Trần văn hoài là ai

PhươngTrần Hôm nay đi làm về trễ, mình lười ăn cơm quá nên ghé vô đây ăn một tô hủ tiếu mì khô rồi về ngủ luôn. Quán nằm ở giữa con đường Trần Văn Hoài, mọi người ăn đông lắm nên chạy ngang là dễ nhìn thấy lắm. ...

Khu vực bố trí chợ rộng rãi, thoáng mát, bảo đảm các điều kiện an toàn phòng, chống dịch, người mua lẫn người bán phải tuân thủ 5K.

Sáng 20/7, Giám đốc Sở Công thương TP Cần Thơ Hà Vũ Sơn cho biết, đã thực hiện thí điểm khá hiệu quả mô hình “đưa chợ ra phố” trong thời gian giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19. Đến thời điểm hiện tại, đã có 5 địa điểm tổ chức “đưa chợ ra phố và kết hợp bán hàng bình ổn giá” trên địa bàn TP Cần Thơ, như: thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền; Đình thần Bình Thủy, quận Bình Thủy; Trung tâm Hội chợ triễn lãm và Xúc tiến thương mại TP Cần Thơ trên đường Lê Lợi, phường Cái Khế; đường Trần Văn Hoài, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều và tại Trường Đại học Cần Thơ.

“Chợ ra phố” mới nhất là trên đường Trần Văn Hoài vừa được đưa vào hoạt động sáng nay. Cả tuyến đường dài hàng trăm mét và rộng rãi nhưng chỉ được bố trí 16 gian bán hàng. Doanh nghiệp tham gia vào chợ này phải đăng ký với sở Công Thương và niêm yết giá công khai. Chợ sẽ hoạt động từ sáng đến chiều và liên tục trong suốt thời gian giãn cách xã hội, bảo đảm cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân”, ông Hà Vũ Sơn nói.

Ghi nhận tại điểm chợ trên đường Trần Văn Hoài, các gian hàng bố trí cách xa nhau khoảng 10m. Mỗi gian hàng đều niêm yết giá bán công khai, giăng dây, vẽ ô - vị trí đứng cho từng người mua, mỗi ô cách nhau 2m. Còn hàng hóa sau khi được cân, được cho vào một cái rổ, người mua chỉ việc đến bên chiếc rổ lấy hàng và trả tiền vào một chiếc rổ khác kề bên.

Tại các điểm bán hàng đều có cán bộ khu vực, phường và lực lượng công an tham gia giám sát, nhắc nhở người dân bảo đảm khoảng cách, đeo khẩu trang và giữ gìn an ninh trật tự. Tuy nhiên, lượng người đến chợ cũng lưa thưa, không tập trung nên người dân khá yên tâm mua sắm.

Còn tại điểm bán hàng bình ổn bên trong khuôn viên Trường Đại học Cần Thơ cũng có đầy đủ rau, củ, thịt, cá phục vụ cho hơn 2.300 giảng viên, giáo viên và 1.200 sinh viên phải ở lại trú tại ký túc xá trường vì dịch bệnh không thể về quê. Không chỉ là chợ bán hàng bình ổn giá, mà còn có một số mặt hàng được giảm giá bán nhằm hỗ trợ và chia sẻ khó khăn với sinh viên trong thời dịch bệnh. Bên cạnh đó, các chợ này đều có triển khai bán hàng online và ship hàng tận nhà. 

Hiện, tất cả các chợ truyền thống, chợ đầu mối trên địa bàn TP Cần Thơ đều bị tạm dừng hoạt động. Bởi trước đó, một tiểu thương tại chợ đầu mối Tân An, phường Tân An, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ phát hiện dương tính với virut SARS-CoV-2 và lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Đáng nói, tiểu thương này lại có lịch trình di chuyển phức tạp và tiếp xúc rất nhiều người khiến dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP Cần Thơ diễn biến phức tạp và nghiêm trọng.

Để chủ động kiểm soát, ứng phó với tình hình dịch bệnh, Ủy ban nhân dân TP Cần Thơ đã quyết định thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 từ 0 giờ ngày 12/7 ở hai quận Ninh Kiều và Cái Răng. Từ đó, áp lực cung ứng hàng hóa nhu yếu phẩm đều trông cậy vào các siêu thị, cửa hàng tiện ích… khiến tình trạng khan hiếm hàng hóa vào những ngày đầu.

Hiện nay, người dân lại e ngại việc đến các siêu thị mua hàng, vì trước đó tại bốn siêu thị lớn trên địa bàn TP Cần Thơ đều có các ca nhiễm Covid-19, hoặc F0 từng đến siêu thị mua sắm.

Trần văn hoài là ai
Nguồn thịt gà tại chợ rất dồi dào. 

Trần văn hoài là ai
Nhiều loại cá tươi sống cũng có mặt tại chợ. 

Trần văn hoài là ai
Người bán đều mang kính chắn giọt bắn, mang khẩu trang an toàn.

Trần văn hoài là ai
Người mua cũng giữ khoảng cách, đứng theo ô cách nhau 2m. 

Trần văn hoài là ai
Hàng hóa cân xong được cho vào rổ riêng, người mua nhận hàng và trả tiền vào rổ bên cạnh. 

Trần văn hoài là ai
Người đến chợ mua hàng cũng không nhiều nên khá yên tâm.

Trần văn hoài là ai
Tại quầy bán hàng đều có giăng dây để giữ khoảng cách an toàn với người mua. 

Trần văn hoài là ai
Hàng hóa đều niêm yết giá công khai và bình ổn. 

Tập trung khống chế dịch Covid-19 lây lan

QUỐC DŨNG

Trần văn hoài là ai

Copyright ® 2016 - 2022 by InfoDoanhNghiep. All Rights Reserved.

  •  69 km
  •  95 km
  •  98 km
  •  112 km
  •  142 km
  •  154 km
  •  269 km
  •  896 km
  •  913 km
  •  982 km

Cần Thơ có một con đường mang tên Trần Văn Hoài. Tiền Giang cũng có một trường THPT cùng tên. Thoạt nghe qua cứ nghĩ cùng một người nhưng thực tế lại là 2 nhân vật Trần Văn Hoài khác nhau trong lịch sử. Giữa họ có điểm chung là tham gia cách mạng và có công trong kháng chiến chống Pháp. 

Qua nghiên cứu và tìm hiểu, ông Trần Văn Hoài ở Cần Thơ sinh năm 1914 mất năm 1949, quê quán tại Vàm Nhon, làng Thới Thạnh, quận Ô Môn, tỉnh Cần Thơ (cũ). Ông sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho yêu nước, luôn ủng hộ các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp. Ông là người chỉ huy quân sự thao lược đã lãnh đạo giành thắng lợi trong nhiều trận chiến quan trọng của địa phương; có nhiều đóng góp trong công tác chỉ đạo cách mạng từ cấp quận, đến cấp tỉnh, rồi cấp trung đoàn, liên trung đoàn chống Pháp. Ông Trần Văn Hoài đã đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng: Trưởng Ban cán sự Đảng bộ quận Ô Môn; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến tỉnh Cần Thơ; Chỉ huy trưởng Chi bộ 21 chịu trách nhiệm hoạt động vùng Long Châu Hà (Long Xuyên - Châu Đốc - Hà Tiên); Trung đoàn Trưởng Trung đoàn 122 hoạt động địa bàn Cần Thơ - Rạch Giá; Liên Trung đoàn trưởng, Trung đoàn 122, 124.

Trần văn hoài là ai

Chân dung Trần Văn Hoài, người chỉ huy quân sự tài ba, thao lược đất Tây Đô. (Đình Phong chụp lại)

Dù qua đời khi còn rất trẻ nhưng ông có nhiều đóng góp lớn cho cách mạng Cần Thơ và khu vực Tây Nam bộ. Ông là chỉ huy quân sự tài năng, đầy sáng tạo. Dù chưa qua trường lớp đào tạo chính quy, nhưng với kinh nghiệm thực tiễn và sự dũng cảm, ông đã tổ chức đánh thắng nhiều trận quan trọng. Đồng thời, ông còn là cán bộ chính trị giỏi, thường xuyên bồi dưỡng, giác ngộ chính trị và kỹ thuật cho chiến sĩ. Đặc biệt, ông vận động quần chúng rất tốt, hành quân đến đâu giúp địa phương gầy dựng cơ sở đến đó, xây dựng quân đội thật sự là quân đội của nhân dân, “ở dân thương đi dân nhớ”.

Trần văn hoài là ai

Đình Phong chụp lại

Trong khí đó, nhân vật Trần Văn Hoài được Tiền Giang đặt tên cho trường THPT tại huyện Chợ Gạo, sinh năm 1872, hy sinh năm 1947, còn có tên khác là Trần Vĩnh Hoài. Vì ông từng là Hương trưởng nên còn gọi Hương trưởng Hoài.

Ông là người làng Bình Ninh, tổng Hòa Hảo, tỉnh Mỹ Tho (nay là xã Bình Ninh, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang). Ông là người nhiệt tình, yêu nước và đã tham gia nhiều phong trào kháng chiến chống Pháp. Nhiều lần bị địch bắt giam nhưng mãn hạn tù ông lại tiếp tục hoạt động cách mạng. Đến năm 1940 ông là Quận ủy viên Quận ủy lâm thời Chợ Gạo. Nhà của ông là nơi lưu trú và tụ họp của nhiều sĩ phu yêu nước, nhân vật lịch sử quan trọng, như: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Trần Văn Giàu, Hà Huy Giáp… Đây còn là nơi diễn ra hội nghị thành lập Xứ ủy lâm thời Nam kỳ (1943) do ông Trần Văn Giàu làm Bí thư. Tháng 5-1945 Xứ ủy Nam kỳ triệu tập hội nghị toàn xứ tại đây và đã đề ra các hoạt động chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8-1945. Ngày 10-5-1947, ông bị địch phục kích bắn, hy sinh khi trên đường đi công tác, lúc vượt qua lộ Đông Dương (nay là quốc lộ 1A) đoạn thuộc xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Ông được công nhận là Liệt sĩ.

Trần văn hoài là ai

Chân dung cụ Trần Văn Hoài - người có nhiều công lao, đóng góp cho cách mạng tỉnh Tiền Giang.  (Đình Phong chụp lại)

Ngôi nhà của ông Hoài là địa chỉ lịch sử của Tiền Giang. Giáo sư Trần Văn Giàu cũng nhiều lần nhắc đến ông Trần Văn Hoài. Trong hồi ký của Giáo sư có đoạn viết “Dù vật đổi sao dời mà lòng chúng tôi vẫn sắt son với Bác Hương trưởng Hoài và đồng bào Tân Thuận Bình”, hay đoạn “Gia đình ông Trần Văn Hoài là nơi tin cậy của Đảng, là cái nôi của những năm đấu tranh cách mạng”. Giáo sư Trần Văn Giàu cũng viết trong hồi ký rằng nhà của ông Trần Văn Hoài là nơi ở của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc sau khi thôi hốt thuốc ở Sài Gòn và từ đây cụ Nguyễn Sinh Sắc đi về Cao Lãnh sống tại đó cho đến cuối đời.

Trường hợp có hai nhân vật lịch sử cùng tên, cùng được dùng tên đặt tên đường, tên trường thực sự là hiếm gặp. 

ĐÌNH PHONG