Tiêm astra bao lâu tiêm lại

Trong thời gian sau khi tiêm bao lâu thì có thai được ạ?

Nguyễn Anh Quốc

Chào bác sĩ, em có câu hỏi này muốn hỏi bác sĩ ạ. Vợ chồng em năm nay 28 tuổi cũng đang có dự định là sẽ để cho vợ em mang thai ạ, tuy nhiên do dịch Covid-19 nên hai vợ chồng em đã tiêm mỗi người 2 mũi vaccine (em thì vaccine Astrazeneca, vợ em tiêm vaccine Pfizer) thời gian tiêm đến hiện tại là hơn 2 tháng rồi ạ. Bác sĩ cho em hỏi là trong thời gian sau khi tiêm bao lâu thì có thai được ạ? Nếu có thai như vậy thì vợ em có triệu chứng hay tác dụng phụ nào không ạ? Và thai nhi có bị ảnh hưởng gì không bác sĩ? Nếu mang thai vậy có tốt cho sức khoẻ của cả mẹ và con không bác sĩ? Em cám ơn bác sĩ, mong bác sĩ giải đáp cho em ạ!

Tiêm astra bao lâu tiêm lại

Chào bạn,

Theo các dữ kiện hiện có, vaccine ngừa Covid-19 tương đối an toàn với thai nhi, tuy nhiên vẫn cần thêm thời gian nghiên cứu các tác động về lâu dài. Trong bối cảnh đại dịch hiện nay, cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, các Hiệp hội Sản Phụ khoa khuyến cáo phụ nữ trước khi mang thai và có ý định mang thai nên tiêm ngừa vaccine Covid-19. Trong quá trình khám thai, có các mốc thời gian để tầm soát các bất thường về thai. Bạn có thể đến khám tại các cơ sở y tế có khoa tiền sản để được tầm soát và phát hiện sớm bất thường nếu có. Để đạt hiệu quả kháng thể cao nhất, 2 bạn có thể để có thai sau tiêm 1 tháng. Hiện tại, hai bạn đã tiêm đủ 2 mũi vaccine và có thể để có thai bình thường nhé.

Trung tâm Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, triển khai đa dạng các gói thăm khám và chăm sóc sức khỏe toàn diện cho phụ nữ, sẵn sàng hỗ trợ bạn. Rất mong sớm được đón tiếp bạn đến thăm khám!

Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ tổng đài Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: 1800 6858 (Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 (TP.HCM) để được hỗ trợ. Trân trọng!

ĐẶT CÂU HỎI VỚI CHUYÊN GIA NGAY

TƯ VẤN LIÊN QUAN

  • Sau khi đặt vòng tránh thai bị ra máu nhiều – Nguyên nhân vì sao?
  • Trước khi tiêm vaccine Vero Cell thì vợ em có thử que thì không có gì ạ
  • Lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng thế nào đến thai kỳ?
  • Phụ nữ cho con bú có tiêm vaccine Covid-19 được không?
  • Em mới sinh bé được 2 tháng 8 ngày có được chích vaccine Covid-19 không ạ?
  • Sau chích vaccine đi khám có thai 6 tuần như vậy có ảnh hưởng đến thai nhi không?
  • Em có tiêm được vaccine Covid-19 không ạ?
  • Mũi 2 uốn ván cách ngày sinh 3 tuần thì có sao không?
  • Tiêm vaccine của Trung Quốc được 3 ngày mới phát hiện có bầu liệu có sao không?
  • Đi tiêm vaccine Trung Quốc về 5 ngày sau em phát hiện mang thai


LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Tiêm astra bao lâu tiêm lại

Tiêm astra bao lâu tiêm lại

ĐỐI TÁC BẢO HIỂM

BS Trương Hữu Khanh - Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng I, TP.HCM, Cố vấn chuyên môn Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Những con số về khoảng cách giữa 2 mũi tiêm: 4, 6, 8 hay thậm chí là 3 tuần xuất phát từ nhiều lý do. Lý do đầu tiên, ngay từ khi nghiên cứu, người ta không thể chờ 4 tuần được. Vì giả định, nếu chích 2 liều vaccine kéo dài 4 tuần trên hơn 10 ngàn người thì thời gian sẽ bị kéo dài ra rất nhiều. Do đó, khi nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã rút ngắn thời gian còn 3 tuần giữa hai mũi tiêm để có thể thấy được hiệu quả. Nhưng về nguyên tắc, 2 mũi vaccine cùng loại khi chích thì cần cách nhau ít nhất là 4 tuần. Nên dù thời gian giữa 2 mũi tiêm trong giai đoạn nghiên cứu là 3 tuần, nhưng khi ứng dụng thực tế, các nhà khoa học đã kéo dài thời gian ra 4 tuần.

Mặt khác, tuy cũng có thể tiêm mũi vaccine thứ hai sau mũi đầu tiên từ 6, 8 và 12. Nhưng thời gian giữa 2 mũi tiêm còn phụ thuộc vào một yếu tố là nguồn vaccine. Nên tại Việt Nam lúc đầu thời gian cách nhau được quy định giữa 2 mũi vaccine là 4 tuần, có khi lại là 6, 8, 12 tuần. Tuy nhiên, đối với những người cần sớm tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine Covid-19 để phục vụ cho công tác phòng chống dịch ở tuyến đầu, thì không nên chờ 6, 8, hay 12 tuần để tiêm vaccine khi nguồn vaccine Covid-19 đã có sẵn.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, trân trọng!

Tiêm astra bao lâu tiêm lại

Người từ 18 tuổi trở lên tiêm mũi 3 ngay sau tiêm mũi 2 thời gian 3 tháng, tiêm mũi 4 ngay sau tiêm mũi 3 thời gian 4 tháng - Ảnh: VGP/Hiền Minh

Theo nhận định của Bộ Y tế, thời gian gần đây, tình hình dịch COVID-19 trên thế giới và trong nước có những diễn biến mới phức tạp, gia tăng số ca mắc bệnh với sự xuất hiện của nhiều ca mắc biến chủng BA.4, BA.5…

Để đối phó với những biến chủng này, các chuyên gia nhấn mạnh, việc tiêm vaccine COVID-19 vẫn là biện pháp hiệu quả và có ý nghĩa chiến lược trong phòng, chống dịch bệnh.

Hiện nay, Bộ Y tế đã có đầy đủ các hướng dẫn chuyên môn về tiêm các mũi vaccine COVID-19, tuy nhiên thời gian vừa qua tốc độ tiêm chủng còn chậm.

Để thống nhất và tăng cường công tác triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19, tăng nhanh tỷ lệ bao phủ các mũi vaccine cho các nhóm đối tượng, đặc biệt là trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi và những người có nguy cơ cao,  bảo đảm an toàn, thích ứng linh hoạt trong mọi diễn biến dịch có thể xảy ra theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế điều chỉnh và làm rõ cách xác định các mũi tiêm và thời gian tiêm.

Tiêm ngay mũi 3, mũi 4 khi đủ thời gian

Cụ thể, đối với người từ 18 tuổi trở lên, tiêm mũi 3 ngay sau mũi 2 thời gian 3 tháng; tiêm mũi 4 ngay sau mũi 3 thời gian 4 tháng; người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi khỏi bệnh.

Người từ 12 đến dưới 18 tuổi, tiêm mũi 3 ngay sau mũi 2 thời gian 5 tháng; người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi khỏi bệnh 3 tháng.

Trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi khỏi bệnh 3 tháng.

Địa phương cần đẩy mạnh truyền thông tác dụng, hiệu quả của vaccine

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông về tác dụng, hiệu quả của vaccine; tập trung truyền thông và tiêm chủng cho các đối tượng, đặc biệt cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, lưu ý các trẻ có nguy cơ cao, trẻ sống ở khu vực có tỷ lệ bao phủ vaccine thấp; tổ chức các đội tuyên truyền, vận động tiêm vaccine đến từng địa bàn dân cư.

Các địa phương công khai các điểm tiêm chủng trên địa bàn (địa chỉ, người phụ trách, thông tin liên hệ) và thông tin để người dân biết và đi tiêm chủng kịp thời.

Bộ Y tế cũng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo tăng tốc độ tiêm chủng vaccine cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên, đặc biệt ưu tiên trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi và trẻ có nguy cơ cao; nhanh chóng hoàn thành tiêm mũi 3, mũi 4 cho cán bộ, công nhân viên chức và người lao động trong ngành theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đồng thời tăng cường truyền thông, tư vấn cho học sinh, sinh viên, cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của trẻ em, học sinh về tác dụng, lợi ích của việc tiêm chủng, những phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng và trách nhiệm bảo đảm quyền được tiêm chủng của trẻ em để tạo sự đồng thuận, vận động các em và phụ huynh, người giám hộ hợp pháp của trẻ đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ, kịp thời.

Bộ Y tế đề nghị các bộ, ngành chỉ đạo đẩy nhanh hơn nữa việc tiêm vaccine cho cán bộ, công nhân viên chức, người lao động, quân nhân, chiến sĩ trong toàn ngành bảo đảm hoàn thành tiêm hết các đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Hiền Minh