Thuốc xịt mũi Otrivin cho bà bầu

Thuốc nhỏ mũi 0,05%: lọ 10 ml.

khí dung bơm mũi 0,1%: lọ 10 ml.

THÀNH PHẦN

cho 100 ml thuốc nhỏ mũi    Xylometazoline hydrochloride   50 mg

cho 100 ml khí dung bơm mũi    Xylometazoline hydrochloride   100 mg

DƯỢC LỰC

Xylometazoline thuộc nhóm các arylalkyl imidazoline.

Otrivine khi được sử dụng trong mũi có tác dụng gây co mạch, chống sung huyết ở niêm mạc mũi và hầu họng.

Otrivin gây tác dụng nhanh trong vòng vài phút và duy trì trong nhiều giờ. Otrivin được dung nạp tốt, ngay cả khi các niêm mạc dễ nhạy cảm, thuốc vẫn không gây cản trở chức năng của biểu mô của tiêm mao.

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Sau khi bơm hoặc nhỏ vào mũi, nồng độ của hoạt chất trong huyết tương rất thấp không thể kiểm tra được bằng các phương pháp phân tích thông thường hiện nay.

CHỈ ĐỊNH

– Sổ mũi, nghẹt mũi trong cảm lạnh, cúm và do các nguyên nhân khác.

– Trợ giúp tải các dịch tiết khi bị tổn thương vùng xoang.

– Hỗ trợ điều trị sung huyết niêm mạc mũi họng trong viêm tai giữa.

– Tạo điều kiện nội soi mũi dễ dàng.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Như các thuốc gây co mạch khác, không nên dùng Otrivin trong các trường hợp sau:

– Cắt tuyến yên qua đường xương bướm (hay sau các phẫu thuật bộc lộ màng cứng qua đường miệng hoặc mũi).

– Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Thuốc nhỏ mũi 0,05%:

Dùng cho trẻ nhũ nhi và trẻ em dưới 6 tuổi: thường nhỏ 1 đến 2 giọt vào mỗi bên mũi, 1 đến 2 lần/ngày; không nên nhỏ quá 3 lần/ngày.

Khí dung 0,1%:

Dùng cho người lớn và trẻ em trên 7 tuổi: mỗi lần xịt 1 liều vào trong mỗi bên mũi, thường khoảng 4 lần/ngày là đủ.

Cách sử dụng bình xịt khí dung: Bình khí dung ở vị trí thẳng đứng, nắp ở phía trên. Lắc lọ thuốc vài lần. Cho ống tra mũi vào mũi và bấm nhanh và mạnh vào nút bấm ở phía trên của bình khí dung; rút ống tra mũi ra trước khi thả tay bấm. Hít nhẹ qua mũi trong lúc bơm thuốc sẽ giúp thuốc được phân tán tối ưu. Đậy nút bảo vệ lại sau mỗi lần dùng.

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Như với tất cả các thuốc cùng nhóm trị liệu, Otrivin phải được sử dụng thận trọng trong trường hợp có phản ứng giao cảm quá mức, thể hiện qua việc mất ngủ, chóng mặt…

Như với các thuốc gây co mạch tại chỗ, việc điều trị liên tiếp và kéo dài bằng Otrivin, như trong bệnh viêm mũi mãn tính, là không nên.

LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚ

Sử dụng thận trọng cho phụ nữ mang thai.

Phụ nữ cho con bú chỉ dùng Otrivin khi có chỉ định của bác sĩ.

TÁC DỤNG NGOẠI Ý

Các tác dụng phụ sau đây có thể được ghi nhận trong một vài trường hợp: cảm giác nóng rát ở mũi và cổ họng, gây kích ứng tại chỗ, buồn nôn, nhức đầu, khô niêm mạc mũi.

QUÁ LIỀU

Không có hiện tượng quá liều nào được ghi nhận đối với người lớn.

Trong một vài trường hợp bị ngộ độc ở trẻ em do vô ý, một số triệu chứng sau đây được ghi nhận : mạch đập nhanh và không đều, tăng huyết áp và một vài rối loạn nhận thức. Nếu có thể, điều trị triệu chứng dưới sự theo dõi y khoa.

BẢO QUẢN

Tránh nóng, để thuốc ở nhiệt độ dưới 30oC

Sản phẩm nổi bật

  • 16:50 30/03/2022
  • Xếp hạng 4.92/5 với 20241 phiếu bầu

Những bệnh về tai – mũi – họng nói chung đều gây ra cảm giác vô cùng khó chịu, đặc biệt là đối với bà bầu. Giải pháp được nhiều người lựa chọn để điều trị chính là dùng các loại thuốc xịt mũi. Tuy nhiên, bà bầu cần đặc biệt chú ý vì có nguy cơ gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Khi bà bầu bị nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, có một số thuốc sau được coi là an toàn cho cả mẹ và bé khi sử dụng.

  • Glucocorticoid dạng xịt mũi

Glucocorticoid đường mũi có hiệu quả cao trong điều trị viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi và được coi là an toàn để sử dụng trong thai kỳ. Bà bầu bị nghẹt mũi nên sử dụng thuốc với liều thấp nhất mà vẫn hiệu quả cao. Hiện nay, các nghiên cứu đã chứng minh không có sự khác biệt lớn về hiệu quả dùng thuốc hoặc tính an toàn giữa các dạng bào chế glucocorticoid dùng đường mũi.

Thuốc kháng histamin đường uống ít hiệu quả hơn trong việc làm giảm triệu chứng nghẹt mũi và chảy nước mũi trong bệnh viêm mũi dị ứng so với glucocorticoid dạng xịt mũi. Hầu hết phụ nữ mang thai có nhu cầu dùng thuốc kháng histamin thích hợp nhất với thế hệ hai như: acrivastin, cetirizin, loratadin, mizolastine và terfenadin... bởi vì các thuốc nhóm này ít có tác dụng an thần và tác dụng phụ của cholinergic cũng thấp hơn so với thế hệ một (alimemazin, chlopheniramin, promethazine). Loratadin và cetirizin có thể được coi là lựa chọn đầu tay đối với bà bầu bị nghẹt mũi. Đã có dữ liệu an toàn của các thuốc này trên một số lượng lớn phụ nữ mang thai sử dụng thuốc.


Tình trạng nghẹt mũi ở bà bầu

Thuốc nhỏ mũi Xylometazoline là chất kích thích thần kinh giao cảm có tác động trực tiếp. Thuốc Xylometazoline có tác dụng co mạch bằng cách làm giảm sưng và tắc nghẽn khi tác động lên màng nhầy. Thuốc được chỉ định để điều trị chảy nước mũi do dị ứng, kích ứng xoang, hoặc cảm lạnh thông thường.

Thuốc nhỏ mũi Xylometazoline có thể được sử dụng trong thời gian ngắn (dưới 3 ngày) để làm giảm tạm thời tình trạng nghẹt mũi nặng. Liều dùng thuốc nhỏ mũi đối với bà bầu bị nghẹt mũi là dung dịch 0,1%: nhỏ thuốc vào mỗi lỗ mũi từ 2-3 lần/ngày, tối đa : 7 ngày.

Thuốc nhỏ mũi Xylometazoline chống chỉ định trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc ở giai đoạn sau, bà bầu bị nghẹt mũi cũng cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc. Khi có những biểu hiện bệnh cần đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc. Tuyệt đối không dùng thuốc theo kinh nghiệm hay mách bảo của người xung quanh, vì thuốc nhỏ mũi Xylometazoline có thể an toàn với người này nhưng lại nguy hiểm cho người khác. Đặc biệt với bà bầu bị chứng dị ứng, việc dùng thuốc càng phải thận trọng hơn vì họ có cơ địa rất nhạy cảm. Việc dùng thuốc không đúng có thể xảy ra những hậu quả đáng tiếc, nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Khi thấy biểu hiện bất thường, bà bầu nên gặp bác sĩ để được tư vấn

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec thăm khám và điều trị các bệnh lý viêm mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp nội - ngoại khoa tối ưu nhất cho bệnh nhân, cả trẻ em và người lớn. Đến với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, bệnh nhân sẽ nhận được sự thăm khám trực tiếp, tận tình và chuyên nghiệp từ đội ngũ cán bộ y tế giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY

XEM THÊM

Một vài các loại thuốc xịt mũi cho bà bầu có thể gây ra ảnh hưởng xấu nếu như không được dùng đúng cách. Vì thế, mẹ bầu cần nắm được một số lưu ý để sử dụng loại thuốc này an toàn.

4 loại xịt mũi cơ bản

Nước muối sinh lý: dung dịch nước muối sẽ làm lỏng chất nhầy trong mũi, thường được dùng để làm sạch mũi.  

Thuốc co mạch: cơ chế của loại thuốc này là làm các mạch máu trong niêm mạc mũi co lại. Từ đó các mô bị sưng bị thu nhỏ lại làm thông thoáng đường thở, giảm nghẹt mũi.   

Thuốc kháng histamin: thuốc này dùng để chữa dị ứng theo mùa cũng như các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi. Nó còn tránh được những tác dụng phụ không mong muốn như buồn ngủ. 

Nhóm steroid: thuốc nhóm này thường được dùng để giảm các triệu chứng dị ứng nhưng vẫn có tác dụng chữa nghẹt mũi trong các trường hợp vừa nhiễm trùng xong. Thuốc thường có tác dụng sau vài ngày sử dụng.    

Các chất trong thuốc xịt mũi có thể ảnh hưởng đến thai nhi 

Theo kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ, bác sĩ người Mỹ Allen Mitchell, Đại học Arizona được công bố trên tạp chí Dịch tễ học Mỹ (American Journal of Epidemiology), một số loại thuốc xịt mũi chứa các chất có thể gây ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Trong đó bao gồm:  

Hoạt chất Phenylephrine: Chất này có chứa trong thuốc Sudafed, được dùng để điều trị cảm lạnh, dị ứng, phù nề, sốt. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu mẹ dùng thuốc xịt mũi này có thể làm thai nhi tăng nguy cơ mắc các dị tật về tim hơn 8 lần. 

Hoạt chất Phenylpropanolamine: Trong thuốc Acutrim có chứa hoạt chất này. Nó khiến trẻ mắc một số bệnh về thính giác và dạ dày cao hơn 8 lần. 

Hoạt chất Pseudoephedrine: Đây là chất dùng để điều trị các bệnh về mắt, tai mũi họng. Tuy nhiên, nó lại có thể làm trẻ có nguy cơ mắc khuyết tật ở các chi nhiều gấp 3 lần.

Hoạt chất Imidazolines: Trong thuốc xịt mũi và thuốc nhỏ mắt thường có hoạt chất này. Imidazolines tạo ra các kết nối bất thường giữa khí quản và thực quản.  

Vì nhiều loại thuốc được bán mà không cần đơn thuốc của bác sĩ nên mẹ bầu cần phải biết các nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng thuốc xịt mũi. Mặc dù có mối liên hệ giữa thuốc với các dị tật ở trẻ sơ sinh nhưng phụ nữ mang thai cũng không cần phải quá hoang mang vì nguy cơ này không cao.

Lưu ý sử dụng thuốc xịt mũi cho bà bầu an toàn

Theo chỉ định của bác sĩ:  Nguyên tắc đầu tiên mà các mẹ bầu cần phải lưu ý là tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc xịt thông mũi. Khi có những dấu hiệu như ngạt mũi thì mẹ cần tới bác sĩ để được thăm khám và kê đơn thuốc. Tránh việc mua thuốc theo lời khuyên của người khác.     

Mặc dù thuốc xịt được cho là an toàn hơn so với thuốc uống nhưng không phải loại thuốc nào phụ nữ mang thai cũng có thể sử dụng. Nhất là với trường hợp những mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm, hay bị dị ứng thì rất cần phải cẩn thận.  

Nên sử dụng trong thời gian ngắn: Mặc dù thuốc xịt thông mũi có thể giúp giảm tình trạng ngạt mũi nặng cho bà bầu nhưng với một số loại thuốc không thể sử dụng lâu dài, tối đa chỉ được dùng trong 3 ngày. 

Kể cả với những thuốc được cho là đảm bảo an toàn đối với thai phụ thì việc dùng trong một thời gian dài cũng dẫn đến việc phụ thuộc vào thuốc. Thậm chí nó còn khiến cho tình trạng nghẹt mũi trở nên nặng hơn, thủng vách ngăn mũi và phải chữa trị bằng phẫu thuật. Mẹ bầu nên lưu ý rằng thuốc xịt mũi chỉ có thể hỗ trợ chứ không phải là thuốc chữa bệnh.

Không dùng thuốc xịt mũi kết hợp co mạch: Các bác sĩ khuyến cáo bà bầu không nên sử dụng thuốc xịt mũi kết hợp co mạch vì nó chứa các chất có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi. Kể cả với những người bình thường thì cũng tránh dùng thuốc xịt mũi kết hợp co mạch thường xuyên và kéo dài. Dù có tác dụng rất nhanh nhưng rất dễ khiến người dùng bị lờn thuốc.