Thực dân Pháp xâm lược Campuchia trong lực đất nước Campuchia như thế nào

Biên giới trên đất liền Việt Nam và Campuchia có chiều dài khoảng 1.137km, khởi đầu tại cột mốc số 0 ở vị trí là giao điểm đường biên giới ba nước Việt Nam - Campuchia - Lào. Điểm kết thúc ở bờ vịnh Thái Lan tiếp giáp giữa tỉnh Kiên Giang (Việt Nam) và tỉnh Kampot (Campuchia) là cột mốc mang số hiệu 314.     

Quá trình hình thành

Trước thế kỉ XVI, biên giới chỉ là vùng đệm, chưa đươc phân định rõ ràng. Đầu thế kỉ XVI, biên giới Việt Nam – Campuchia được hình thành và tương đối ổn định đến cuối thế kỷ XVIII.

Đến thời điểm trước khi thực dân Pháp xâm lược Đông Dương, Việt Nam và Campuchia về cơ bản đã thống nhất về lãnh thổ nhưng ranh giới cụ thể vẫn chỉ là những biên giới tập quán, chưa phải là một đường biên giới quốc tế (tức là chưa có một hệ thống văn bản theo chuẩn mực quốc tế và được phân giới, cắm mốc trên thực địa).

Giai đoạn sau khi Thực dân Pháp xâm lược Đông Dương đến năm 1954, việc hoạch định và phân giới, cắm mốc đường biên giới Việt Nam – Campuchia thời kỳ này gồm hai phần: Phân đoạn biên giới giữa Nam Kỳ (Việt Nam) và Campuchia và Phân đoạn biên giới giữa Trung Kỳ (Việt Nam) và Campuchia.

Biên giới giữa Nam Kỳ và Campuchia được hoạch định bởi Thỏa ước Pháp – Campuchia năm 1873, đã được tiến hành phân giới cắm mốc theo trình tự pháp lý đúng với quy định pháp luật của nước Pháp.

Biên giới giữa Trung Kỳ và Campuchia được xác định bằng 02 Nghị định ngày 6/12/1904 và Nghị định ngày 4/7/1905 của Toàn quyền Đông Dương. Ranh giới giữa Trung Kỳ và Campuchia chưa được cắm mốc giới trên thực địa.

Giai đoạn từ năm 1954-1979 xảy ra nhiều xung đột, tranh chấp biên giới giữa chính quyền Việt Nam Cộng hòa và Campuchia. Trong giai đoạn từ năm 1964-1976, hai bên đã tiến hành nhiều lần đàm phán, thương lượng về vấn đề biên giới nhưng không đạt được kết quả.

Ngày 18/2/1979, Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa nhân dân Campuchia đã ký Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa hai nước. Tại Điều 4 của Hiệp ước, hai bên sẽ đàm phán để ký một hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia trên cơ sở đường biên giới hiện tại, quyết tâm xây dựng đường biên giới này thành biên giới hòa bình, hữu nghị lâu dài giữa hai nước.

Từ năm 1982, lãnh đạo cấp cao hai nước đã có những cuộc tiếp xúc chính thức nhằm tìm ra giải pháp bảo đảm lợi ích của hai bên trong đó có vấn đề biên giới, lãnh thổ. Ngày 20/7/1983, tại Phnôm Pênh, hai bên đã ký chính thức “Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia” và “Hiệp ước về quy chế biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia”.

Ngày 27/12/1985, hai bên đã ký chính thức “Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia”.

Ngày 10/10/2005, hai bên ký chính thức “Hiệp ước giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985”.

Thực dân Pháp xâm lược Campuchia trong lực đất nước Campuchia như thế nào
Chiến sĩ biên phòng 3 nước Việt Nam-Lào-Campuchia tại cột mốc 3 biên giới. Ảnh: Trần Phong

Ngay sau khi Hiệp ước bổ sung 2005 có hiệu lực, Ủy ban liên hợp biên giới hai nước đã tổ chức nhiều cuộc họp để trao đổi, thống nhất các văn bản pháp lý-kỹ thuật làm cơ sở triển khai công tác phân giới, cắm mốc, xác định và cắm các cột mốc trên thực địa cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình phân giới, cắm mốc.

Giai đoạn từ năm 2009-2012, hai bên tiếp tục tiến hành các công tác hoàn thành việc thành lập bộ bản đồ mới; kết thúc phân giới, cắm mốc trên thực địa, soạn thảo và ký Nghị định thư ghi nhận kết quả công tác phân giới, cắm mốc. Tuy nhiên, do vấn đề biên giới, lãnh thổ bị chi phối bởi yếu tố lịch sử, tình cảm, những tồn động về pháp lý, phức tạp nên mục tiêu hoàn thành toàn bộ công tác phân giới, cắm mốc trong năm 2012 không đạt được.

Nỗ lực phân giới cắm mốc và quản lý

Từ năm 2013 Việt Nam và Campuchia thống nhất bổ sung thêm mốc phụ và cọc dấu để làm rõ thêm hướng đi của đường biên giới trên thực địa và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng quản lý. Trong những năm 2013-2018, hai bên đã phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai công tác xác định, cắm mốc phụ và cọc dấu; phối hợp hoàn thiện bộ bản đồ địa hình biên giới tỷ lệ 1/25.000 và thể hiện thành quả phân giới, cắm mốc lên bản đồ; xây dựng văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả phân giới, cắm mốc đã đạt được. Ngày 5/10/2019, tại Hà Nội, hai bên đã ký chính thức hai văn kiện nhằm ghi nhận khoảng 84% thành quả phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền cụ thể là “Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia” (Hiệp ước bổ sung năm 2019) và “Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia” (Nghị định thư 2019).

Thực dân Pháp xâm lược Campuchia trong lực đất nước Campuchia như thế nào
Một cửa khẩu biên giới Việt Nam-Campuchia - Ảnh: AFP

Việc ký Hiệp ước bổ sung năm 2019 và Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia là một sự kiện lịch sử trọng đại, có ý nghĩa hết sức thiết thực và to lớn về mọi mặt, đáp ứng nguyện vọng chung và lợi ích của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, cụ thể:

Thứ nhất, việc ký 02 văn kiện pháp lý là minh chứng rõ ràng cho nỗ lực và thiện chí của hai bên trong việc hợp tác giải quyết hòa bình vấn đề biên giới lãnh thổ trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là những điều ước quốc tế song phương mà hai bên đã ký kết, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích của nhau, bình đẳng cùng có lợi.

Thứ hai, cùng với các Hiệp ước về nguyên tắc và hoạch định biên giới đã ký kết vào những năm 1983, 1985 và 2005, hai văn kiện pháp lý này hợp thành khung pháp lý quan trọng về biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia.

Như vậy là sau hơn 36 năm đàm phán, hai nước đã có khoảng 84% chiều dài đường biên giới được phân giới cắm mốc và được ghi nhận rõ ràng trên hồ sơ pháp lý cũng như trên thực địa với một hệ thống mốc biên giới khang trang, chính quy, hiện đại và bền vững.

Cụ thể, trên khoảng 1.045km đường biên giới đã hoàn thành phân giới cắm mốc hiện có tổng số 315 cột mốc chính tại 264 vị trí, 1.511 cột mốc phụ tại 1.068 vị trí và 221 cọc dấu; dữ liệu thông tin địa lý của đường biên, mốc giới được thể hiện rõ ràng trên bộ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 (là bộ bản đồ có tỷ lệ lớn nhất hiện nay trong số các bản đồ biên giới đất liền của Việt Nam với các nước láng giềng), tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, bảo vệ và nhận biết đường biên giới trên thực địa.

Thứ ba, hệ thống các văn kiện pháp lý đã ký kết, đặc biệt là Nghị định thư phân giới cắm mốc, là cơ sở pháp lý quan trọng để chính quyền và các lực lượng chức năng của hai nước phối hợp thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý biên giới trong tình hình mới, bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới; tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy giao lưu hợp tác giữa hai nước và các địa phương hai bên biên giới trong nhiều lĩnh vực (như kết nối kinh tế, thương mại, giao thông, nông nghiệp, giao lưu văn hóa...), vì mục tiêu xây dựng đường biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững. Đây cũng là cơ sở để hai bên tiến hành đàm phán Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới mới thay thế Hiệp định về quy chế biên giới ký năm 1983 cho phù hợp với tình hình hiện nay.

Phạm Bích Phấn (Tạp chí Thời Đại)

Biên phòng - Việt Nam, Lào, Campuchia là 3 quốc gia cùng chung “mái nhà” Đông Dương. Do hoàn cảnh lịch sử và địa lý, vận mệnh của 3 nước gắn bó chặt chẽ với nhau. Qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia đã kề vai sát cánh chống kẻ thù chung, giành được nhiều thắng lợi to lớn, tạo nền tảng vững chắc cho mối quan hệ vững bền và không ngừng phát triển.

Thực dân Pháp xâm lược Campuchia trong lực đất nước Campuchia như thế nào
Người dân Campuchia đứng hai bên đường tiễn QTN Việt Nam hoàn thành nghĩa vụ quốc tế về nước, năm 1983. Ảnh: Tư liệu

Thời gian đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Việt Nam thành lập các đội công tác cơ sở, đội vũ trang tuyên truyền thực hiện “ba cùng” với dân; giáo dục, giác ngộ và tổ chức nhân dân các bộ tộc Lào vào các hội Issara. Ngày 30-10-1949, các lực lượng quân sự của Việt Nam được cử làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào tổ chức thành hệ thống riêng và lấy danh nghĩa là Quân tình nguyện (QTN). Cho tới thời điểm cuối cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, từ một vài cơ sở đầu tiên ở vùng Nặm Tòn, cơ sở cách mạng và căn cứ kháng chiến, vùng giải phóng của Lào được mở rộng, nhiều khu căn cứ kháng chiến Lào đã nối liền nhau, tạo thành thế kháng chiến liên hoàn từ Bắc Lào, Trung Lào đến Hạ Lào. QTN còn giúp bạn tổ chức các đoàn thể, chính quyền kháng chiến, nâng cao đời sống, văn hóa, y tế và đoàn kết các bộ tộc Lào. 

Tình hình Campuchia có phần khó khăn hơn. Ngày 23-9-1945, quân Pháp nhảy dù xuống Phnôm Pênh. Những người yêu nước Campuchia cố gắng tập hợp lực lượng kháng chiến chống Pháp trong Mặt trận Khmer Issarak, thành lập nhiều khu kháng chiến. Cuối năm 1946, các chiến sĩ yêu nước Campuchia phối hợp với Việt kiều chiến đấu đánh chiếm Xiêm Riệp một tuần lễ, mở màn cho sự phối hợp chiến đấu giữa Campuchia và Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược. 

Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen từng nói: “Không có sự giúp đỡ của Việt Nam thì Campuchia không có ngày nay. Nếu không có sự hỗ trợ tình nguyện của Việt Nam, Campuchia sẽ không được giải phóng và hồi sinh. Dứt khoát là thế”.

Trong 2 năm 1947-1948, các khu căn cứ của phong trào kháng chiến Campuchia ở Tây Bắc, Tây Nam, Đông Nam và Đông Bắc được thành lập. Đến cuối năm 1949, phong trào kháng chiến của Campuchia phát triển tương đối đều khắp. Trong số 15 tỉnh, bạn đã có các căn cứ du kích ở 14 tỉnh, từng bước phát triển xuống đồng bằng, buộc quân Pháp phải điều quân sang để đối phó với lực lượng vũ trang kháng chiến Campuchia và Việt Nam. 

Năm 1953, để phá kế hoạch Nava, bộ đội Việt - Lào đẩy mạnh hoạt động trên khắp chiến trường Thượng, Trung và Hạ Lào, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng chiến lược quan trọng, làm rối loạn thế trận của địch trên chiến trường Đông Dương. Tại Campuchia, bộ đội Việt Nam phối hợp với bộ đội Khmer giải phóng Đông Bắc Campuchia, cùng một vùng khá rộng thuộc tỉnh Preah Vihear và Đông Bắc tỉnh Kampong Thom, hình thành các vùng căn cứ kháng chiến, liên kết với vùng giải phóng của Việt Nam ở Nam bộ và vùng giải phóng Hạ Lào. 

Do những thắng lợi vang dội của quân và dân 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia trong Đông - Xuân 1953-1954, mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 21-7-1954, thực dân Pháp phải ký tuyên bố chung và các hiệp định về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương. Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ, việc ký kết Hiệp định Genève là một thắng lợi quan trọng của sự nghiệp đoàn kết kháng chiến của nhân dân 3 nước Đông Dương, tạo nền móng vững chắc cho sự phối hợp, liên minh chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Khi đế quốc Mỹ tiến hành xâm lược bán đảo Đông Dương đã dùng nước này làm bàn đạp xâm chiếm nước kia, biến Đông Dương thành một chiến trường, dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương. Nhận thức đúng đắn về ý nghĩa chiến lược của mối quan hệ Việt Nam - Lào - Campuchia, Đảng và Nhà nước ta chủ trương thiết lập quan hệ với Chính phủ, nhà vua Lào và Chính phủ, nhà vua Cao Miên trên nguyên tắc: “Tôn trọng lãnh thổ và chủ quyền của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào nội chính của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, cùng chung sống hòa bình”. 

Trong Hội nghị liên minh 3 nước Đông Dương họp tháng 9-1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nhân dân Việt Nam hết lòng thành thật giúp đỡ nhân dân Lào, nhân dân Miên một cách vô điều kiện. Sự thật thì chưa tìm ra chữ gì để thay thế chữ “giúp” chứ thực ra không phải là giúp mà là nghĩa vụ quốc tế”. 

Đến năm 1967, số cán bộ, nhân viên Việt Nam tham gia xây dựng kinh tế, văn hóa ở Lào lên tới 15.000 người, riêng chuyên gia quân sự là 8.500 người. QTN và chuyên gia Việt Nam giúp Lào xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân phù hợp với hoàn cảnh, tình hình cách mạng Lào. Các đoàn QTN đã luôn sát cánh cùng quân và dân Lào chiến đấu, đánh bại các chiến lược của đế quốc Mỹ ở Lào, làm cho địch thất bại từng bước tiến tới thất bại hoàn toàn. Tại Campuchia, lực lượng của Việt Nam phối hợp và giúp đỡ lực lượng kháng chiến Campuchia đánh bại các cuộc hành quân của địch, mở rộng vùng giải phóng tại 10 tỉnh Campuchia, tạo nên những thắng lợi to lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia. 

Tháng 4-1970, đại diện 3 nước họp Hội nghị cấp cao nhân dân Đông Dương. Tuyên bố chung của hội nghị trở thành cương lĩnh đấu tranh chung, hiến chương chung về quan hệ đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân 3 nước. Với tinh thần quốc tế vô sản và thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình”, QTN và chuyên gia quân sự Việt Nam góp phần quan trọng cùng quân và dân Lào - Campuchia giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. 

Thực dân Pháp xâm lược Campuchia trong lực đất nước Campuchia như thế nào
Liên quân Lào - Việt trong kháng chiến chống Pháp, năm 1950. Ảnh: Tư liệu

Ngay sau khi Sài Gòn được giải phóng đến cuối năm 1978, Khmer đỏ tiến hành hàng loạt các cuộc tấn công vào lãnh thổ Việt Nam. Tại Campuchia, Khmer đỏ đã tàn sát cực kỳ dã man những người dân thành thị, thương nhân, trí thức và những người đã hợp tác với QTN Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ trước đây. Hơn 2 triệu người (tức 1/4 số dân) Campuchia đã bị giết hại. Để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và tính mạng của một bộ phận nhân dân Việt Nam, cuối năm 1978, cùng với quân và dân Campuchia, QTN Việt Nam tiến hành cuộc chiến lật đổ chế độ Khmer đỏ, giải phóng Thủ đô Phnôm Pênh ngày 7-1-1979. Đất nước Campuchia được giải phóng khỏi ách thống trị đẫm máu của Khmer đỏ, nhân dân trở về làng xóm phục hồi cuộc sống với sự giúp đỡ chân thành và hiệu quả của Việt Nam. Sau đó, QTN Việt Nam tiếp tục ở lại Campuchia để giúp bảo vệ, xây dựng chính quyền non trẻ. Đến tháng 9-1989, QTN Việt Nam rút toàn bộ khỏi Campuchia, hoàn thành sứ mệnh cao cả mà đáng lẽ ra cả thế giới phải làm. Đó là chống lại chế độ diệt chủng của Khmer đỏ, mang lại cuộc sống, đem lại hòa bình cho nhân dân Campuchia.

Có thể thấy, quán triệt quan điểm và vận dụng sáng tạo đường lối, phương châm, nguyên tắc của Đảng, các đoàn QTN và chuyên gia quân sự Việt Nam đã có những đóng góp hết sức to lớn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế với hai nước bạn Lào và Campuchia. 

Hải Hà