Hồ lớn nhất campuchia có tên là gì năm 2024

Tonle Sap là hồ nước ngọt lớn nhất của Đông Nam Á, cũng là khu dự trữ sinh quyển quan trọng trên thế giới. Cùng tìm hiểu về Biển Hồ lớn nhất của du lịch Campuchia này nhé!

Giới thiệu Biển hồ Tonle Sap

Tonle Sap hay còn được biết đến là biển hồ Campuchia, là hệ thống thủy lợi được kết hợp giữa sông và hồ. Tonle Sap là hồ nước ngọt lớn nhất của Đông Nam Á cũng năm 1997 được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Hồ lớn nhất campuchia có tên là gì năm 2024
Tonle Sap là biển hồ lớn nhất ở Đông Nam Á

Tên gọi của biển hồ cũng mang nghĩa sông nước ngọt lớn nhưng du khách cũng như người dân nơi đây quen gọi là Hồ lớn hay Biển hồ, chỉ sự rộng lớn của Tonle Sap mênh mông không nhìn thấy bờ.

Khám phá biển hồ lớn nhất Đông Nam Á – Tonle Sap

Tonle Sap cách trung tâm Siem Riep khoảng 25km. Vào mùa khô (tháng 10 đến tháng 5) hồ ít nước, nông và hẹp hơn, độ sâu chỉ chừng 1met, diện tích lòng hồ chỉ còn 10 ngàn km2. Nhưng vào mùa mưa bắt đầu từ tháng 6, dòng Mekong đổ nước vào Tonle Sap khiến biển hồ dâng cao, diện tích hồ tăng lên 16 ngàm km2, sâu đến 9m và có thể làm ngập lụt đồng ruộng và rừng cây trong khu vực gần đó.

Hồ lớn nhất campuchia có tên là gì năm 2024

Với sự thay đổi về mùa nước của Tonle Sap, mà nơi đây có hệ sinh thái đa dạng và vô cùng phong phú, đặc biệt biển hồ có lượng cá lớn khá lớn trên thế giới với nhiều loại cá như cá lóc đồng, cá trê trắng, cá leo, cá thát lát, ét mọi, cá chài,… Ngư nghiệp trên hồ là nghề nghiệp nuôi sống 3 triệu người ven sông và cung cấp đến 75% sản lượng cá nước ngọt cho người dân trong nước.

Quanh khu biển hồ tập trung cộng đồng người Việt và Chăm, sinh sống ở các làng nổi (sống trên thuyền) trên lòng hồ.

Nhờ có Tonle Sap mà Mekong đã bớt một phần lũ lụt vào mùa mưa, bù lại trong mùa khô 50% lượng nước sông Cửu Long cũng được Tonle Sap đổ vào.

Hồ lớn nhất campuchia có tên là gì năm 2024
Làng nổi lênh đênh trên hồ Tonle Sap

Du khách có thể du lịch Cambodia tham quan biển hồ bằng thuyền gỗ vào mùa nước nổi, khám phá cuộc sống các ngư dân ở làng nổi, và tìm hiểu về hệ sinh thái phong phú nơi đây.

Thậm chí, gặp gỡ những người Việt Nam đang sinh sống, mưu sinh trên Tonle Sap, những người dân nghèo khổ, không được ăn học tử tế, tài sản chỉ là những dụng cụ thô sơ đánh bắt cá qua ngày,… nhưng họ đón tiếp du khách tham quan một cách chân thành nhất và thân thiện nhất. Du khách tới đây được chào đón như những người bạn thân quen lâu năm của người dân trên hồ Tonle Sap.

Hồ lớn nhất campuchia có tên là gì năm 2024
Khung cảnh yên bình trên hồ Tonle Sap

Trở thành điểm đến thú vị tại Campuchia, du khách trong nước đặc biệt khách nước ngoài đều khá hào hứng với tour ngắm cảnh trên thuyền, từ chiếc thuyền gỗ lướt trên hồ du khách được ngắm nhìn khung cảnh xung quanh hai bên hồ là những rừng cây xanh bạt ngàn, đồng thời được thả mình vào bầu không khí trong lành của Tonle Sap.

Di chuyển đến Tonle Sap:

Biển hồ cách trung tâm thành phố chừng 30 phút chạy ô tô, du khách có thể chọn lựa xe buýt để di chuyển đền vùng cửa sông hoặc đạp xe ngắm cảnh ven bờ.

Nhưng những năm gần đây, họ dần phải lên bờ tìm cuộc sống mới khi biển hồ ngày càng cạn kiệt cá mú và những xóm bè ngày càng lạc lõng, khó khăn...

Biển hồ Tonle Sap, hồ nước ngọt rộng lớn nhất Đông Nam Á, có chu vi vắt qua 5 tỉnh của Campuchia (Pursat, Battambang, Siem Reap, Kampong Thom, Kampong Chhnang), còn là khu vực sinh sống của rất đông người gốc Việt ở Campuchia. Họ sống trên những căn nhà nổi, quần tụ ven các cánh rừng, hoặc gần những con sông chảy ra Biển hồ.

Có từng đến Biển hồ những năm đầu thập niên 1980, mới hiểu vì sao nhiều bà con người Việt tụ về đây sinh sống. Bởi cá mú nhiều quá, nhiều đến mức như thọc tay xuống cũng có thể bắt được, chỉ vài mẻ lưới là xuồng chở không hết.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Dũng (cựu quân y sư đoàn 303, sang tình nguyện chiến đấu, giúp nước bạn Campuchia)

Người Việt lâu đời ở Campuchia

Các thư tịch cổ đều kể người Việt và người Khmer ở Campuchia đã cùng chung sống từ xa xưa ở dải đất phía Nam này. Người Việt có mặt đông nhất ở Campuchia vào thời kỳ Pháp thuộc, chiếm đến 70% nhân lực ngành công nghiệp cao su và thường chịu nhiều thiệt thòi trong những giai đoạn lịch sử trầm luân của nước này.

Từ năm 1970 - 1975, chính quyền Cộng hòa Campuchia do ông Lon Nol đứng đầu đã sát hại hàng ngàn người Việt ở Campuchia và buộc hồi hương gần 170.000 người Việt. Chính quyền Lon Nol chấp nhận cho Hải quân Việt Nam cộng hòa đưa tàu sang chở hàng trăm ngàn người gốc Việt hồi hương. Người gốc Việt sau năm 1975 từ gần 600.000 người xuống chỉ còn 200.000 người.

Thời Khmer Đỏ, người gốc Việt lại tiếp tục bị sát hại. Các tài liệu của Campuchia ghi nhận đã có trên 170.000 người gốc Việt bị Khmer Đỏ lùa sang Việt Nam. Đặc biệt, rất nhiều người gốc Việt ở lại phần bị giết, bị đói, bệnh tật mà chết.

Ông Vũ Mạnh Hà, cựu sĩ quan QĐND Việt Nam trong đoàn quân sang giúp Campuchia khỏi ách Khmer Đỏ, nhớ lại sau khi Khmer Đỏ bị đánh bại, người ta chứng kiến một làn sóng người gốc Việt trở lại Campuchia.

"Lúc đó là Campuchia sau thời Khmer Đỏ, cái gì cũng thiếu. Từ nhu yếu phẩm cho đến thiếu anh thợ hớt tóc, anh thợ hồ, chị thợ may... Trong những tháng năm xây dựng lại đất nước Campuchia sau khi bị Khmer Đỏ tàn phá, chính những người Việt sang giúp đất nước Campuchia làm lại từ đầu" - ông Hà kể.

Ông Châu Văn Chi, chủ tịch Tổng hội Khmer - Việt Nam, nhớ lại: "Nền kinh tế Campuchia phát triển được như ngày nay, cộng đồng người Việt ở đây có công rất lớn. Khi Campuchia được giải phóng khỏi Khmer Đỏ bị thiếu thốn đủ thứ, người Việt vừa làm vừa hỗ trợ cho nước bạn đến khi họ tự đáp ứng được nhu cầu của mình".

Hồ lớn nhất campuchia có tên là gì năm 2024

Trẻ em ở Biển hồ Tonle Sap chập chững đã biết nghề cá

Khi Biển hồ kiệt cá

Ở Biển hồ Tonle Sap, khi đất nước Campuchia qua nạn diệt chủng, người Việt chạy loạn khắp nơi lại quay về đây như quê hương thứ hai khó lìa xa. Lý giải điều này, ông Chanhty Jutha, một nhà nghiên cứu ở Phnom Penh, cho rằng với không ít người gốc Việt, Biển hồ nhiều tôm cá còn là quê hương chôn nhau cắt rốn, là nơi ông bà họ nằm xuống...

"Lối sống truyền thống trên mặt nước từ lâu đã trở thành đặc trưng văn hóa của cộng đồng người gốc Việt ở Campuchia. Người Việt đã gắn bó với con thuyền và sông nước từ thế hệ này sang thế hệ khác. Không chỉ nhờ dòng sông để đi lại, buôn bán mưu sinh, người dân thường dùng chiếc bè nuôi thủy sản và làm nhà ở.

Rồi nhiều nhà ghe, nhà bè cùng quần tụ, lập lên những làng nổi, làng chài, xóm chài trên sông. Lối sống lâu đời đó ăn sâu vào tâm trí người dân khi hầu hết sinh hoạt đều lấy chiếc ghe và sông nước làm chính. Ngôn ngữ sinh hoạt mang dấu ấn sông nước một cách hết sức tự nhiên và gần gũi" - vị chuyên gia này nói.

Theo số liệu mới nhất của cơ quan hữu trách ở Campuchia, hiện có khoảng 8.000 hộ người gốc Việt sinh sống trên mặt nước (mặt sông và Biển hồ), trong đó hơn một nửa (khoảng 4.500 hộ) sống trên các nhà bè, ghe trên Biển hồ.

Mỗi khi đến Biển hồ, chúng tôi thường bắt đầu từ cửa ngõ Kampong Luong, (huyện Krako, tỉnh Pursat). Ở đây có con đường bộ từ tỉnh lỵ vắt qua mé Biển hồ. Nơi đây một thời được gọi là "thành phố nước" với gần 1.000 nhà bè san sát nhau. Những "khu phố nổi" này cứ di chuyển liên tục trong năm. Đến mùa nước lên, cư dân chống... nhà lên hướng rừng. Mùa nước rút, họ lại di chuyển về hướng lòng Biển hồ.

Ông Lê Hoàng, chủ tịch Hội Khmer - Việt Nam tỉnh Pursat, kể lúc đông đúc, Kampong Luong có 831 nóc gia với 3.314 người sinh sống trong các nhà nổi. Thế nhưng từ năm 2015 đến nay, đáng lẽ dân số sinh sôi theo quy luật thông thường thì dân ở đây đã giảm hơn một nửa. "Biển hồ giờ kiệt cá, kiếm sống khó khăn nên người ta phải tìm nơi khác để mưu sinh" - ông Lê Hoàng nói.

Ông Lê Văn Thảo (55 tuổi), ấp Lung Ren, xã Can Dung, huyện Krako, tỉnh Pursat, tâm sự người gốc Việt ở đây rất mê cá. Họ đi gần xa mặc sức, nhưng tới mùa cá là họ lại trở về Biển hồ. "Nhưng cá cạn kiệt thì đời sống ngày càng khánh kiệt" - ông Thảo thở dài.

"Ở Biển hồ này giờ cái gì cũng có, ngoài con cá" - ngư dân Thảo nói vui chua chát điều không thể ngờ về cái nôi cá nước ngọt. Nước rút, phố nổi Kampong Luong trở thành những căn nhà kẹt chơ vơ trên gò đất. Người Việt ở đây nói họ cũng bị "mắc cạn" khi nguồn sống là cá tôm giờ hiếm hoi. Nguồn sinh kế quan trọng nhất của họ không còn như một thời Biển hồ được ví như vựa cá của Mekong.

Ông Nguyễn Văn Ngàn (54 tuổi) kể mình theo cha mẹ sang Biển hồ này từ nhỏ. Đến giờ, ông không biết "mặt mũi" Việt Nam ra sao. Nhưng ở Biển hồ thì ngày càng "khó sống".

Một thực tế ở Biển hồ Tonle Sap là những thế hệ người gốc Việt di cư hay sinh ra ở đây cũng không nhiều người biết nói và viết chữ Khmer bản xứ.

"Người lớn thì do thời cuộc đã sống nổi trôi, rày đây mai đó. Còn trẻ nhỏ mở mắt ra nhìn trời, úp mặt xuống thấy nước, ít biết đến nơi đâu xa hơn. Chập chững đã có nghề con cá nên không mê học chữ nghĩa, học nghề nghiệp khác để làm gì..." - ông Kim Minh, người sinh sống từ nhỏ ở rạch Le Quyt, Biển hồ, chia sẻ lý do khiến nhiều thế hệ người gốc Việt ở đây sống co cụm, yếu thế, khó hòa nhập với xã hội chung của Campuchia.

"Phải nhìn nhận thực tế là rất nhiều người gốc Việt ở Campuchia không học nhiều. Họ sống an phận với con cá trên Biển hồ, lo hôm nay không biết đến ngày mai. Cho nên những xóm dân ngày trở nên lạc lõng, co cụm, chẳng biết làm gì ngoài nghề cá. Đến khi cá tôm cạn kiệt thì họ mới thấy cảnh khổ" - ông Ngô Văn Ly ở Sa Son (Pursat) tâm sự.

Ông Ly nói để thay đổi, nhiều năm qua ông cố gắng duy trì lớp học cho trẻ em ở khu xóm bè của ông. Nhiều lần lớp học suýt giải tán vì thiếu trường, thiếu thầy, thiếu tiền, nhưng rồi khó khăn cũng vượt qua.

"Sắp tới, tôi mong người Việt ở đây nghĩ xa hơn. Phải có cái nghề để sống chứ không phải bấp bênh, lạc lõng mãi ở Biển hồ" - ông Ly nói.

Ông Châu Văn Chi chia sẻ do tập quán bám mặt nước để sống mà nhiều xóm dân gốc Việt ở Biển hồ sống gần như biệt lập. Bà con sống gần với bản năng và ngại thay đổi. Thế nhưng những năm gần đây, người gốc Việt phải lần lượt rời Biển hồ vì sinh kế khó khăn.

Biển Hồ Campuchia tiếng Anh là gì?

Tonle Sap, hay còn được gọi là Biển Hồ, là một hệ thống kết hợp giữa hồ và sông rộng lớn nổi tiếng ở Campuchia. Biển Hồ còn được mệnh danh là nơi có nhiều cá nước ngọt lớn nhất vùng Mê Kong và được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Biển Hồ có vai trò gì?

Biển Hồ còn là hồ chứa điều tiết tự nhiên góp phần giảm lượng dòng chảy mùa lũ và gia tăng dòng chảy mùa kiệt của sông Mê Công ở vùng đồng bằng châu thổ nói chung và Đồng Bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam nói riêng.

Họ Tonle Sap còn được gọi là hộ gì?

Hồ Tonle Sap thường được gọi là “trái tim” của Campuchia, là một hồ nước ngọt khổng lồ, gần giống như đại dương. Dòng chảy của hồ thay đổi theo mùa và người Campuchia dựa vào đó để trồng trọt và đánh bắt cá trong các mùa khác nhau.

Campuchia có sóng gì?

Sông Mê Kông chảy từ hướng đông bắc xuống và sông Tonle Sap nối với Tonle Sap ở tây bắc. Chúng hợp lưu rồi phân ngay thành 2 dòng nước là sông Mê Kông (tức sông Tiền) và sông Basak (sông Hậu), và chảy độc lập với nhau qua vùng dồng bằng châu thổ tại Campuchia và Việt Nam rồi đổ ra Biển Đông.