Tóm tắt các tác phẩm văn xuôi lớp 12 năm 2024

1/ Về lai lịch : Tnú là người Strá, mồ côi cha mẹ từ rất sớm, được dân làng Xô Man cưu mang- đùm bọc. (Đúng như lời cụ Mết nói :”…đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”)

2/ Phẩm chất, tính cách: - Tnú đã giác ngộ cách mạng và làm liên lạc cho cách mạng từ nhỏ,thông minh, gan dạ, giàu tự trọng... ( vào rừng cùng Mai tiếp tế cho các cán bộ;làm liên lạc, giặc vây các ngả đường thì xé rừng mà đi, qua sông lựa chỗ thác mạnh mà bơi, “vì chỗ nước êm thằng Mĩ hay phục”.- Bị giặc bắt thì nuốt luôn cái thư vào bụng, bị tra tấn không khai; một mình xông ra giữa vòng vây của kẻ thù trong tay không có vũ khí; bị giặc bắt, bị đốt mười đầu ngón tay vẫn không kêu than...- Học chữ thua Mai thì lấy đá đập vào đầu -> lòng tự trọng và ý chí quyết tâm cao. Phẩm chất anh hùng là cơ sở để làm nên hành động anh hùng của Tnú. - Một người biết vươn lên mọi đau đớn và bi kịch cá nhân +Bản thân 2 lần bị giặc bắt, bị tra tấn dã man( tấm lưng chằng chịt những vết chém, hai bàn tay bị đốt mỗi ngón chỉ còn lại hai đốt; vợ con bị giặc giết hại...) Tnú không khuất phục, kiên cường, bền gan gia nhập bộ đội để cầm súng bảo vệ dân làng, quê hương, đất nước. - Là người có ý thức và tinh thần kỷ luật cao: Xa bản làng ba năm, tuy nhớ nhà, nhớ quê hương, nhưng phải được cấp trên cho phép anh mới về và chỉ về đúng một đêm như qui định trong giấy phép. - Là một người giàu tình yêu thương người thân và quê hương bản làng: + Yêu thương vợ con: Chứng kiến cảnh vợ con bị kẻ thù tra tấn dã man anh không kìm được nỗi đau đang đốt cháy lòng mình: “anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay. Anh chồm dậy (...) ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”--->Yêu thương – căm thù đốt cháy trong hai con mắt - một chi tiết dữ dội, bi thương. + Yêu bản làng, yêu quê hương đất nước: Trên đường trở về thăm làng, Tnú nhớ từng gốc cây, nhớ tiếng chày giã gạo....cũng chính vì tình yêu quê hương mà Tnú đã tham gia là cách mạng, chịu nhiều đau thương....vì sự yên bình của quê hương, đất nước. Tnú là một nhân vật tư tưởng có sôi lôi cuốn không chỉ bởi tính triết lý mà còn bởi tính triết lý mà còn bởi tính trữ tình, tính hình tượng. - Đặc biệt hình ảnh bàn tay Tnú là chi tiết nghệ thuật giàu sức ám ảnh : Bàn tay ấy cũng có một cuộc đời: + Đó từng là bàn tay trung thực và tình nghĩa, từng cẩm phấn viết chữ anh Quyết dạy cho, từng cầm đá đập vào đầu khi quên chữ, từng đặt lên bụng mình mà nói “Cộng sản ở đây này”, từng được Mai cầm bàn tay ấy mà khóc khi Tnú thoát ngục trở về ..... + Khi giặc đốt 10 đầu ngón tay, bàn tay thành chứng tích của tôi ác và lòng hận thù. Hận thù đã khiến bàn tay Tnú thành bàn tay quả báo (mười ngọn đuốc từ ngón tay Tnú đã châm bùng lên ngọn lửa nổi dậy của dân làng Xô Man; bàn tay chỉ còn hai đốt mỗi ngón vẫn cầm giáo, cầm súng lên đường trả hận....

3/ Đánh giá chung về nhân vật : - Câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú - cuộc đời của một con người mang ý nghĩa cuộc đời của một dân tộc.Nhân vật Tnú mang đậm tính sử thi – nhân vật ấy gánh nặng số phận lịch sử.- Dù có nhiều dị biệt, Tnú vẫn là kiểu nhân vật sánh vai với các anh hùng trong trường ca Đam San, Xinh Nhã của núi rừng Tây Nguyên. - Tnú là nhân vật trung tâm của truyện. Cuộc đời của Tnú tiêu biểu cho số phận và con đường của các dân tộc Tây Nguyên, từ trong đau thương, phẫn uất quật khởi vùng dậy chiến đấu. - Hình tượng Tnú, với cuộc đời và số phận đầy bi tráng đã thể hiện cụ thể mâu thuẫn không đội trời chung giữa những người dân cách mạng Tây Nguyên với lũ giặc độc ác, man rợ, cắt nghĩa sâu sắc lí do tại sao người Tây Nguyên (và cả đất nước Việt Nam trong thời đại chống Mĩ) lại vùng dậy như thác đổ bão lay quyết chiến đấu để bảo vệ hạnh phúc riêng tư và hạnh phúc cộng đồng

VI. Nhân vật Việt – chiến Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi Chiến và Việt – “khúc hạ nguồn” của dòng sông truyền thống gia đình.

1/ Điểm chung của hai chị em: - Hai chị em cùng sinh ra trong một gia đình chịu nhiều mất mát, đau thương ( cùng chứng kiến cái chết đau thương của ba má do bọn Mỹ gây nên) căm thù giặc sâu sắc nên có cùng ý chí : trả thù cho ba má , cho quê hương và có cùng nguyện vọng được cầm súng đánh giặc. -Tình yêu thương là vẻ đẹp tâm hồn của hai chị em ( tình cảm này được thể hiện sâu sắc và cảm động nhất trong cái đêm chị em chuẩn bị lên đường nhập ngũ) . - Cả hai chị em đều là những chiến sĩ gan góc, dũng cảm . Đánh giặc là niềm say mê lớn nhất của hai chị em và cũng là của tuổi trẻ miền Nam . - Hai chị em có những nét ngây thơ, thậm chí có phần trẻ con ( giành nhau bắt ếch, giành nhau thành tích bắn tàu chiến giặc, giành nhau ghi tên tòng quân..)

2/ Điểm riêng ở từng nhân vật:

a/ Chiến - hơn Việt một tuổi nhưng Chiến người lớn hơn hẳn: - Sinh ra trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh nên Chiến già dặn hơn so với tuổi . - Mẹ mất , Chiến trở thành một người đảm đương tất cả chuyện gia đình ( chuyện ruộng vườn, chuyện nhà cửa, chuyện bàn thờ, chuyện bàn định việc nhà, việc nước với em trai) - Chiến mang hình dáng và tính cách của má Việt ( thân người to và chắc nịch – thân hình của người sinh ra để gánh các, chống chọi, để chịu đựng và chiến thắng; biết lo liệu, toan tính việc nhà ý hệt má…) - Biết nhường nhịn em ; hồn nhiên , trẻ trung , thích làm duyên, ( vào bộ đội, Chiến mang theo chiếc gương soi). - Chiến còn là một cô gái đầy ý thức trách nhiệm với quê hương, đất nước ( yêu thương bà con làng xã, quyết lên đường tham gia chiến đấu vì ý thức trách nhiệm với gia đình và quê hương bằng một tinh thần quyết chiến “Nếu giặc còn thì tao mất”) \=> Chiến là một mẫu nhân vật nữ tiêu biểu cho người phụ nữ Nam Bộ : giỏi giang, hiếu thảo, hết lòng yêu thương gia đình, quê hương .Là người con gái kết tinh trong mình truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

b/ Việt – nhân vật được nhà văn tập trung khắc họa rõ nét nhất từ tâm hồn, tính cách đến hành động. - Việt có nhiều nét dễ thương của cậu bé mới lớn : lộc ngộc vô tư, hồn nhiên, ngây thơ và hiếu động ( ở nhà : tranh phần hơn với chị; khi vào bộ đội, được anh em xem như em út; “giấu chị như giấu của riêng ”…) - Trong đánh giặc, Việt tỏ ra gan góc, dũng cảm ( khi bị thương, nằm một mình giữa chiến trường, Việt vẫn luôn trong tư thế chờ giặc đến “Tao sẽ chờ mày! Trên trời có mày, dưới đất có mày, cả khu rừng này còn mình tao.Mày có bắn tao thì tao cũng bắn được mày…”)

3/ Đánh giá: Có thể nói, lòng yêu nước – căm thù giặc luôn là thước đo quan trọng nhất về phẩm giá con người ở tất cả các nhân vật của Nguyễn Thi. - Chiến và Việt là biểu tượng cao đẹp của lớp thanh niên trưởng thành trong khói lửa chiến tranh + Họ ý thức được sự mất mát mà kẻ thù gây ra cho gia đình và quê hương. + Nỗi đau không làm họ nhụt chí mà càng mài sắc thêm ý chí căm thù giặc.

VII. Nhân vật người đàn bà hàng chài Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu - Xuất hiện trong “Chiếc thuyền ngoài xa”, người đàn bà hàng chài hiện lên là một người phụ nữ có số phận bất hạnh nhưng lại giàu tình thương con và thấu hiểu lẽ đời.

.jpg)

1/Về tên gọi : “Người đàn bà” được gọi một cách phiếm định . Ý nghĩa của cách gọi phiếm định : Người đàn bà khốn khổ ấy cũng như biết bao người phụ nữ khác, họ cũng đang rất khốn khổ , tồn tại thật trên cõi đời này.

2/ Cảnh ngộ : Vốn sinh ra trong một gia đình khá giả nhưng người đàn bà làng chài lại là một người có ngoại hình xấu xí. Những nét thô kệch ấy, trong lam lũ vất vả bởi những lo toan và mưu sinh thường nhật, khi ngoài bốn mươi, lại càng trở nên đậm nét ““khuôn mặt mệt mỏi”… Tội nghiệp, bất hạnh.

3/ Tính cách và tấm lòng của chị:

a/ Là một người đàn bà biết nhẫn nhục, chịu đựng : bao lần bị chồng đánh vẫn “cam chịu đầy nhẫn nhục không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy”, và xem chuyện chịu đựng là một lẽ đương nhiên mà những người đàn bà vùng biển như bà phải chấp nhận.Với chị, muốn tồn tại thì phải chấp nhận.