Thuốc permethrin trị ghẻ giá bao nhiêu năm 2024

Ghẻ ngứa là một bệnh lý da liễu mà rất nhiều người mắc phải. Không chỉ xảy ra tại các vùng quê mà căn bệnh này cũng xuất hiện cả ở những khu đô thị, thành phố lớn hiện đại. Các thuốc trị ghẻ ngứa được điều chế với công dụng giải quyết nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ thông tin về các thuốc trị ghẻ ngứa.

1. Khái quát về bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ do một loại ký sinh trùng gọi là cái ghẻ gây nên. Nó xâm nhập vào lớp thượng bì của da và có thể gây bệnh cho mọi người ở bất kỳ độ tuổi nào. Bệnh ghẻ phát triển chủ yếu ở những vùng có điều kiện sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh, những nơi dân cư đông đúc khi người bệnh tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân bị ghẻ hoặc tiếp xúc gián tiếp thông qua những đồ vật dính cái ghẻ, trứng ghẻ,...

Triệu chứng báo hiệu tình trạng bị ghẻ ngứa bao gồm:

  • Cảm giác ngứa dữ dội và cơn ngứa sẽ gia tăng vào ban đêm bởi vì cái ghẻ thường đào hầm và hoạt động về đêm;
  • Sự xuất hiện của các hang ghẻ với đặc điểm sẩn cứng, mụn nước nổi trên bề mặt, đôi khi nó là các nốt mụn chấm đen trên bề mặt da;
  • Nốt ghẻ thường nổi ở nếp gấp cổ tay, bờ kẽ ngón tay, lòng bàn tay - bàn chân, nách, khuỷu tay, quầng vú và môi lớn ở nữ giới, dương vật ở nam giới;
  • Tình trạng đỏ da rải rác tại nhiều vị trí trên cơ thể, cho thấy hệ miễn dịch đang phản ứng nhạy cảm với sự xâm nhập của ký sinh trùng;
  • Triệu chứng ngứa ngáy khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, thường xuyên gãi làm tổn thương da và dần dần da bị bong tróc, sừng hóa.

Thuốc permethrin trị ghẻ giá bao nhiêu năm 2024

Bệnh ghẻ tuy không nguy hiểm nhưng lại gây ra các triệu chứng vô cùng khó chịu

2. Các loại thuốc trị ghẻ ngứa thường được bác sĩ chỉ định

Đối với điều trị ghẻ ngứa thì hiện nay có các loại thuốc như sau:

2.1. Thuốc trị ghẻ ngứa dạng bôi có chứa permethrin (5%):

Thuốc này thường được sử dụng để điều trị bệnh ghẻ, giúp ức chế hoạt động của cái ghẻ và tiêu diệt chúng. Thuốc khá lành tính nhưng cần được dùng theo đúng hướng dẫn để không gặp phải các tác dụng phụ phát sinh.

Phụ thuộc vào mức độ của bệnh, phạm vi vùng da bị ảnh hưởng và lứa tuổi, bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng phù hợp nhất.

Liều dùng của thuốc:

  • Đối với trẻ từ 2 tháng tuổi - 1 tuổi: tối đa 3,75gr/lần, tương đương ⅛ ống thuốc;
  • Đối với trẻ từ 1 - 5 tuổi: tối đa 7,5gr/lần, tương đương ¼ ống;
  • Đối với trẻ từ 6 - 12 tuổi: tối đa 15gr/lần, tương đương ½ ống;
  • Đối với trẻ > 12 tuổi và người lớn: tối đa 30gr/lần, tương đương 1 ống.

Thuốc permethrin trị ghẻ giá bao nhiêu năm 2024

Thuốc trị ghẻ ngứa có chứa Permethrin 5%

Một số trường hợp người lớn có thể phải dùng nhiều thuốc hơn để bôi phủ toàn thân nhưng cần lưu ý là không được dùng quá 60gr/lần (2 ống thuốc) cho mỗi lần bôi.

Permethrin có thể gây ra một số tác dụng phụ dưới đây trong quá trình sử dụng thuốc:

  • Châm chích, khó chịu và ngứa ngáy tại vùng da bôi thuốc, đặc biệt là ở những bệnh nhân bị ghẻ nặng. Tuy nhiên triệu chứng này sẽ ở mức nhẹ và nhanh hết;
  • Việc dùng thuốc vẫn có thể gây ngứa là do cơ thể phản ứng với xác ve rận chết dưới da. Biểu hiện này có thể kéo dài sau đó 4 tuần nhưng không phải là dấu hiệu điều trị thất bại mà là thuốc đang phát huy tác dụng của nó;
  • Một số biểu hiện kích ứng khác: phù nề, ban đỏ, ngứa, phát ban, chàm,...

Hãy thông báo cho bác sĩ về các phản ứng phụ trong quá trình dùng thuốc và theo dõi chặt chẽ những triệu chứng này. Bác sĩ sẽ giải thích và tư vấn phương pháp xử trí phù hợp.

2.2. Thuốc trị ghẻ ngứa D.E.P (Diethylphtalat)

Đây là loại thuốc phổ biến thường được dùng để khắc phục những tổn thương da do ghẻ ngứa hoặc vết côn trùng cắn. Trước khi bôi thuốc bạn cần rửa tay và vệ sinh sạch sẽ vùng da bị ghẻ ngứa. Sau đó lấy một lượng thuốc vừa đủ lên tay, thoa đều lên da khoảng 1 - 2 lần/ngày.

Thuốc cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ cần lưu ý đó là có khả năng gây kích ứng ngoài da, đỏ rát và ngứa da. Nếu xuất hiện phản ứng mẫn cảm, tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn mà không được cải thiện thì người bệnh cần ngừng thuốc và hỏi lại ý kiến của bác sĩ ngay.

Thuốc trị ghẻ ngứa D.E.P

2.3. Thuốc trị ghẻ ngứa Ivermectin

Đây là thuốc dạng đường uống thường được dùng trong điều trị các bệnh lý do nhiễm phải ký sinh trùng, chẳng hạn như bệnh giun lươn đường ruột, bệnh sán lá gan lớn,... Đối với trường hợp mắc bệnh ghẻ ngứa thì Ivermectin được chỉ định khi các loại thuốc bôi điều trị tại chỗ trước đó không đem lại hiệu quả tích cực, hoặc bệnh nhân không đáp ứng tốt với các thuốc này.

Trước khi dùng thuốc người bệnh cần được thăm khám kỹ lưỡng, được xét nghiệm kiểm tra chắc chắn trong cơ thể có chứa ký sinh trùng và chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Một số tác dụng phụ do Ivermectin gây ra bao gồm: phát ban, ngứa ngáy, sốt đột ngột, khó thở, chán ăn, tiêu chảy hoặc táo bón, đau dạ dày, tăng men gan,... Những tác dụng phụ này có thể tăng nặng ở những bệnh nhân cùng lúc nhiễm nhiều loại ký sinh trùng khác nhau.

Thuốc permethrin trị ghẻ giá bao nhiêu năm 2024

Thuốc trị ghẻ ngứa dạng uống Ivermectin chỉ được sử dụng khi có sự kê đơn của bác sĩ

3. Phương pháp giúp phòng ngừa nguy cơ tái phát bệnh ghẻ ngứa

Bệnh ghẻ ngứa có tính chất lây lan cao thông qua tiếp xúc thông thường giữa người lành và người bệnh. Do đó không chỉ riêng bệnh nhân bị ghẻ cần phải điều trị mà cả những người xung quanh cùng sống trong tập thể đó cũng cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa, điều trị đồng thời. Những nơi dễ là môi trường lý tưởng để lây lan bệnh ghẻ bao gồm ký túc xá, lớp học, gia đình,... Các phương pháp phòng bệnh ghẻ nên được áp dụng bao gồm:

  • Giặt giũ và phơi phóng sạch sẽ mọi đồ dùng cá nhân như chăn ga, gối đệm, mùng màn, quần áo,... Cách giặt tốt nhất là sau khi xả hết xà phòng hãy trụng những đồ dùng này qua nước sôi, phơi chúng dưới ánh nắng cho thật khô và trước khi mặc hãy là, ủi nóng. Điều này giúp tiêu diệt tận gốc trứng ghẻ và cái ghẻ mắc lại ở những đồ dùng này;
  • Không được dùng chung vật dụng cá nhân và quần áo với người khác;
  • Vệ sinh cá nhân thật sạch sẽ hàng ngày, tắm gội thường xuyên;
  • Nếu trong gia đình hoặc tập thể có người bệnh bệnh ghẻ thì cần cho người đó điều trị ngay từ sớm, không tiếp xúc và dùng chung đồ với người bệnh.

Mặc dù ghẻ ngứa không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng các triệu chứng của bệnh thường gây khó chịu và làm mất đi sự tự tin cho người bệnh. Do đó nếu bệnh nhân có những dấu hiệu của ghẻ ngứa, hãy đi khám da liễu ngay để được điều trị thích hợp.

Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại thuốc trị ghẻ ngứa. Nếu cần được giải đáp thắc mắc nào khác, quý bạn đọc vui lòng liên hệ qua hotline 1900 56 56 56, tổng đài viên của MEDLATEC sẽ hỗ trợ bạn.