T cell là gì

Các tế bào T hay lympho bào T là một loại tế bào bạch cầu trong hệ miễn dịch. Tế bào T có khả năng nhận ra các tế bào bất thường hoặc các tế bào bị nhiễm virus trong cơ thể, sau đó tiêu diệt các tế bào bất thường này.

Tuy nhiên, các tế bào T đôi khi có thể không nhận ra hoặc bỏ qua những mối đe dọa này trong cơ thể, chẳng hạn như trong trường hợp ung thư.

Liệu pháp tế bào thụ thể kháng nguyên dạng khảm (CAR) T là một phương pháp điều trị miễn dịch trong đó các tế bào T được lấy từ máu của bệnh nhân và được sửa đổi trong phòng thí nghiệm để cho phép các tế bào T xác định và tiêu diệt các tế bào ung thư cụ thể. Các tế bào T đã được sửa đổi sau đó được đưa ngược trở lại người bệnh. Khi trở lại cơ thể bệnh nhân, các tế bào T đã được sửa đổi sẽ có thể phát hiện ra các tế bào ung thư và tiêu diệt ung thư bằng cách khai thác phản ứng miễn dịch của chính cơ thể.

T cell là gì

Singapore là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á áp dụng phương pháp điều trị này^.

^Nguồn: CNA

Quy trình thực hiện phương pháp này như thế nào?


Trước tiên, bệnh nhân sẽ được khám và làm các xét nghiệm để xác định xem liệu pháp tế bào CAR T có phải là một lựa chọn điều trị thích hợp cho bệnh hay không và để đảm bảo rằng bệnh nhân có đủ sức khỏe để điều trị.

Bước 1. Thu thập các tế bào T

Các tế bào bạch cầu, bao gồm các tế bào T, được lấy từ máu của bệnh nhân bằng cách sử dụng quy trình tách bạch cầu. Trong quy trình tách, bệnh nhân sẽ được đặt hai đường truyền tĩnh mạch (IV): máu được lấy ra qua một đường, để tách các tế bào bạch cầu và chiết xuất, trong khi phần máu còn lại được đưa trở lại cơ thể bệnh nhân qua đường thứ hai.

Bệnh nhân sẽ được yêu cầu nằm hoặc ngồi trên ghế tựa trong khi làm thủ thuật.

Bước 2. Tạo ra các tế bào CAR T

Khi các tế bào bạch cầu đã được chiết xuất, các tế bào T sẽ được tách ra và chuyển đến phòng thí nghiệm để sửa đổi. Các bác sĩ sẽ sửa đổi bằng cách thêm gen thụ thể kháng nguyên dạng khảm (CAR) cụ thể vào các tế bào T, khi đó thay đổi chúng thành các tế bào CAR T. Các tế bào này sau đó sẽ được nuôi cấy và nhân lên trong phòng thí nghiệm.

Trong các trường hợp bình thường, liệu pháp tế bào CAR T có thể mất 2-3 tuần để sản sinh đủ số lượng tế bào CAR T cần thiết.

Bước 3. Truyền trở lại tế bào CAR T

Khi các tế bào CAR T đã sản sinh đủ, chúng sẽ được chuyển lại bệnh viện để truyền cho bệnh nhân.

Một vài ngày trước khi truyền tế bào CAR T, bệnh nhân có thể được hóa trị để giảm số lượng các tế bào miễn dịch khác trong cơ thể và chuẩn bị cho cơ thể nhận tế bào CAR T. Điều này tạo cơ hội tốt hơn cho các tế bào CAR T mới truyền vào được "kích hoạt" chống lại tế bào ung thư. Nói chung, hóa trị ít mạnh hơn để đảm bảo các tế bào ung thư còn sót lại cho các tế bào CAR T 'kích hoạt' hiệu quả.

Khi các tế bào CAR T bắt đầu liên kết với các tế bào ung thư trong cơ thể, chúng sẽ bắt đầu tăng số lượng và tiêu diệt nhiều các tế bào ung thư hơn nữa.

Bước 4. Phục hồi

Các bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp tế bào CAR T sẽ có thời gian hồi phục sớm khoảng 6-8 tuần. Trong thời gian này, bệnh nhân sẽ được theo dõi các tác dụng phụ và đánh giá đáp ứng điều trị.

Phương pháp này có thể điều trị những bệnh nào?

Liệu pháp tế bào CAR T đặc biệt hiệu quả cho những bệnh nhân được chẩn đoán mắc các loại bệnh bạch cầu lympho cấp tính (ALL) tái phát độ ác tính cao và u lympho non-Hodgkin tái phát như u lympho tế bào B lớn lan tỏa (DLBCL), đặc biệt khi ít nhất hai phác đồ điều trị trước đó không mang lại kết quả mong muốn.

Những bệnh nhân nào đủ điều kiện?

Các nhóm bệnh nhân được chọn đủ điều kiện để điều trị liệu pháp tế bào CAR T bao gồm:
  • Bệnh nhân nhi và thanh niên từ 2 đến 25 tuổi mắc bệnh bạch cầu lympho cấp tế bào B (ALL) kháng thuốc và tái phát sau đó hoặc sau khi ghép tế bào gốc.
  • Người lớn mắc u lympho tế bào B lớn lan tỏa (DLBCL) không đáp ứng ít nhất hai phương pháp điều trị tiêu chuẩn.
Những nhóm bệnh nhân sau đây có thể không đủ điều kiện để điều trị liệu pháp tế bào CAR T:
  • Bệnh nhân tăng huyết áp nội sọ hoặc mất ý thức
  • Bệnh nhân suy hô hấp
  • Bệnh nhân đông máu nội mạch lan tỏa
  • Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn máu hoặc nhiễm trùng hoạt động không kiểm soát

Những lợi ích và thách thức là gì?

Liệu pháp tế bào CAR T mang đến cho bệnh nhân ung thư máu một lựa chọn điều trị có khả năng cứu sống trong trường hợp bệnh của họ không được kiểm soát bằng hóa trị tiêu chuẩn, liệu pháp đích hoặc ghép tủy xương.

Tuy nhiên, vì nó là một lĩnh vực tương đối mới của liệu pháp tế bào, có một số thách thức cần xem xét như lựa chọn bệnh nhân những người sẽ được hưởng lợi từ phương pháp điều trị này, mức độ phù hợp với sức khỏe của họ, thời gian lấy tế bào, các mối quan tâm về hậu cần và tỷ lệ rủi ro – lợi ích của việc điều trị cho từng bệnh nhân.

Các tác dụng phụ là gì?

Một tác dụng phụ thường gặp của liệu pháp tế bào CAR T là hội chứng giải phóng cytokine (CRS), là bệnh đa hệ thống do tác động của các tế bào CAR T hoạt động và loại bỏ tế bào ung thư.

Các tác dụng phụ của CRS bao gồm:

  • Sốt cao và ớn lạnh
  • Khó thở
  • Buồn nôn, nôn mửa và / hoặc tiêu chảy
  • Cảm thấy chóng mặt và choáng váng
  • Đau đầu
  • Nhịp tim nhanh
  • Mệt mỏi
  • Đau cơ và / hoặc khớp

CRS có thể xuất hiện nhiều tuần sau khi truyền, nhưng thường xuất hiện trong vòng hai tuần sau khi truyền. Mức độ nghiêm trọng của CRS không tương quan với việc đáp ứng liệu pháp tế bào CAR T.

Tác dụng phụ phổ biến khác là các biến cố độc thần kinh liên quan đến tế bào hiệu ứng miễn dịch (ICANS), ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.

CRS và ICANS là những tác dụng phụ có khả năng điều trị cao và kiểm soát được bởi một đội ngũ chăm sóc lâm sàng đã qua đào tạo.

Quá trình hồi phục như thế nào?

Quá trình hồi phục thường mất 2-3 tháng kể từ khi truyền tế bào CAR T. Bệnh nhân sẽ được nhập viện trong 2-3 tuần đầu để hồi phục do các tác dụng phụ trước khi được ra viện.

Sau khi ra viện, bệnh nhân sẽ phải tái khám ngoại trú thường xuyên để theo dõi các tác dụng phụ và các đáp ứng điều trị lâm sàng.

Câu hỏi thường gặp (FAQ)

Liệu pháp tế bào CAR T đã cho thấy những kết quả đầy hứa hẹn trong điều trị u lympho và các bệnh ung thư máu khác.

Tỷ lệ thành công chung trong việc thuyên giảm khi điều trị liệu pháp tế bào CAR T là 60–80% cho bệnh u lympho và 70–80% cho các bệnh bạch cầu *. Nhiều bệnh nhân bị u máu tái phát trước đây cũng cho kết quả đầy hứa hẹn mà không có dấu hiệu tái phát sau khi được điều trị.

Liệu pháp tế bào CAR T mang lại hy vọng cho những bệnh nhân mắc bệnh trước đây không đáp ứng với hầu hết các liệu pháp điều trị ung thư truyền thống.

* Nguồn: ASH Publications

Có, lợi thế sinh tồn của liệu pháp tế bào CAR T tốt hơn so với hóa trị thông thường. Liệu pháp tế bào CAR T mang lại tuổi thọ được cải thiện so với hóa trị thông thường, đặc biệt là trong các bệnh ung thư máu tái phát / khó chữa.

Liệu pháp tế bào CAR T là một liệu pháp mang tính cách mạng với tỷ lệ thành công cao và có thể là một lựa chọn cho các phương pháp điều trị các bệnh không phải ung thư máu trong tương lai gần.

Những người có hệ miễn dịch chống được Covid-19

T cell là gì

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Tuy nghiên cứu mới nhất cho thấy kháng thể chống Covid-19 có thể mất đi trong thời gian ba tháng, nhưng đang có một hy vọng mới xuất hiện: tế bào T bí ẩn.

Các manh mối dần xuất hiện sau một thời gian. Đầu tiên các nhà khoa học phát hiện rằng có những bệnh nhân đã hồi phục sau khi nhiễm Covid-19 nhưng bí ẩn thay, họ không có bất cứ kháng thể nào chống lại căn bệnh này.

Vì sao thảm họa càng chết chóc, con người càng vô cảm?

Covid-19 làm thay đổi vĩnh viễn cuộc sống chúng ta thế nào?

Nhiễm Covid-19 sẽ bị tổn thương não nghiêm trọng?

Tiếp theo, họ thấy rằng đây là tình huống rất có thể xảy ra với một số lượng lớn người bệnh.

Và sau đó, các khoa học gia phát hiện ra rằng rất nhiều người đã khỏi bệnh có kháng thể nhưng dường như lại mất dần đi kháng thể này chỉ sau vài tháng.

Tóm lại, dù kháng thể đã được chứng minh là vô giá trong việc giúp truy vết quá trình lây lan đại dịch, nhưng chúng có thể không đóng vai trò chủ chốt giúp miễn dịch như ta từng tưởng. Nếu ta có thể có được sự bảo vệ lâu dài, thì có vẻ như sự bảo vệ này phải đến từ nơi nào đó khác.

Nhưng trong khi cả thế giới đang bận tâm quá mức đến kháng thể, thì nhiều nhà nghiên cứu bắt đầu nhận ra còn có một hình thức khác của miễn dịch - đó là với một số ca bệnh, cơ chế miễn dịch này đã trú ẩn trong cơ thể người nhiều năm mà ta không biết đến.

Một tế bào bạch cầu bí ẩn giờ đây đang thu hút sự chú ý. Dù trước đây nó chưa được nhắc đến nhiều trong nhận thức của công chúng, nhưng nó có thể cực kỳ quan trọng trong cuộc chiến chống Covid-19. Đây có thể là thời khắc quan trọng của tế bào T ('T cell').

Tế bào T, 'điệp viên thầm lặng'

Tế bào T là một dạng tế bào miễn dịch, có nhiệm vụ chủ yếu là phát hiện và tiêu diệt các tế bào mầm bệnh hoặc nhiễm bệnh.

Nó thực hiện chức năng này bằng cách dùng protein bề mặt để bám vào các protein trên bề mặt của những kẻ mạo danh. Mỗi tế bào T cực kỳ đặc thù - có hàng triệu tỷ phiên bản khác nhau của protein bề mặt, và mỗi tế bào có thể nhận ra một mục tiêu khác nhau.

Vì tế bào T có thể tồn tại trong máu nhiều năm sau thời gian mắc bệnh, chúng cũng đóng góp vào "bộ nhớ lâu dài" của hệ miễn dịch và cho phép nó tăng cường nhanh hơn, phản ứng hiệu quả hơn khi phát hiện ra kẻ thù cũ.

Nhiều nghiên cứu cho thấy những người bị nhiễm Covid-19 có xu hướng có tế bào T tấn công virus, dù bệnh nhân có xuất hiện triệu chứng bệnh hay không.

Mọi chuyện tưởng chừng như vẫn bình thường, ổn cả. Thế nhưng các nhà khoa học gần đây cũng phát hiện ra rằng một số người khi xét nghiệm thì cho kết quả âm tính đối với kháng thể Covid-19 nhưng lại dương tính với tế bào T, là loại tế bào có thể nhận biết virus.

Điều này dẫn đến sự phỏng đoán rằng mức độ miễn dịch chống lại căn bệnh Covid-19 có thể phổ biến gấp đôi so với mức mà trước đây người ta tưởng.

Kỳ quặc hơn cả là khi các nhà nghiên cứu xét nghiệm mẫu máu lấy từ nhiều năm trước khi đại dịch xảy ra, họ thấy rằng tế bào T đặc biệt được 'đo ni đóng giày' để phát hiện ra các protein trên bề mặt của virus Covid-19.

Điều này cho thấy một số người đã từng có khả năng chống lại virus này ở mức độ nào đó trước khi nó lây nhiễm lên con người. Và nó có vẻ cực kỳ phổ biến: 40-60% những người chưa nhiễm bệnh có tế bào này.

Nguồn hình ảnh, Martin Keene/PA

Chụp lại hình ảnh,

Aids là một trong những bệnh chính xảy ra với tế bào T; virus HIV tiêu diệt một cách có hệ thống các tế bào này khi bệnh nhân nhiễm virus

Dường như người ta ngày càng nhận thấy tế bào T có thể là nguồn miễn dịch bí mật đối với bệnh Covid-19.

Sẽ ra sao nếu virus corona và tất cả các loại virus biến mất?

Covid-19 làm thay đổi các mối quan hệ của chúng ta ra sao

Nên ra ngoài trời nhiều để tăng sức đề kháng cho cơ thể

Vai trò trung tâm của tế bào T có thể giúp giải thích một số điều kỳ quặc khiến người ta hiểu nhầm - từ việc gây gia tăng rủi ro cho những người gặp phải virus khi họ lớn tuổi hơn, cho đến phát hiện bí ẩn là nó có thể hủy hoại lá lách.

Giải mã tầm quan trọng của tế bào T không chỉ là nhằm giải đáp sự tò mò của khoa học. Nếu các khoa học gia biết được phần nào của hệ miễn dịch là quan trọng nhất, họ có thể điều chỉnh nỗ lực trong việc chế tạo vaccine và đem lại phương thức chữa trị hiệu quả.

Tiết lộ về hệ miễn dịch

Hầu hết mọi người có lẽ không nghĩ về tế bào T hay tế bào bạch cầu lympho (lymphocytes) theo cách chúng đã được biết tới. Nhưng để tìm hiểu xem tế bào này quan trọng đến mức nào với hệ miễn dịch, ta có thể xem xét căn bệnh AIDS ở giai đoạn cuối.

Tình trạng sốt kéo dài. Lở loét. Mệt mỏi. Sụt cân. Các loại ung thư hiếm gặp. Những vi khuẩn thông thường vô hại, như nấm Candida albicans vốn thường xuất hiện trên da, giờ đây bắt đầu xuất hiện khắp nơi trên cơ thể.

Sau vài tháng hoặc vài năm, HIV gây ra tình trạng diệt chủng tế bào T cell. Virus HIV này tiêu diệt các tế bào, chui vào chúng và khiến chúng tự sát hàng loạt.

"Nó quét sạch một lượng lớn tế bào," Adrian Hayday, giáo sư về miễn dịch tại Đại học King's College London và là lãnh đạo nhóm nghiên cứu tại Học viện Francis Crick, nói. "Và vì vậy, cần nhấn mạnh tầm quan trọng cực kỳ của những tế bào này, đó là chỉ riêng kháng thể sẽ không thể giúp bạn vượt qua căn bệnh."

Trong phản ứng miễn dịch thông thường, chẳng hạn như để chống lại virus cảm cúm, hàng rào bảo vệ đầu tiên là hệ miễn dịch bẩm sinh, vốn bao gồm tế bào bạch cầu và các tín hiệu hóa học nâng cao mức cảnh cáo. Quá trình này bắt đầu sản xuất kháng thể, vốn sẽ có tác dụng vài tuần sau đó.

"Và song song với đó, bắt đầu khoảng bốn đến năm ngày sau khi nhiễm bệnh, bạn bắt đầu thấy tế bào T được kích hoạt, và chỉ dấu cho thấy chúng đặc biệt nhận diện được các tế bào nhiễm virus," Hayday giải thích.

Những tế bào không may mắn này sẽ bị tiêu diệt một cách nhanh chóng và thô bạo, hoặc là bởi chính tế bào T, hoặc bởi các phần khác của hệ miễn dịch, được huy động tới để thực hiện nghĩa vụ không vui vẻ gì thay cho tế bào T - trước khi virus có cơ hội biến thành nhà máy sản xuất và nhân bản ra vô số.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ngày càng có bằng chứng rõ nét cho thấy một số người có thể có sự bảo vệ ẩn giấu chống lại Covid-19

Tin tốt và tin xấu

Vậy ta biết gì về tế bào T và Covid-19?

Tiến hành xét nghiệm virus corona khó, dễ tới đâu?

Covid-19 và sự lựa chọn đau đớn cho ai được sống

Covid-19 ra tay tàn độc với nam giới hơn là với phụ nữ?

"Khi xem xét các trường hợp bệnh nhân Covid-19 - nhưng tôi cần nói rõ rằng đó là các bệnh nhân nhiễm bệnh nhưng không cần nhập viện - thì ta thấy có các phản ứng từ tế bào T," Hayday nói. "Và gần như chắc chắn đây là tin rất tốt cho những người quan tâm đến vaccine, vì rõ ràng là ta có thể tạo ra kháng thể và khiến tế bào T nhận biết được virus đó. Thật là tốt."

Trong thực tế, một loại vaccine do Đại học Oxford phát triển đã cho thấy nó có thể kích hoạt khả năng sản xuất tế bào này, bên cạnh việc sản xuất ra kháng thể.

Hiện vẫn còn quá sớm để biết phản ứng này sẽ đem đến mức độ bảo vệ nhiều ít tới mức nào, nhưng một thành viên của nhóm nghiên cứu nói với BBC News rằng kết quả là "cực kỳ có triển vọng". (Xem thêm về vaccine của Đại học Oxford và cách đăng ký tham dự vào thử nghiệm của nghiên cứu này - bản tiếng Anh)

Tuy nhiên, như thế đã là quá tốt rồi. Trong số rất nhiều bệnh nhân phải nhập viện với bệnh Covid-19 tiến triển nặng, thì phản ứng của tế bào T không diễn ra như dự kiến.

"Rất nhiều tế bào T đang bị nhiễm bệnh," Hayday giải thích. "Và những gì xảy ra với chúng hơi giống với việc đi ăn tiệc cưới hay tiệc kết thúc cuộc sống độc thân mà cuối cùng hỏng bét - ý tôi là có rất nhiều hoạt động, có sự sinh sôi nảy nở mạnh mẽ, nhưng rồi các tế bào này lại biến mất dần khỏi máu."

Một giả thiết là những tế bào T này chỉ đang được điều động tới nơi cần thiết nhất, chẳng hạn như phổi. Nhưng nhóm nghiên cứu của ông thì cho rằng rất nhiều trong số chúng đã chết.

"Khám nghiệm pháp y với bệnh nhân Covid-19 bắt đầu cho thấy thứ mà ta gọi là tình trạng hoại tử, cũng tương tự như thối rữa," ông nhận định. Điều này đặc biệt rõ ở những khu vực như lá lách hay các tuyến bạch huyết, nơi tế bào T thường sinh sống.

Đáng lo lắng là, hoại tử lá lách là chỉ dấu cho thấy tế bào T bị bệnh, trong đó bản thân tế bào miễn dịch đã bị tấn công.

"Nếu bạn nhìn vào khám nghiệm tử thi với bệnh nhân AIDS, bạn sẽ thấy cùng vấn đề," Hayday lý giải. "Nhưng HIV là loại virus trực tiếp gây bệnh với tế bào T, nó gõ cửa rồi bước vào."

Trái lại, không có bằng chứng nào hiện cho thấy virus Covid-19 có khả năng làm được điều này.

"Có thể là có nhiều cách giải thích cho điều này, nhưng theo hiểu biết của tôi thì chưa ai có câu trả lời cả," Hayday nói.

"Chúng tôi không biết điều gì đang xảy ra. Có mọi bằng chứng cho thấy tế bào T có thể bảo vệ bạn, có lẽ là trong nhiều năm. Nhưng khi người ta mắc bệnh, thình lình họ không được hỗ trợ thiết lập cơ chế bảo vệ cơ thể nữa."

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Tế bào T có thể vẫn có trong cơ thể nhiều năm sau khi người hết bệnh, giúp hệ miễn dịch có được trí nhớ lâu dài

Suy giảm lượng tế bào T có thể là lý do tại sao người già lại bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi Covid-19.

Thời tiết nắng nóng có tiêu diệt được Covid-19?

Vì sao tỷ lệ tử vong do virus corona mỗi nước mỗi khác?

'Giãn cách xã hội' bao lâu thì chống được Covid-19?

Hayday chỉ ra một thí nghiệm được thực hiện vào năm 2011, trong đó chuột được cho phơi nhiễm với phiên bản của cùng loại virus gây ra bệnh Sars.

Nghiên cứu trước đó đã cho thấy virus này - cũng là virus corona và là họ hàng gần với Covid-19 - kích thích việc sản sinh ra tế bào T cell, là loại tế bào chịu trách nhiệm ngăn cản lây nhiễm.

Nghiên cứu sau cho ra kết quả tương tự, nhưng sự khác biệt là lần này các chú chuột được tiếp tục sinh trưởng cho đến lúc già. Lúc chúng già đi, phản ứng của tế bào T trở nên yếu đi thấy rõ.

Tuy nhiên, trong cùng thí nghiệm, các nhà khoa học cũng cho chuột nhiễm virus bệnh cúm. Và trái ngược với những con chuột nhiễm Covid-19, những con chuột này tiếp tục có tế bào T chống lại bệnh cúm hiệu quả cho đến tận cuối đời.

"Đó là quan sát thú vị, theo cách mà nó có thể giải thích vì sao những người già hơn dễ bị nhiễm Covid-19 hơn," Hayday giải thích. "Khi bạn đến khoảng 30 tuổi, tuyến ức của bạn thực sự bắt đầu co lại [là một tuyến nằm đằng sau xương ức và giữa phổi, đóng vai trò quan trọng trong phát triển tế bào miễn dịch], lượng tế bào T được sản sinh ra hàng ngày sụt giảm cực mạnh về số lượng."

Điều này có ý nghĩa ra sao trong miễn dịch lâu dài?

"Với virus Sars ban đầu [xuất hiện năm 2002], người ta quay trở lại với bệnh nhân và chắc chắn tìm thấy dấu vết tế bào T vài năm sau khi bệnh nhân nhiễm bệnh," Hayday giải thích. "Điều này một lần nữa phù hợp với ý kiến cho rằng những người này có mang tế bào T có chức năng bảo vệ, một thời gian dài sau khi họ hồi phục."

Việc virus corona có thể dẫn đến việc tế bào T tồn tại lâu dài chính là điều khiến các nhà khoa học muốn kiểm tra lại các mẫu máu được lấy từ năm 2015 đến năm 2018, để xem liệu chúng có chứa bất cứ thứ gì có thể nhận diện Covid-19 hay không.

Thực tế cho thấy hệ miễn dịch của một số người đã học được cách nhận diện Covid-19 nhờ vào việc từng tiếp xúc với các loại virus gây bệnh cảm có protein bề mặt tương tự.

Điều này làm dấy lên khả năng trớ trêu, đó là một số người bị nhiễm bệnh nặng hơn vì họ không tích trữ tế bào T có khả năng nhận diện virus. "Tôi nghĩ rằng công bằng mà nói thì ta vẫn chưa có câu trả lời," Hayday chia sẻ.

Thật không may là chưa ai từng xác nhận rằng liệu những người có tế bào T có chống lại được các loại virus corona gây ra bệnh cảm thông thường hay không.

"Để có được quỹ cho nghiên cứu này sẽ cần phải có nỗ lực cực kỳ lớn," Hayday nói.

Nghiên cứu với bệnh cảm thông thường đã lỗi thời từ thập niên 1980 sau khi lĩnh vực này trì trệ và các nhà khoa học bắt đầu chuyển qua nhiều dự án mới, như nghiên cứu về HIV.

Khá khó khăn để có tiến bộ từ thời gian đó, vì căn bệnh này có thể do hàng trăm chủng virus gây ra - và rất nhiều trong số chúng có khả năng tiến hóa rất nhanh.

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Dù kháng thể vẫn còn quan trọng khi truy vết sự lây lan của Covid-19, nhưng rốt cuộc chúng có thể không cứu ta

Liệu ta có thể tìm ra vaccine?

Nếu như việc từng bị nhiễm virus bệnh cảm thực sự dẫn đến việc bị nhiễm Covid-19 ở mức độ nhẹ hơn, thì điều này có thể dự báo khá tốt cho việc phát triển vaccine - bởi đó sẽ là bằng chứng cho thấy tế bào T còn lưu lại trong cơ thể có thể đem lại sự bảo vệ đáng kể, dù chúng đã được sinh ra nhiều năm trước.

Nhưng dù thậm chí nếu điều này không xảy ra, thì sự liên quan của tế bào T vẫn có ích - và ta càng hiểu nhiều hơn điều gì đang xảy ra thì càng tốt.

Hayday giải thích rằng cách thức vaccine đang được chế tạo nói chung là dựa vào kiểu phản ứng miễn dịch mà các nhà khoa học đang hy vọng tìm ra được.

Một số có thể kích thích việc sản xuất kháng thể - những protein trôi nổi tự do có thể gắn vào mầm bệnh xâm nhập, rồi từ đó vô hiệu hóa chúng hoặc gắn chúng vào phần khác của hệ miễn dịch để chống lại chúng.

Một số khác có thể nhắm tới việc đưa tế bào T vào tham dự, hoặc có thể kích hoạt phản ứng từ những phần khác của hệ miễn dịch.

"Các thiết kế vaccine thực sự là cực kỳ đa dạng," Hayday nói. Ông đặc biệt cảm thấy được khích lệ với thực tế là virus này đã được chứng minh là có thể được hệ miễn dịch nhận biết rõ, kể cả ở những người bị nhiễm bệnh nặng.

"Vì vậy nếu ta có thể ngăn chặn những gì đang xảy ra với tế bào T ở bệnh nhân mà ta chăm sóc, thì ta sẽ có càng có cơ hội kiểm soát căn bệnh này hơn."

Có lẽ ta sẽ nghe nói nhiều hơn về tế bào T trong thời gian sắp tới.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.