Thai 32 tuần nhịp tim bao nhiêu năm 2024

Thai nhi 32 tuần bị rối loạn nhịp tim nặng, tràn dịch màng phổi, nguy cơ tử vong cao, được bác sĩ truyền thuốc qua bánh nhau, giữ an toàn trong bụng mẹ thêm 4 tuần.

Ngày 10/11, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Duyên, Phó khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết, bé trai (con sản phụ Bùi Minh Phương, 26 tuổi, ngụ Hòa Bình) chào đời an toàn ở tuần thai 36, cân nặng 2,7 kg, nhịp tim, huyết áp ổn định. Đây là trường hợp em bé bị rối loạn nhịp tim từ trong bào thai hiếm gặp, với tỷ lệ 1/10.000 ca.

Đầu tháng 10, khi mang thai ở tuần thứ 32, chị Phương đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội khám, bác sĩ phát hiện có hiện tượng rối loạn nhịp tim thai, xu hướng tiến triển nhanh gần gấp đôi bình thường, với tần suất 240 lần/phút, không đều (nhịp tim thông thường của thai nhi là 110-180 lần/phút). Kết quả siêu âm tim thai cho thấy, em bé bị cuồng nhĩ (một dạng rối loạn nhịp tim thai), suy tim, buồng tim giãn, tim giảm co bóp kèm tràn dịch màng phổi.

Tình trạng khẩn cấp bởi nguy cơ thai chết lưu trên 75%. Thai ở tuần 32, phổi chưa trưởng thành nên việc kết thúc thai kỳ sớm và điều trị em bé rất khó khăn, nhất là khi em bé bị suy tim. Sau khi cân nhắc các nguy cơ, khả năng thành công, bác sĩ Duyên quyết định dùng thuốc ngấm qua tuần hoàn bánh nhau điều trị cho thai nhi. Theo đó, mẹ được sử dụng thuốc chống loạn nhịp. Thuốc sẽ theo tuần hoàn bánh rau, tác động trực tiếp lên hệ dẫn truyền tim thai, cắt cơn cuồng nhĩ, duy trì nhịp tim thai ở mức ổn định.

Bác sĩ Duyên phân tích, sử dụng thuốc chống loạn nhịp gián tiếp qua người mẹ là phương pháp điều trị tối ưu trong trường hợp này, cho tỷ lệ thành công cao, hạn chế tối đa biến chứng so với phương pháp dùng trực tiếp trên thai. Tuy nhiên, chính thuốc chống loạn nhịp tim cũng có thể gây biến đổi điện thế tế bào cơ tim của mẹ, dẫn tới các rối loạn nhịp tim mẹ khi đang ở trạng thái bình thường. Vì vậy, bác sĩ phải đánh giá kỹ và theo dõi sát tình trạng mẹ trước, trong suốt quá trình điều trị để đảm bảo an toàn cho mẹ khi dùng thuốc.

Thai 32 tuần nhịp tim bao nhiêu năm 2024

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Duyên siêu âm kiểm tra bất thường tim thai cho chị Phương tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Sau 5 ngày điều trị, nhịp tim thai nhi được kiểm soát tốt, nhịp tim thai dao động mức 140-150 lần/phút, chỉ còn một số nhịp bất thường ở tâm nhĩ, hết dịch màng phổi. Thai phụ dần được giảm liều và điều trị duy trì. Nhưng khi sang tuần thứ 36, nhịp tim thai có thời điểm giảm xuống còn 110 lần/phút, nguy cơ suy tim thai tiến triển. Ekip bác sĩ Sản - Tim mạch - Sơ sinh - Nhi đã đánh giá kỹ nguy cơ mất tim thai trong bụng mẹ và khả năng hồi sức, can thiệp điều trị thành công sau sinh, nhất là khi phổi em bé đã trưởng thành hơn, chưa có dấu hiệu tràn dịch tái phát, bác sĩ quyết định mổ khẩn bắt con và tiếp tục điều trị cho bé sau sinh.

Nhờ điều trị kịp thời ngay từ trong bụng mẹ, bé được cải thiện chức năng tim, ổn định nhịp tim, kéo dài thời gian trưởng thành phổi. Êkip bác sĩ Sản - Sơ sinh - Tim mạch nhi đón bé ngay tại phòng sinh, giúp bé ổn định thân nhiệt, hồi sức phổi bơm Surfactant (điều trị suy hô hấp cho trẻ sinh non), siêu âm tim kiểm tra, theo dõi chặt chẽ tại khoa Sơ sinh. Song song đó, bác sĩ cũng hội chẩn với đồng nghiệp chuyên khoa sâu về rối loạn nhịp tim trẻ em ở một bệnh viện tuyến trung ương lên kế hoạch hỗ trợ, tiếp nhận, điều trị thêm cho bé. Hiện sức khỏe bé ổn định và đã xuất viện.

Thai 32 tuần nhịp tim bao nhiêu năm 2024

Em bé chào đời an toàn và được theo dõi tại khoa Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Nhịp tim thai là dấu hiệu quan trọng đánh giá sức khỏe thai nhi. Nhịp tim thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của thai. Tim đập không đều, quá nhanh hoặc quá chậm là biểu hiện của rối loạn nhịp.

Theo bác sĩ Duyên, tình trạng rối loạn nhịp tim ở thai nhi hiếm gặp, chỉ chiếm từ 1-2% các trường hợp thai phụ. Trong đó, 85% trường hợp chỉ cần theo dõi, 15% còn lại thuộc nhóm nặng cần điều trị. Trường hợp cuồng nhĩ tim thai như chị Phương chiếm khoảng 30% các loại rối loạn nhịp tim nhanh ở thai. Đây là tình trạng rối loạn nhịp nặng, ước tính cứ 10.000 ca mới có một trường hợp mắc phải.

Thai phụ cần khám thai định kỳ theo các mốc thời gian bác sĩ tư vấn. Các trường hợp như mẹ bị sốt, nhiễm virus, nhiễm trùng, mắc bệnh tuyến giáp, bệnh tự miễn hay dùng thuốc ảnh hưởng đến nhịp tim như thuốc giãn phế quản... nên khám sàng lọc tim thai sớm tại các cơ sở y tế có sự phối hợp đa chuyên khoa Sản - Tim mạch - Sơ sinh - Nhi để được theo dõi chặt chẽ, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Nhịp tim thai của trẻ được hình thành từ rất sớm. Dựa vào tim thai, các bác sĩ sẽ chẩn đoán được thai có đang phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ hay không. Bài viết dưới đây là những thông tin các mẹ bầu cần lưu ý.

1. nhịp tim thai có từ tuần thứ mấy và phát triển ra sao?

Các chuyên gia cho biết, tim thai thường có từ ngày thứ 16 của thai kỳ. Đó là khi phôi thai bắt đầu hình thành 2 mạch máu tạo thành các ống dẫn của tim. Thời điểm này, vẫn chưa hình thành hình dáng của tim thai nhưng điều hết sức kỳ diệu và thú vị là tim đã hoạt động, đập và co bóp. Tim thai sẽ phát triển và hoàn thiện nhanh hơn từ sau tuần thứ 4.

Thai 32 tuần nhịp tim bao nhiêu năm 2024

Tim thai thường có từ ngày thứ 16 của thai kỳ.

Cột mốc quan trọng đầu tiên là tuần thai thứ 5. Theo các bác sĩ, đây là lúc phôi thai có sự phát triển mạnh mẽ, bắt đầu có hình hài và hình thành nhiều tế bào. Hạt nhỏ nằm ở giữa phôi sẽ dần phát triển thành tim thai. Khi tim thai đã được hình thành nghĩa là một mầm sống đang trỗi dậy.

Giai đoạn về sau, tim thai dần hoàn thiện. Cụ thể, ở cột mốc tuần thứ 7, tim thai sẽ lớn dần và có sự phân chia thành buồng trái, buồng phải. Đến tuần thứ 11, tuần thứ 12, tim thai đã hoàn thiện và đập nhẹ, xuất hiện những Nhịp tim thai đầu tiên.

Bước sang tuần thứ 14, nhịp tim của thai nhi đập mạnh và rõ hơn. Tuần thứ 16, tim thai có thể bơm máu, khoảng 24 lít/ngày và con số này sẽ tăng lên theo sự phát triển của thai. Đây là thời điểm mà cấu tạo của tim đã hoàn thành và đảm nhiệm tốt chức năng của mình.

Từ sau những cột mốc này, thai nhi phát triển mạnh, đồng thời tim thai sẽ tiếp tục lớn, cả về khối lượng và kích thước. Theo các bác sĩ, thông thường tim thai của bé sẽ đập từ 120 - 160 lần /phút.

2. Khi nào nghe được nhịp tim thai?

Thời gian nghe được tim thai ở mỗi trường hợp là khác nhau. Thông thường, các bác sĩ có thể giúp mẹ bầu nghe được tim thai của con mình vào khoảng tuần thứ 6, tuần thứ 7 của thai kỳ.

Tim thai đập càng rõ, càng to thì chứng tỏ con của bạn đang phát triển rất tốt.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp thai nhi khác, các bà bầu phải chờ đến tuần thứ 8 đến tuần thứ 10 của thai kỳ mới được nghe những nhịp tim đầu tiên của con yêu.

Sang đến tuần thứ 20, sự phát triển của thai nhi sẽ được biểu hiện rõ ràng qua nhịp tim thai. Không cần phải nhờ đến sự trợ giúp của các nhân viên y tế, bạn chỉ cần dùng tai nghe bình thường cũng có thể thấy rõ được tim thai.

Thai 32 tuần nhịp tim bao nhiêu năm 2024

Sang đến tuần thứ 20, sự phát triển của thai nhi sẽ được biểu hiện rõ ràng qua nhịp tim thai

Tim thai chính là dấu hiệu nhận biết về sức khỏe thai nhi. Nếu nhịp đập bạn nghe thấy càng rõ, càng to thì chứng tỏ con của bạn đang phát triển rất tốt, thai nhi khỏe mạnh. Ngược lại, nếu có cảm nhận có điều bất thường, bạn nên liên hệ ngay tới các bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

3. Một số lưu ý về nhịp tim thai

Nhịp tim chính là một yếu tố mà bác sĩ cần phải biết chính xác để nắm rõ được sự phát triển của thai kỳ, đồng thời giúp can thiệp kịp thời khi có những tình trạng xấu xảy ra. Từ đó, giúp mẹ và thai nhi được đảm bảo an toàn.

Các bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị hiện đại để hỗ trợ và đảm bảo quá trình theo dõi nhịp tim của thai được chính xác. Dụng cụ đó là các trang thiết bị phục vụ siêu âm từ ngoài, đồng thời một thiết bị khác được gắn lên da đầu thai nhi với chức năng theo dõi trực tiếp, đảm bảo chỉ số nhịp tim chính xác.

Chuyên gia sản khoa cho biết, việc theo dõi tim thai vô cùng quan trọng, đặc biệt là ở giai đoạn tam cá nguyệt 3 và giai đoạn khi mẹ có dấu hiệu chuyển dạ. Cần phải đảm bao thai nhi luôn khỏe mạnh.

- Nhịp tim bình thường

Ở tuần thai thứ 16, tim thai đã hoàn thiện và trung bình có thể đập 120 - 160 lần/phút. Khi em bé cựa quậy nhiều, nhịp tim có thể tăng lên 180 lần/ phút. Sang tuần thứ 20, tim thai có thể đập nhanh và mạnh hơn.

Ở giai đoạn chuyển dạ, nhịp tim thai đạt từ 120 - 160 lần/phút được cho là nhịp đập tốt nhất. Bạn cần nhớ rằng, cử động của thai cũng tác động đến nhịp tim, khi ngủ, khi hoạt động nhịp tim của thai nhi cũng thay đổi. Tuy nhiên, nếu cảm thấy lo lắng về nhịp tim của bé, bạn có thể liên hệ và nhờ đến sự trợ giúp từ chuyên gia.

- Nhịp tim nhanh

Khi mẹ chuyển dạ, thai nhi cần lượng oxy nhiều hơn vì thế tim thai cũng sẽ nhanh hơn. Cụ thể, sẽ tăng ít nhất là 15 nhịp/phút và kéo dài 15 giây. Đây là hiện tượng bình thường, mẹ không nên quá lo lắng.

Nếu tim thai tăng nhanh và tăng đột ngột ở các thời điểm khác nhau khi mẹ bầu chuyển dạ, rất có thể đó là những dấu hiệu của suy tim. Các bác sĩ sẽ có những tác động cần thiết để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Thai 32 tuần nhịp tim bao nhiêu năm 2024

Mẹ bầu cần khám thai định kỳ để đảm bảo thai nhi phát triển tốt.

- Nhịp tim chậm

So với nhịp thai nhanh thì nhịp tim thai chậm gây nguy hiểm nhiều cho thai nhiều hơn. Khi tim thai chỉ đập 80 lần/ phút chính là lúc nguy cấp và mẹ nên đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

Nhiều mẹ bầu tin rằng, nhịp tim của thai có thể là dấu hiệu nhận biết giới tính. Cụ thể, nếu tim thai dưới 140 nhịp/ phút, thai có thể mang giới tính nam. Nếu nhịp tim đập 140 nhịp/ phút trở lên thì mẹ có thể đang mang bầu bé gái. Tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng khoa học kết luận về vấn đề này. Cách chính xác nhất để nhận biết giới tính thai nhi chính là qua siêu âm hình ảnh.

Trên đây là một số thông tin về nhịp tim thai mà các mẹ bầu cần trang bị. Nếu còn có những vấn đề cần được giải đáp, bạn có thể liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được giải đáp.

Thai 32 tuần nhịp tim bao nhiêu năm 2024

Tổng đài của MEDLATEC sẵn sàng giải đáp, tư vấn mọi băn khoăn của khách hàng

MEDLATEC có hơn 24 năm kinh nghiệm với đội ngũ bác sĩ khám chữa bệnh chuyên môn cao và hệ thống máy xét nghiệm, siêu âm,… hiện đại. Chính vì thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng dịch vụ của chúng tôi.

Nhịp tim thai 32 tuần là bao nhiêu?

Thông thường ở tuổi thai 32 tuần, nhịp tim thai cơ bản sẽ vào khoảng 140 - 150L/P. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý, nhịp tim thai nhi cũng giống như nhịp tim của mẹ, khi cử động nhiều đều có thể dẫn tới thay đổi nhịp tim.

Tim thai ở tuần thứ 10 là bao nhiêu?

+ Nhịp tim thai 10 tuần thường rất nhẹ và rất khó để cảm nhận mà chỉ có thể nhận biết qua phương pháp siêu âm. Trung bình nhịp tim của thai nhi có thể đạt 140 đến 170 nhịp trên phút. Tình trạng thai nhi đập quá nhanh hay quá chậm đều là những dấu hiệu bất thường là có thể tính đến nguy cơ sảy thai.

Tim thai 7 tuần bao nhiêu là con gái?

Ở tuần thứ 7, nhịp đập mỗi phút bắt đầu từ 90–110 nhịp/phút và tăng mỗi ngày. Nhịp tim thai tiếp tục tăng cho đến khi nó đạt đỉnh điểm vào khoảng tuần 9, từ 140–170 nhịp đập mỗi phút cho bé trai lẫn bé gái.

Tim thai ở tuần thứ 12 là bao nhiêu?

Nhịp tim của thai nhi không ổn định Vào thời gian đầu mang bầu, thai nhi 6 - 7 tuần tuổi, nhịp đập sẽ vào khoảng 120 - 130 lần/phút, 170 - 180 lần/phút khi được 8 - 10 tuần tuổi, đến tuần thứ 12 đến khi em bé chào đời sẽ tương đối ổn định với 120 - 160 lần/phút.