Tính cách ảnh hưởng đến hành vi cá nhân như thế nào

PHÂN TÍCH TÍNH CÁCH CÁ NHÂN VÀ HÀNH VI TỔ CHỨCNỘI DUNG BÁO CÁOPHẦN IMỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬNĐể có được có được cơ sở đánh giá, trước hết cần hiểu rõ thế nào là tính cách cánhân và mối quan hệ giữa tính cách cá nhân trong hành vi tổ chức để có thể hoàn thànhcác bài tập ghi nhận tính cách cá nhân và đánh giá về tính cách bản thân (Big5 và MBTI).Việc giải thích các bài tập đó giúp tôi hiểu gì về bản thân và có thể sử dụng cácthông tin để định hướng cho các hành vi cư xử của tôi trong tương lai như thế nào.Giải thích và phân tích các hành vi cư xử của mình, sự giao tiếp của mình vớingười khác, các hoạt động yêu thích và thái độ của mình đối với công việc qua những kếtquả từ bản điều tra thái độ, giá trị và tính cách.Phương pháp nghiên cứu, thu thập và phân tích dữ liệu: Là sự kết hợp giữa nhữngkiến thức, hiểu biết thu nhận được qua giáo trình và sự truyền đạt của giảng viên trên lớp,với việc nghiên cứu, sưu tầm một số tài liệu tham khảo có liên quan….Đồng thời, căn cứkết quả của việc nghiên cứu mười điểm ghi nhận tính cách cá nhân và bốn tính cách điểnhình trong hai bài tập trắc nghiệm để tự đánh giá tính cách cá nhân và sử dụng các thôngtin đó nhằm định hướng cho các hành vi ứng xử của bản thân trong tương lai.PHẦN IITÍNH CÁCH CÁ NHÂN THEO QUAN ĐIỂM CỦA HÀNH VI TỔ CHỨC- LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN CÁ NHÂNQuan điểm của lý thuyết quản trị hành vi tổ chức:1.Tính cách cá nhân:Quản trị hành vi tổ chức1Tính cách là phong thái tâm lý cá nhân độc đáo quy định cách thức hành vi cánhân trong môi trường tổ chức và xã hội. Là sự kết hợp của các đặc điểm tâm lý màchúng ta sử dụng để phân biệt một người với những người khác trong xã hội.Tính cách cá nhân thường được liên tưởng đến một mô hình ổn định trong cáchành vi cử xử và tính thống nhất trong suy nghĩ dùng để giải thích xu hướng cư xử củamột con người. Cá tính bao gồm cả yếu tố Chủ quan và khách quan. Các tính cách biểuhiện ra bên ngoài có thể quan sát được, dựa vào đó người ta có thể nhận biết được tínhcách của một con người.2.Tính cách cá nhân và hành vi tổ chức.Dựa trên các công trình nghiên cứu, tính cách cá nhân liên quan đến những hànhvi ứng xử của con người đối với công việc, liên quan đến thái độ của mỗi con người trongtổ chức, tính cách cá nhân giúp con người tìm được những công việc phù hợp hơn, thíchứng nhất với nhu cầu của cuộc sống.3.Năm yếu tố lớn về nhân cách (Big 5), đó là:● Tính hướng ngoại, thích giao tiếp (Etroversion)Trước xu thế toàn cầu hoá và hội nhập, hướng ngoại là tính cách phù hợp nhất đốivới các Nhà quản lý, nó là tiền đề cho những thắng lợi mang tính đột phá, mang lạinhững lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người lao động.Bên cạnh đó tính cách hướng ngoại cũng chứa đựng sự phiêu lưu, mạo hiểm(Hành động trước, suy nghĩ /suy xét sau) nên khả năng thành công lớn nhưng rủi ro cũngcao, người có tính hướng ngoại phải biết chấp nhận những thất bại để tiếp tục phấn đấucho những thắng lợi trong tương lai.Việc nghiên cứu tính cách hướng ngoại giúp chúng ta cần có những xem xét điềuchỉnh lại hành vi để phù hợp với yêu cầu công việc và môi trường xã hội.● Tính hoà đồng, sẵn sàng học hỏi, tiếp thu kiến thức mới và biến nó thànhcủa mình (Openness to experience)Những người có tính cách này là những con người nhạy bén, linh động, sáng tạovà ham học hỏi.Những người có tính cách này luôn luôn lạc quan, có trí tưởng tượng và óc sángtạo, thông minh, linh hoạt trong ứng biến với các tình huống, hoàn cảnh thực tế, thoái máiQuản trị hành vi tổ chức2với sự không cụ thể, dữ liệu không thống nhất. Họ thể hiện được những ưu thế vượt trộiluôn hướng tới tương lai, ưa sự khám phá và thử thách.● Tính chu toàn (Tận tâm – Conscientiousness)Với những người mang tính cách này họ luôn đặt mục tiêu cá nhân cao hơn chobản thân mình, làm việc siêng năng hơn và đạt kết quả cao hơn những người không tậntâm bằng. Đây là những người thận trọng, đáng tin cậy và có lý trí.● Tính không ổn định tình cảm ( Lo âu – Neuroticism)Thực tế cho thấy, những người có khả năng ổn định cảm xúc cao làm việc tốt hơnnhững người khác trong môi trường làm việc có nhiều áp lực.Trong môi trường học tập và kinh doanh, khi nhìn nhận, phán xét một vấn đềchúng ta cần tỉnh táo, phân tích một cách khách quan, dựa trên những nguyên tắc đáng tincậy. Nếu để các yếu tố tình cảm chi phối sẽ làm các thông tin, sự kiện bị bóp méo và sẽdẫn đến các quyết định sai lầm, bất hợp lý.● Tính cởi mở (Dễ chấp nhận – Agreeableness)Với những người có khả năng chấp nhận cao thường có thiên hướng xử lý các mốiquan hệ khách hàng và giải quyết mâu thuẫn tốt hơn.Như ta đã biết, mâu thuẫn được coi như động lực cho sự phát triển, mỗi sự vật,hiện tượng đều chứa đựng trong nó những mẫu thuẫn nội tại, trong cuộc sống cũng luôntồn tại những mãu thuẫn. Chấp nhận mẫu thuẫn coi mâu thuẫn như là một phần tư nhiênvà bình thường trong cuộc sống, sẽ hướng sự phán xét của chúng ta được khách quan,toàn diện hơn.4.Tính cách cá nhân và sự định hướng nghề nghiệp.Đối với mỗi người, sự nghiệp không chỉ đơn thuần là sự phát triển các kỹ năngchuyên môn, mà nó còn là sự điều chỉnh không ngừng của các cá tính, các giá trị, hoànthiện nhân cách và năng lực để phù hợp với các yêu cầu của công việc và môi trường làmviệc.Việc nghiên cứu tính cách cá nhân và định hướng nghề nghiệp giúp ta có thể điềuchỉnh và hoàn thiện nhân cách để phù hợp với môi trường làm việc của mình.Quản trị hành vi tổ chức35. Nghiên cứu hành vi tổ chức và tính cách cá nhân, tự bản thân tôi rút ra đượcnhững đánh giá về bản thân như sau:Bản thân tôi nhận thấy mình là người sôi nổi, hướng ngoại, sống đầy nhiệt huyết,tận tình, sẵn sàng giúp đỡ và biết quan tâm đến mọi người xung quanh (E).Là một người hay tranh luận nhưng không có nghĩa là chỉ trích, đấu tranh tự phêbình và phê bình. Việc tranh luận đối với tôi luôn cần thiết để có thể tìm ra tiếng nóichung khi giải quyết các vấn đề trong giao tiếp.Là người tự chủ, chủ động trong mọi công việc do vậy trong cuộc sống tôi khôngdễ bị phiền muộn, chi phối bởi những lo lắng chưa có cơ sở.Luôn sẵn sàng trải nghiệm và chấp nhận trả giá để có thể tích luỹ được những kinhnghiệm quý báu chỉ có thể học được từ cuộc sống.Sống lạc quan vui vẻ, mặc dù vậy, tôi cũng có những giây phút trầm lắng choriêng mình, trải nghiệm những điều đã qua, nhưng không phải để hối tiếc, ân hận, mà làđể tự tin trước những thử thách mới trong cuộc sống.Là một người có thể sống thoải mái với những gì không cụ thể, có thể sử dụng trítưởng tượng và khả năng khám phá các bản năng tự nhiên, đặc biệt có khả năng ứng biếntừ các hiểu biết mang tính lý thuyết (N)“Phần lý trí của bộ não chúng ta phân tích thông tin một cách tách bạch, khách quan.Nó dựa trên các nguyên tắc đáng tin cậy. Rút ra và hình thành kết luận một cách hệthống. Nó là bản chất lý luận của chúng ta. Phần cảm tính của bộ não rút ra kết luận mộtcách cảm tính, hành xử thường thiếu công minh. Đó là bản chất tình cảm của chúng ta.Mỗi người đều có thiên lệch về một cách nào đó”.Nhận thức như trên, tôi thấy mình có tính cách thuộc loại lý trí (T) do tôi luôn chủ độngtìm kiếm thông tin và sự hợp lý trong mọi tình huống cần quyết định. Tôi luôn xác địnhrõ công việc và nhiệm vụ phải hoàn thành, đến công ty thì chỉ có công việc, không bị chiphối bởi công việc gia đình. Tôi luôn đưa ra các phân tích hợp lý, đúng đắn; chấp nhậnmâu thuẫn như một động lực thúc đẩy sự phát triển và giải quyết mâu thuẫn kịp thời.Mọi người thường sử dụng cả 2 quá trình đánh giá (suy nghĩ và cảm xúc) và lĩnhhội (ghi nhận và cảm nhận). Tuy nhiên, đối với tôi xu hướng hành xử của bản thân tôi vớithế giới bên ngoài dường như quá trình lĩnh hội đang dẫn dắt mối quan hệ của cá nhân tôiQuản trị hành vi tổ chức4với thế giới bên ngoài (P). Tôi đón nhận thế giới bên ngoài như nó vốn có và sau đó đónnhận và hoà hợp, mềm dẻo, kết thúc mở và đón nhận cơ hội mới và thay đổi kế hoạch”.PHẦN IIIKẾT LUẬN VÀ BÀI HỌCQua thực tiễn nghiên cứu về lý thuyết quản trị hành vi tổ chức, liên hệ với kết quảnghiên cứu đánh giá tính cách bản thân, tôi rút ra một số kết luận như sau:Với vai trò là một Trưởng phòng Kế hoạch Đầu tư, tôi luôn xác định rõ mục tiêuvà trách nhiệm phải hoàn thành, tôi tự thấy mình có những tố chất thuộc về tính cách củamột nhà quản lý, đó là tính cách; chăm chỉ, mẫn cán; cần cù, chịu khó có khả năng gâycảm tình, thu hút; có khả năng kiểm soát được tình cảm và sẵn sàng học hỏi những ngườiđi trước, tiếp thu những kiến thức ở thực tiễn cuộc sống cũng như trong sách vở.Bên cạnh đó, hiểu về bản thân như vậy tuy nhiên tôi cần luôn luôn phải nỗ lực tựhoàn thiện mình; không ngừng phát huy các tính cách tốt, loại bỏ các cá tính xấu, điềuchỉnh hành vi cho phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đạo đức, không ngừng họchỏi thông qua việc tự học, qua các khoá học chính thức, qua suy ngẫm chiêm nghiệm vàgiao tiếp với người khác.Mặt khác, phải biết tìm kiếm, tận dụng các các cơ hội để có thể vươn tới một tầmcao mới và sẵn sàng gánh vác trách nhiệm khi gặp những rủi ro, thất bại. Từ những thấtbại phải biết phân tích các tình huống, nguyên nhân thất bại, thực hiện những biện phápkhắc phục, chấn chỉnh để có thể sẵn sàng, tiếp tục bước tới để đương đầu với những thửthách trong cuộc sống.*****PHẦN BÁO CÁO HỌC TẬPBài tập 1:Đánh dấu xác định 10 điểm ghi nhận tính cách cá nhân.Tôi tự thấy mình12341. Hướng ngoại, Nhiệt huyết2. Chỉ trích, Tranh luận3. Đáng tin cậy, Tự chủQuản trị hành vi tổ chức567√√√54. Lo lắng, Dễ phiền muộn√5. Sẵn sàng trải nghiệm, Một con√người phóng khoáng6. Kín đáo, Trầm lặng√7. Cảm thông, Nồng ấm8. Thiếu ngăn nắp, Bất cẩn√√9. Điềm tĩnh, Cảm xúc ổn định10. Nguyên tắc, Ít sáng tạo√√Bài tập 2:1. Mục đích báo cáo.Với những kiến thức đã thu được từ môn học Quản trị hành vi tổ chức và các bàitập liên quan. Từ đó tôi có điều kiện và khả năng tự nhìn nhận, đánh giá về tính cách bảnthân. Qua đó, có thể sử dụng các kết quả đánh giá này để xem xét và giải thích nhữnghành vi ứng xử của mình trong thời gian đã qua, đồng thời xây dựng và định hướng chomình trong hành vi ứng xử trong tương lai với tiêu chí tự hoàn thiện mình, nâng cao khảnăng làm việc trong tổ chức mà tôi đang công tác. Vận dụng những kiến thức quan trọngcủa môn học để phân tích giải thích những kết quả và hành vi ứng xử đó.2. Phân tích .Qua thực hiện bài tập đã cho tôi thấy mình hiểu rõ hơn về bản thân với những tínhcách sau: Bản thân tôi nhận thấy mình là người sôi nổi, hướng ngoại, tự chủ trong hànhđộng, có cảm xúc, tư duy trong suy nghĩ, là người đáng tin cậy, cẩn thận tuy nhiên lạikhông thiên về tính nguyên tắc mà mất đi sự sáng tạo, linh hoạt trong trong ứng xử vàlàm việc. Với tính cách hướng ngoại, tự tin, suy nghĩ và hành động nghiêng theo lý trí.Tôi luôn có ý chí học hỏi, cầu tiến, sống đầy nhiệt huyết, tận tình, sẵn sàng giúp đỡ vàbiết quan tâm đến mọi người xung quanh.Q1. Nguồn năng lượng định hướng tư nhiên nhất của bạn là gì?Trả lời: Hướng ngoại (E) Đó là: Hành động trước, suy nghĩ (suy xét) sau. Cảm thấy chán nản khi bị cắt mối giao tiếp với bên ngoài.Quản trị hành vi tổ chức6 Thường được cởi mở và được khích lệ bởi con người và sự việc của thế giới bênngoài. Tận hưởng sự đa dạng và thay đổi trong mối quan hệ con ngườiQ2. Cách lĩnh hội hay hiểu biết nào “ Tự động” hay “ Tự Nhiên”?Trả lời: Trực giác (N) Đó là: Tinh thần sống với Tương Lai, chú ý tới các cơ hội tương lai. Sử dụng trí tưởng tượng và tạo ra/phá các triển vọng mới là bản năng tự nhiên. Tính gợi nhớ nhấn mạnh vào sự bố trí, ngữ cảnh và các mối liên hệ. ứng biến giỏi nhất từ những hiểu biết bằng tính lý thuyết. Thoải mái với sự không cụ thể, dữ liệu không thống nhất và với các đoán biết ýnghĩa của nó.Q3. Việc hình thành sự phán xét và sự lựa chọn nào là tự nhiên nhất?Trả lời: Lý trí (T) Đó là: Tự động tìm kiếm thông tin và sự hợp lý trong tình huống cần quyết định, Luôn biết phát hiện ra các công việc và nhiệm vụ phải hoàn thành, Dễ dàng đưa ra các phân tích có giá trị và quan trọng, Chấp nhận mâu thuẫn như một phần tự nhiên và bình thường trong cuộc sống.Q4. Xu hướng hành sử của bạn với thế giới bên ngoài là thế nào?Trả lời: Lĩnh hội (P) Đó là: Thoải mái tiến hành công việc mà không cần lập kế hoạch, vừa làm vừa tính; Thích đa nhiệm, đa dạng, làm và chơi kết hợp; Thoải mái đón nhận áp lực về thời hạn, làm việc tốt nhất khi hạn chót tới gần; Tránh sự ràng buộc gây ảnh hưởng tới sự mềm dẻo, tự do và đa dạng.Bốn chữ cái thể hiện tính cách của tôiQuản trị hành vi tổ chức7ENTPNhưng tuy nhiên, bốn chữ cái trên cũng chỉ thể hiện được sự tương đối chính xác,vì để tìm hiểu, đánh giá chính xác hoàn toàn tính cách của một người là một điều rất khódo nhiều yếu tố.- Tính cách là một tổ chức năng động gắn liền với hệ thống tâm lý của cá nhân màhệ thống này xác định những phản ứng và những tương tác của cá nhân đối với nhữngngười khác và đối với môi trường của cá nhân đó. Đặc điểm của tính cách là thể hiện sựđộc đáo, cá biệt và riêng có, không ai giống hệt nhau. Tính cách của mỗi người tương đốiổn định và được thể hiện một cách có hệ thống trong các hành vi, hành động của mỗi cánhân. Hai yếu tố xác định và hình thành nên tính cách của mỗi người là do di truyền vàmôi trường xung quanh.Mặt khác, để hiểu rõ hơn về tính cách của mỗi cá nhân một cách rõ hơn ta có thểphân chia tính cách thành 16 phẩm chất chủ yếu sau:1Kín đáoCởi mở2Kém thông minh hơnThông minh hơn3Bị chi phối bởi cảm xúcỔn định về cảm xúc4Dễ phục tùngThống trị5Nghiêm trọngVui vẻ, thoải mái6Thực dụngTận tâm7Rụt rè nhút nhátMạo hiểm8Cứng rắnNhạy cảm9Thật thàĐa nghi, mập mờ10Thực tếMơ mộng11Thẳng thắnKhôn ngoan, sắc sảo12Tự tinTri giác, trực giác13Bảo thủThực nghiệm14Phụ thuộc vào nhómĐộc lập, tự chủ15Không biết kiểm soátBiết kiểm soát16Thoải máiCăng thẳngĐể tự đánh giá mình theo 16 phẩm chất trên tôi thấy mình: Kín đáo, Thông minhhơn, Ổn định về cảm xúc, Thống trị, Vui vẻ, Thoải mái, Tận tâm, Mạo hiểm, CứngQuản trị hành vi tổ chức8rắn, Thật thà, Thực tế, Thẳng thắn, Tự tin, Thực nghiệm, Độc lập, Tự chủ, Biết kiểmsoát, Thoải mái.Trong công việc và cuộc sống hàng ngày tôi đã từng đạt được nhưng kết quả tốtđẹp với những tính cách của mình. Với tính cách hướng ngoại và nhiệt huyết tôi đã cóđược cho mình những mối quan hệ tương đối rộng rãi. Khả năng thích ứng tốt giúp tôihòa nhập vào các nhóm một cách dễ dàng. Tính điềm đạm, có cảm xúc của tôi tạo đượcsự quý mến và gần gũi của mọi người xung quanh. Tính trực giác và tự tin làm cho tôi cóđược những hoạch định kế hoạch gần đúng với thực tế của nó. Nhờ đó tối đã có những ýkiến đóng góp cho tổ chức của mình về những tình huống sẽ xảy ra, qua đó giúp cho lãnhđạo có những thông tin hữu ích để ra quyết định.Dù vậy, khái niệm của từng phẩm chất trên cũng phải tuỳ thuộc vào từng môitrường, từng ngữ cảnh, hoàn cảnh khác nhau mà có những biểu hiện khác nhau. Ví dụ:Thật thà không có nghĩa là cái gì mình cũng nói thật cho bạn bè, cho đồng nghiệp, chongười thân biết mà tuỳ tính chất sự việc mới nên nói hoặc không nên nói, hoặc nói ở mứcđộ nào. Đồng thời nếu nói cũng phải nói một cách thẳng thắn nhưng dưới sự tế nhị khéoléo chứ không phải nói thẳng quá có thể làm mếch lòng người nghe…Có một số phẩm chất có thể nói do tự bản thân như kín đáo, thông minh, ổn địnhvề cảm xúc, cứng rắn, thật thà… Bên cạnh đó, một số phẩm chất được hình thành nên vàđược rèn luyện thông qua môi trường giáo dục của gia đình, của nhà trường, môi trườnglàm việc ở cơ quan và môi trường sống xung quanh như: thực tế, thẳng thắn, tự tin, thựcnghiệm, độc lập tự chủ, biết kiểm soát…• Liên hệ đối với bản thân: Tôi đã có những thành công nhất định với các tínhcách của mình khi tôi đang làm việc cho một doanh nghiệp trong ngành sản xuất vật liệuxây dựng. Tại đó, tôi chiếm được tình cảm của hầu hết mọi người nhờ tính cách cởi mở,hòa đồng của mình. Tôi cũng có được cho mình sự nể nang, tôn trọng của các đồngnghiệp nhờ sự thông minh, nhạy bén, khả năng tư duy và hành động cho nhiều mục tiêu,nhiệm vụ, sự nhanh nhạy ứng biến trong công việc. Lãnh đạo tin tưởng tôi bởi sự thực tếvà trực giác đối với các tình huống trong tương lai, khả năng phân tích và xây dựng cácphương án hành động linh hoạt và hiệu quả, có trách nhiệm rất cao trong công việc. Ởmột doanh nghiêp vẫn chịu sự quản lý của nhà nước (Công ty cổ phần vốn nhà nước chiphối) thì việc xây dựng được tính cách đó đòi hỏi bạn phải kiên trì và tu dưỡng thườngxuyên. Bởi vì đối với các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng vốn nhà nước cao hơn hiện nay thìQuản trị hành vi tổ chức9tính kín đáo, hướng nội, ích kỷ và cứng nhắc…là những tính cách chủ yếu, số lượngngười chú trọng đến hiệu quả công việc còn ít.Khi trở thành người quản lý một bộ phận chuyên môn trong doanh nghiệp củamình, tôi đã chọn lựa và đào tạo đội ngũ nhân viên của mình theo các tiêu chí mà tôi cholà đem lại hiệu quả cao trong công việc cũng như cuộc sống, xây dựng cho họ nhữngtính cách thích ứng với sự thay đổi và yêu cầu của đơn vị. Nhân viên của tôi đa số lànhững người được tốt nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng, một đội ngũ có tư duy,ham học hỏi, mong muốn được làm việc trong một môi trường năng động và sáng tạo,không chấp nhận sự cứng nhắc trong nguyên tắc làm việc. Hiểu được những nhu cầu vàtính cách của các nhân viên, tôi đã xây dựng cho mình một biện pháp quản lý và lãnh đạonhóm của mình một cách hiệu quả.Về chuyên môn, tôi thường xuyên đưa ra những ý tưởng mới, khuyến khích mọingười trong nhóm tìm tòi và nghiên cứu, đưa ra các giải pháp để thực hiện ý tưởng nhằmđạt được hiệu quả cao trong công việc. Trong quá trình thực hiện tôi luôn tổ chức xem xétnhững gì thành công, những gì chưa thành công từ đó rút kinh nghiệm với mọi ngườitrong nhóm. Các cá nhân tốt luôn được nhìn nhận, đánh giá tích cực và công khai. Đồngthời các cá nhân đó cũng thường được giao nhiều nhiệm vụ hơn so với các thành viênkhác. Tôi nhận thấy rằng đó là một cách đào tạo để họ trưởng thành nhanh hơn. Sau mộtthời gian thì các cá nhân này đã có được một trình độ chuyên môn khá cao, có khả năngkiểm soát và trình bày một cách rõ ràng và mạch lạc về công việc mà họ thực hiện. Điềuđó làm cho công việc của doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao. Bản thân tôi với cương vịmột lãnh đạo bộ phận đã được sự tín nhiệm cao của lãnh đạo công ty.Với khả năng và tính cách của mình tôi thấy đây là một môi trường phù hợp vớitôi. Từ đó tôi quyết định gắn bó và cống hiến lâu dài cho doanh nghiệp mà tôi đang côngtác.Vẫn biết rằng trong các doanh nghiệp đặc biệt đối với các doanh nghiệp đã cổphần hóa nhưng trong đó nhà nước giữ phần chi phối thường hoạt động theo nhữngnguyên tắc khá chặt chẽ để đảm bảo sự thống nhất trong quản lý. Cùng với các nhượcđiểm khác như quy trình tuyển dụng và bổ nhiệm chức danh quản lý, tính kỷ luật, biênchế lao động, cứng nhắc trong xử lý v.v… tính thích ứng với những biến đổi nhanh chóngcủa thị trường hiện nay chưa đạt ở mức cao như các doanh nghiệp cổ phần không chịu sựchi phối vốn Nhà nước. Tuy nhiên, điều đó không phải là hoàn toàn đúng với tất cả cácQuản trị hành vi tổ chức10doanh nghiệp thuộc loại hình như thế. Trước đây khi tôi còn là nhân viên và hiện nay khitôi đã ở cương vị một quản lý bộ phận tôi vẫn được sự tin tưởng và quý mến của nhânviên, đồng nghiệp cũng như lãnh đạo, được công nhận những thành quả, sáng kiến vànhững ý tưởng đóng góp cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp.Quyết định gắn bó lâu dài với đơn vị hiện nay tôi đang công tác với mục đích đemnhững khả năng, sự nhiệt huyết của mình đóng góp một phần cho sự phát triển của doanhnghiệp. Kiến thức về môn học càng giúp tôi tự tin và khẳng định quyết định của mình làđúng đắn, đồng thời giúp tôi hoàn thiện hơn tính cách và phương pháp làm việc.Dù vậy, khái niệm của từng phẩm chất trên cũng phải tuỳ thuộc vào từng môitrường, từng ngữ cảnh, hoàn cảnh khác nhau mà có những biểu hiện khác nhau. Ví dụ:Thật thà không có nghĩa là cái gì mình cũng nói thật cho bạn bè, cho đồng nghiệp, chongười thân biết mà tuỳ tính chất sự việc mới nên nói hoặc không nên nói, hoặc nói ở mứcđộ nào. Đồng thời nếu nói cũng phải nói một cách thẳng thắn nhưng dưới sự tế nhị khéoléo chứ không phải nói thẳng quá có thể làm mếch lòng người nghe…Có một số phẩmchất có thể nói do tự bản thân như kín đáo, thông minh, ổn định về cảm xúc, cứng rắn,thật thà… Bên cạnh đó, một số phẩm chất được hình thành nên và được rèn luyện thôngqua môi trường giáo dục của gia đình, của nhà trường, môi trường làm việc ở cơ quan vàmôi trường sống xung quanh như: thực tế, thẳng thắn, tự tin, thực nghiệm, độc lập tự chủ,biết kiểm soát…Do vậy, ta mới nói tính cách tương đối ổn định chứ không nói là cố định.Vì nó bao gồm hai phần trong đó một phần do tự bản thân nên nó hầu như cố định, cònmột phần có thể thay đổi hoặc có thể hình thành theo điều kiện, hoàn cảnh, theo môitrường sống và làm việc.• Định hướng hành vi ứng xử trong tương lai:Trong thực tế, ít nhiều tôi đã và đang hành động theo những kiến thức và địnhhướng của khoa học quản trị hành vi. Tôi đúc rút ra những tiêu điểm của lối tư duy vàhành động để đạt được hiệu quả cao nhất, đó là:-Tạo lập , duy trì môi trường làm việc mở: trong môi trường đó, các quy chế chỉcó tính nguyên tắc tổng quát. Hoạt động của các nhóm và cá nhân được hợp lýhóa theo hướng khuyến khích sáng tạo. Việc thu thập và phân tích thông tinQuản trị hành vi tổ chức11phản hồi được chú trọng hơn và từ đó có thêm cách nhìn tổng quan hơn choviệc lập kế hoạch hành động.-Xây dựng các nhóm làm việc hiệu quả. Quản trị hoạt động nhóm theo các quytrình hợp lý từ xây dựng, giải quyết mâu thuẫn, thống nhất và phát triển nhóm.-Ra quyết định trên cơ sở đặt lợi ích của tổ chức là cao nhất, trong đó hài hòalợi ích của các cá nhân theo hướng gắn bó ngày càng chặt chẽ các cá nhân vớitổ chức.-Đặc biệt quan tâm tới tới yếu tố căng thẳng của các cá nhân trong bộ phậncũng như các biện pháp để giải quyết nó một cách có hiệu quả.-Xây dựng văn hóa tổ chức để tạo dựng hình ảnh tốt đẹp cho tổ chức, đồng thờigắn kết các cá nhân lại với nhau và với tổ chức.Văn hóa tổ chức đề cao giá trịđạo đức, giá trị con người, giao tiếp ứng xử và trách nhiệm trong công việc.3. Kết luận:Như vậy qua các phần tự đánh giá và phân tích trên tôi đã trả lời được câu hỏi đầubài: Tôi là người như thế nào? Và tất cả những hành vi, cư xử của tôi trong gia đình,ngoài xã hội hay tại cơ quan đều dựa trên những dạng tích cách, phẩm chất đó.Quản trị hành vi tổ chức là môn học thú vị. Nó hệ thống hóa những thái độ, hànhvi ứng xử phong phú trong xã hội thành những tập hợp tư duy và hành động hoàn toàn lýgiải được. Nó giúp cho mỗi cá nhân tự đánh giá tính cách và giá trị bản thân. Xem xét cáchoạt động của tổ chức trên cơ sở khoa học. Từ đó, phân tích được ưu điểm và nhượcđiểm của lối tư duy hành động và ứng xử. Định hướng hoàn thiện nhân cách và hành xửđể từ đó đạt được nhiều thành công hơn trong tương lai. Môn học này không chỉ giúp chỉra cho chúng ta kiến thức vận hành tổ chức kinh tế mà còn giúp mỗi người có thêm tự tinvà định hướng đúng cho mình trong hoàn thiện nhân cách trong gia đình và xã hội. Quađó giúp cho chúng ta không những nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh tế mà còngiúp chúng ta nâng cao hiệu quả đạo đức. Hoàn thiện nhân cách và lối sống để cuộc sốngcá nhân và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Giáo trình và hướng dẫn làm bài tập môn OB.Quản trị hành vi tổ chức122. “Tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo” – NXB Chính trị Quốc gia năm 2002.3. “Những vấn đề cơ bản của khoa học tổ chức” – NXB Chính trị Quốc gia năm 2003.4. “D. Carnegie: Đắc nhân tâm – Bí quyết thành công” – Nguyễn Hiến Lê & Phùng Hiếulược dịch – NXB Tổng hợp Đồng Tháp năm 1980.5. “Dominique Chalvin: Các phong cách lãnh đạo.6. Harvard Business Review7. Research in Organizational PsychologyQuản trị hành vi tổ chức13