Trẻ bị sốt có nên ăn khoai lang

TPO - Khoai lang là món ăn quen thuộc của nhiều người, nhưng với một số người mắc bệnh hoặc ăn khoai lang không đúng cách, không đúng thời điểm, khoai lang lại có thể gây ra những nguy hại khôn lường cho sức khỏe.

Theo Đông y, khoai lang có nhiều tên như cam thử, phiên chử. Củ khoai tính bình, ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt.

Khoai lang có thể chữa được bệnh vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, hành kinh không dều, di tinh, kiết lỵ. Ngoài ra, ăn khoai lang còn có thể phòng cảm cúm, giảm cân, phòng tránh oxy hóa, chống viêm và phòng nhiều bệnh tật khác cho cơ thể. Dù có rất nhiều tác dụng như vậy nhưng với một số người, ăn khoai lang lại có thể gây hại cho sức khỏe cơ thể.

Người bị thận Những người mắc bệnh thận tuyệt dối không nên ăn khoai lang vì trong khoai chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A…, khi thận yếu chức năng loại bỏ lượng kali dư thừa bị hạn chế, sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim.

Người có hệ tiêu hóa không tốt

Những người có hệ tiêu hóa không tốt, thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng không nên ăn nhiều khoai lang vì lúc ăn sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, càng sinh hơi trướng bụng.

Những người mắc bệnh thận tuyệt dối không nên ăn khoai lang vì trong khoai chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A…, khi thận yếu chức năng loại bỏ lượng kali dư thừa bị hạn chế, sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim. Ảnh minh họa: Internet

Không nên ăn khoai sống Bởi vì nếu không bị nhiệt phá hủy thì màng tế bào tinh bột của khoai lang sẽ rất khó tiêu hóa trong cơ thể. Đồng thời khi luộc khoai các enzyme trong khoai sẽ bị phân hủy, vì vậy, sau khi ăn sẽ không xuất hiện tình trạng đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn...

Không nên ăn quá nhiều khoai lang

Dù bạn có thèm khoai lang đến mức nào chăng nữa, cũng chỉ được tự cho phép mình ăn trong giới hạn “dưới ba lạng” khoai lang mà thôi. Bởi khoai lang dễ khiến đường tiêu hóa sản sinh một lượng lớn carbon dioxide (CO2), khi ăn quá nhiều sẽ bị đầy hơi và ợ hơi. Và tốt nhất đừng ăn quá nhiều khi đói và chỉ ăn mỗi khoai lang không, khi đó, dạ dày sẽ dễ dàng kích thích sự bài tiết axit dạ dày, có thể dẫn đến cảm giác khó chịu ở bụng.

Ăn vào buổi tối

Ăn khoai lang buổi tối dễ trào ngược axit, đặc biệt là những người dạ dày yếu hoặc người già tiêu hóa kém, vì sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, cộng với việc ban đêm sự trao đổi chất thấp nên càng khó tiêu hóa dễ dẫn đến mất ngủ. Nên ăn khoai vào bữa sáng kèm theo sữa nguyên kem hoặc sữa chua, thêm chút hạt và rau xanh sẽ là bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Ăn khi đói

Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa. Không nên ăn khoai lang khi đói.

Ăn cả vỏ

Vỏ khoai lang có nhiều chất kiềm, ăn khoai lang rất tốt cho những ai bị táo bón, nhưng ăn cả vỏ khoai lại không tốt cho tiêu hóa. Những vết nâu, đốm đen trên vỏ khoai khi ăn vào có thể bị ngộ độc thực phẩm.

Những người có hệ tiêu hóa không tốt, thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng không nên ăn nhiều khoai lang vì lúc ăn sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, càng sinh hơi trướng bụng. Ảnh minh họa: Internet

Không ăn hồng với khoai lang Khoai lang và quả hồng không nên ăn cùng với nhau, ít nhất nên cách nhau khoảng 5h trở lên. Nếu ăn cùng, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn, phản ứng với chất tannin và pectin trong quả hồng sẽ gây ra sự kết tủa, nghiêm trọng hơn có thể khiến xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày.

Đã ăn khoai thì giảm ăn món chính

Khoai lang chứa một lượng carbohydrates tương đương với cơm, vì vậy, nếu bạn đã ăn khoai thì nên giảm lượng cơm ăn vào trong ngày để không bị quá dư thừa tinh bột. Khi ăn khoai lang, các chất trong khoai sẽ dễ dàng tạo ra một lượng lớn khí trong đường tiêu hóa, có thể dẫn đến đầy bụng và ợ hơi, vì vậy, nếu bạn vẫn ăn cơm bình thường thì chỉ nên ăn thêm khoảng 100-200g khoai lang. Điều này sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.

Nên ăn khoai lang kết hợp với rau quả

Nếu bạn chỉ ăn mỗi khoai lang riêng biệt thì sẽ không đủ sự đa dạng dinh dưỡng. Hàng ngày khi ăn khoai lang, nên cố gắng kết hợp ăn thêm các loại rau xanh và trái cây, thực phẩm thuộc nhóm chất đạm để đảm bảo một bữa ăn đầy đủ chất. Ngoài ra, sự kết hợp giữa khoai lang và thực phẩm khác sẽ giúp cho bạn nhận được nhiều hơn những lợi ích sức khỏe kèm theo. Ví dụ, khi ăn khoai, có thể ăn thêm món thịt lợn, giúp làm tăng khả năng hấp thụ, có thể thúc đẩy sự hấp thu chất carotenoid tan trong chất béo và vitamin E. Khi ăn khoai với một số món ăn mặn có thể điều chỉnh hương vị, giảm axit dạ dày và loại bỏ sự khó chịu của dạ dày do tích tụ khí.

Một số điểm lưu ý khi dùng khoai lang: 1. Để có tác dụng bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng. Để giải cảm và chữa táo bón phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng. 2. Không nên dùng khoai lang (củ và rau) lúc quá đói vì khi đó đường huyết đã thấp, lại làm hạ thêm gây mệt mỏi. 3. Không ăn thường xuyên rau lang vì chứa nhiều canxi có thể gây sỏi thận.

4. Nên ăn kèm khoai lang với đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.


Khi trẻ nhỏ bị sốt lâu ngày, cơ thể sẽ mệt mỏi và suy yếu, dẫn tới tình trạng chán ăn. Đó là lý do tại sao thời gian hồi phục sức khỏe của bé có thể lâu hơn bình thường. Vậy trẻ bị sốt nên ăn gì để nhanh chóng khỏi bệnh? Bố mẹ hãy nhanh chóng bổ sung những món ăn dưới đây vào khẩu phần ăn uống hàng ngày của trẻ để giúp bé có thể chống lại những cơn khó chịu do sốt mang lại nhé!

1. Trẻ bị sốt nên ăn gì để mau khỏe? – Cháo đậu xanh

Trẻ bị sốt nên ăn gì là thắc mắc chung của rất nhiều ông bố, bà mẹ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cháo đậu xanh là một trong những món ăn giúp trẻ hạ sốt cực kỳ hiệu quả. Mặc dù đây chỉ là một món ăn đơn giản nhưng nó lại là thần dược giúp trẻ bớt nhạt miệng. Không chỉ vậy, cháo đậu xanh còn có thể trị được chứng chán ăn và lười nhai ở trẻ nhỏ.

Vì vậy, bố mẹ hãy nấu cho trẻ một nồi cháo đậu xanh nhỏ thật ngon và bổ dưỡng khi con bị sốt nhé. Bởi lẽ cháo sẽ cung cấp thêm năng lượng cho trẻ, còn đậu xanh có công dụng kháng viêm nên sẽ giúp bé giảm sốt nhanh chóng.

Trẻ bị sốt nên ăn gì là thắc mắc của nhiều mẹ

2. Sinh tố hoa quả

Trẻ sẽ luôn có cảm giác chán ăn mỗi khi bị sốt. Tuy nhiên, nếu trẻ cứ tiếp tục không chịu ăn uống gì thì cơ thể sẽ càng mệt mỏi và lâu khỏi bệnh hơn. Do đó, bố mẹ hãy làm những món ăn vừa ngon miệng, vừa đẹp mắt để kích thích vị giác của trẻ nhé. Một ly sinh tố hoa quả thơm ngon là một gợi ý tuyệt vời cho trẻ bị sốt đấy.

Lúc này, bố mẹ có thể dùng những loại trái cây tươi tốt cho sức khỏe của con như cam, táo, dâu tây, xoài,… xay nhuyễn rồi cho thêm một chút sữa đặc, sữa chua, nước cốt dừa, sữa tươi,… Một ly sinh tố hoa quả vừa thơm ngon, bắt mắt và béo ngậy chắc chắn sẽ kích thích sự thèm ăn của trẻ.

Vì sữa chua có chứa probiotic, rất tốt cho hệ miễn dịch của con nên bố mẹ đừng quên cho vào ly sinh tố hoa quả nhé. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể cho trẻ ăn sữa chua trực tiếp cũng rất tốt cho sức khỏe của con.

3. Cam

Khi đi thăm những người bị ốm, chúng ta thường hay mua thêm một ít cam tươi để làm quà để chúc cho người bệnh mau phục hồi sức khỏe. Không phải ngẫu nhiên mà người ta làm vậy bởi lẽ họ làm vậy là vì có lý do.

Về cơ bản, cam rất giàu vitamin C nên rất tốt cho hệ miễn dịch của bé. Cam có công dụng tuyệt vời giúp bù đường, nước và lượng calo mà cơ thể của bé cần để phục hồi sức khỏe.

Do đó, khi trẻ bị sốt, bố mẹ hãy gọt cam và động viên để bé ăn nhé. Hoặc bố mẹ cũng có thể pha nước cam để con dễ hấp thu hơn. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên nhớ một điều là vì cam có tính axit nên không được cho con ăn lúc đói nhé. Tốt nhất, bố mẹ hãy dỗ con ăn một chút cháo rồi sau đó cho bé uống một ly nước cam để tráng miệng.

Bố mẹ nên cho trẻ uống nước cam khi bị sốt

4. Trẻ bị sốt nên cho ăn súp gà

Súp gà có công dụng kháng viêm và cực kỳ bổ dưỡng nên bố mẹ hãy cố gắng dành thời gian để nấu món ăn này cho con ăn nhé. Tuy nhiên, để khiến trẻ có cảm giác ngon miệng hơn khi ăn, bố mẹ có thể nấu súp gà rồi để nguội. Sau đó cho súp gà vào trong tủ lạnh hoặc để ở nhiệt độ phòng cho món ăn này đông lại.

Khi súp gà đông lại nhìn sẽ giống như những miếng thạch rau câu. Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy vô cùng thích thú và chăm ăn hơn hẳn.

5. Cho trẻ uống Oresol kết hợp cùng với nước trái cây

Oresol có công dụng giúp bù lại lượng nước đã mất cho cơ thể và hạ sốt nhanh chóng. Tuy nhiên, rất nhiều trẻ lại không thích mùi vị của loại thuốc này vì nó rất khó uống. Vì vậy, cách xử trí tốt nhất là bố mẹ hãy pha Oresol cùng với nước trái cây.

Lúc này, nước trái cây sẽ có tác dụng át đi mùi vị khó uống của Oresol, đồng thời còn bổ sung thêm vitamin cho cơ thể. Sự kết hợp tuyệt vời này sẽ giúp cơn sốt của trẻ dịu đi nhanh chóng.

6. Cho trẻ bị sốt uống nước dừa

Nước dừa có công dụng tuyệt vời như Oresol, giúp cung cấp chất điện giải, vitamin C và kali,… rất tốt cho những trẻ đang bị sốt. Vitamin C có trong nước dừa sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh. Do đó, bố mẹ nên thêm nước dừa vào trong danh sách những loại thực phẩm trẻ bị sốt nên ăn và nên uống nhé!

7. Bột yến mạch

Bột yến mạch rất giàu protein, chất béo, vitamin và các loại khoáng chất cần thiết nên bố mẹ hãy cho con ăn loại thực phẩm này vào bữa phụ nhé. Ngoài ra, để tạo cảm giác ngon miệng hơn cho trẻ, bố mẹ cũng có thể cho con ăn bột yến mạch cùng với sữa và bánh ngũ cốc,…

Bố mẹ nên cho trẻ ăn bột yến mạch vào bữa phụ

8. Bánh quy được làm từ lúa mì

Bánh quy được làm từ lúa mì là loại thực phẩm có công dụng tuyệt vời, giúp trẻ bị ốm, sốt nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Vì lúa mì là loại thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa nên bố mẹ hãy lựa chọn các loại bánh quy được chế biến từ lúa mì để làm bữa phụ cho con nhé.

9. Kem trái cây trộn với sữa chua

Khi trẻ bị ốm sốt, rất nhiều ông bố, bà mẹ cấm không cho con ăn kem vì nghĩ rằng bé sẽ bị đau họng và sốt cao hơn. Tuy nhiên, trên thực tế thì kem không chỉ là món ăn được trẻ em vô cùng yêu thích mà nó còn có công dụng giúp hạ nhiệt độ tức thì khi bé đang bị sốt.

Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên nhớ là những loại kem này là do tự tay nhà làm bằng các loại nguyên liệu tốt cho sức khỏe của trẻ, chứ không phải là kem mua ở ngoài hàng nhé. Theo đó, bố mẹ chỉ cần xay nhuyễn loại trái cây mà trẻ thích rồi đổ một lớp nước trái cây, một lớp sữa chua rồi lại thêm một lớp nước trái cây nữa vào khuôn làm kem.

Sau đó cắm một chiếc que kem vào giữa để làm tay cầm. Kế tiếp, bố mẹ cho những que kem này vào ngăn đá của tủ lạnh rồi để qua đêm. Trước khi cho con ăn, bố mẹ hãy để kem ra ngoài cho bớt lạnh để tránh viêm họng cho bé nhé!

Hy vọng bài viết của chúng tôi ở trên đây đã giúp các bậc làm cha mẹ giải đáp được thắc mắc “Trẻ bị sốt nên ăn gì để mau phục hồi sức khỏe?”. Tốt nhất, khi thấy con có triệu chứng bị sốt, bố mẹ hãy nhanh chóng đưa con tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời cũng như tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp nhé.

Video liên quan

Chủ đề