Cách tính tương quan về mực nước trong thủy văn năm 2024

Xin được hỏi, phương pháp tính toán, khôi phục kéo dài chuỗi số liệu trong kỹ thuật xây dựng mực nước tương ứng với cấp báo động lũ được quy định thế nào? Xin hướng dẫn theo quy định mới.

Theo Khoản 5 Điều 5 Thông tư 14/2021/TT-BTNMT' onclick="vbclick('76CAC', '348397');" target='_blank'>Điều 5 Thông tư 14/2021/TT-BTNMT (Có hiệu lực từ 15/10/2021) quy định về thu thập thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, địa hình và đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, trong đó:

Tính toán, khôi phục, kéo dài chuỗi số liệu được thực hiện theo một trong các phương pháp sau:

  1. Sử dụng phương pháp lưu vực tương tự: chọn lưu vực tương tự với các điều kiện về sự tương tự điều kiện khí hậu; có tính đồng bộ trong sự dao động dòng chảy theo thời gian (có quan hệ tương quan trong thời kỳ đo đạc song song); có tính đồng nhất về điều kiện hình thành dòng chảy, địa chất, thổ nhưỡng, địa chất thủy văn, tỷ lệ rừng, đầm lầy và điều kiện canh tác trên lưu vực; không có những yếu tố làm thay đổi dòng chảy tự nhiên; tỷ lệ giữa các diện tích không vượt quá 5 lần, chênh lệch về cao độ bình quân lưu vực không quá 300m; khảo sát sự thay đổi đồng bộ của dao động dòng chảy của một hoặc nhiều lưu vực tương tự và lưu vực tính toán theo các năm thực đo, từ đó chọn lưu vực có thời gian quan trắc dài và đồng bộ làm lưu vực tương tự; xây dựng quan hệ tương quan lưu vực; chỉ được sử dụng quan hệ tương quan để khôi phục lại dòng chảy khi hệ số tương quan ≥ 0,8;
  1. Phương pháp mô hình tính toán thủy văn, thủy lực: căn cứ vào số liệu khí tượng thủy văn và điều kiện địa hình, địa chất, mặt cắt, lựa chọn mô hình toán để kéo dài chuỗi số liệu mực nước, lưu lượng từ mưa. Các bước thực hiện bao gồm: lựa chọn chuỗi số liệu mưa; thiết lập mô hình; hiệu chỉnh, kiểm định mô hình cho các trận lũ đại biểu; tính toán, kéo dài chuỗi số liệu lưu lượng, mực nước từ chuỗi số liệu mưa;
  1. Sử dụng phương pháp khác (nếu có): do yêu cầu của dự án cụ thể và được cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Nước biển dâng; Mực nước ven biển Cà Mau; Nguyên nhân sạt lở đê biển; Sóng cao tràn bờ.

Tóm tắt

Những năm gần đây, vùng ven biển Tây Nam Bộ thường xảy ra hiện tượng mực nước dâng cao bất thường, gây thiệt hại rất nặng nề. Để dự báo, cảnh báo được hiện tượng này, cần xác định được nguyên nhân, cơ chế chính. Để có cơ sở khoa học xác định nguyên nhân gây mực nước biển dâng dị thường cũng cần tính mối tương quan giữa mực nước đo bổ sung vùng ven biển với các trạm thủy văn lân cận.Số liệu đưa vào tính toán là số liệu mực nước giờ, trong tháng 7 và tháng 8 năm 2022. Phương pháp chủ yếu sử dụng gồm phương pháp tương quan hồi quy bằng hàm tuyến tính. Tương quan được biểu diễn bằng phương trình hồi quy Y =a0 + a1 Xt. Trong đó: Y là giá trị của hàm; Xt: số thứ tự thời gian và a₀, a₁: các hệ số hồi qui. Hệ số a₁ cho biết hướng dốc của đường hồi quy, nói lên xu thế biến đổi tăng hay giảm theo thời gian. Nếu a1 âm nghĩa là xu thế giảm theo thời gian và ngược lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có trạm Sông Đốc có hệ số tương quan tốt với số liệu mực nước đo bổ sung tại khu vực ven biển Hòn Đá Bạc, những trạm bên biển Tây có hệ số tương quan R² > 0,45, các trạm bên biển Đông hệ số tương qua thấp. Kết quả này có thể làm tham khảo để xây dựng mô hình dự báo, cảnh báo.