

c) Đầu xóm có một cây dừa.

Đoạn văn tham khảo:

a) Cây phượng: Sân trường em trồng rất nhiều các loại cây bóng mát. Chúng đứng thành từng hàng thẳng tắp, xòe tán rộng che bóng mát khắp cả sân trường. Nhưng có lẽ chỗ gốc cây cổ thụ thu hút nhiều lũ trẻ chúng tôi nhất vẫn là cây phượng già. Hoặc: "Cầm những con bướm ép màu huyết dụ, đẹp như những con bướm trong tranh vẽ mà chị Hai đưa cho. Lật qua, lật lại, bỗng em reo lên: - A! Em biết rồi! Chị ép bằng những cánh phượng vĩ phải không? - Giỏi lắm! Em biết chị nhặt những cánh phượng ở đâu không? Ngay sân trường em hôm đi đón em đây. Thấy cánh phượng rơi, sực nhớ đến cách đây mấy năm, trước lúc từ biệt mái trường lớp chị trồng cây phượng này để kỉ niệm một thời đã học ở đây. Nhặt những cánh phượng rơi mà lòng chị bồi hồi xao xuyến... Mới đó mà đã tám năm rồi". Cây phượng ở sân trường em có lai lịch vậy đó.

>> Chi tiết: Viết đoạn mở bài gián tiếp cho bài văn tả cây phượng

b) Cây hoa mai: "Vườn kiểng nhà em có nhiều loài cây quí lắm: nào là thiên tuế, chiếu thủy, cây si, bồ đề, nguyệt quế... Loài nào cũng có. Nhưng mọi người đều khen cây mai có giá trị nhất. Thú thật nhìn cây mai, em cũng chẳng biết nó có giá trị đến cỡ nào. Hôm trước Tết, độ vài tháng, ba thuê người đào lên đặt mào cái chậu kiểng để ngay trước sân nhà. Đó là cây mai nội em trồng đã hơn năm mươi năm nay".

>> Chi tiết: Viết đoạn mở bài gián tiếp cho bài văn tả cây hoa mai

c) Tả cây dừa: Chiều chiều, em thường cùng bố mẹ đi dạo mát ở bờ biển, ở đây có nhiều cảnh đẹp mà em yêu, thích nhất là được ngồi dưới gốc những cây dừa nhìn ra .biển cả, tận hưởng những ngọn gió từ đại dương thổi vào. Những cây dừa trở thành người bạn thân thiết của em từ lúc nào không biết nữa.

>> Chi tiết: Viết đoạn mở bài gián tiếp cho bài văn tả cây dừa

Câu 3 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 75

Quan sát một cây mà em yêu thích và cho biết:

a. Cây đó là cây gì?

b. Cây được trồng ở đâu?

c. Cây do ai trồng, trông vào dịp nào (hoặc: do ai mua, mua vào dịp nào)?

d. Ấn tượng chung của em khi nhìn cây đó thế nào?

Đáp án

a) Cây đó là cây gì?

- Đó là cây bông giấy có hoa màu hồng thắm.

b) Cây được trồng ở đâu?

- Cây được trồng ở sát cột cổng.

c) Cây do ai trồng, vào dịp nào?

- Cây do bố em trồng vào dịp tết năm xưa.

d) Ấn tượng chung của em khi nhìn cây đó?

- Ấn tượng chung của em về cây đó: em rất thích cây bông giấy vì nó lớn rất nhanh và luôn rực rỡ hoa. Khi mà các loài hoa xuân đã tàn hết thì những chùm bông giấy vẫn đua nhau nó đều thật là đẹp mắt.

Câu 4 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 75

Dựa vào các câu trả lời ở trên, hãy viết một đoạn mở bài, giới thiệu chung về cây mà em định tả.

Đoạn văn tham khảo: Xuân về, trăm hoa đua nở. Mỗi loài hoa có mỗi sắc màu. Mỗi loài hoa mang một vẻ đẹp khác nhau. Nhưng em thích nhất là cây bông giấy.

Tham khảo chi tiết: Viết mở bài về loài cây em yêu (30 mẫu)

>> Bài tiếp theo: Tập đọc lớp 4: Thắng biển

Trên đây là toàn bộ Hướng dẫn giải phần Tập làm văn SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 75. Các lời giải cho từng bài tập giúp các em học sinh củng cố viết mở bài cho bài văn miêu tả cây cối.

Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 và Vở bài tập Toán 4 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi giữa học kì 2 lớp 4 , các môn theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập mới nhất.