Các hành vi nghiêm cấm trong kế toán năm 2024

Ngày 5.9, thông tin từ Kiểm toán Nhà nước cho hay, cơ quan này vừa ban hành Văn bản hợp nhất 01 hợp nhất về quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn Kiểm toán Nhà nước.

Quy chế này áp dụng đối với các Đoàn kiểm toán được thành lập theo quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước, đơn vị được kiểm toán và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán.

Theo đó, Kiểm toán Nhà nước quy định, thời hạn của một cuộc kiểm toán không quá 60 ngày. Trường hợp cuộc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công có quy mô toàn quốc, Tổng Kiểm toán Nhà nước sẽ quyết định thời hạn cuộc kiểm toán.

Ngoài ra, trường hợp phức tạp, cần thiết kéo dài thời hạn kiểm toán, Tổng Kiểm toán Nhà nước sẽ quyết định gia hạn một lần, thời gian gia hạn không quá 30 ngày.

Quy chế của Kiểm toán Nhà nước quy định rõ các trường hợp không được bố trí làm thành viên đoàn kiểm toán.

Trong đó có các trường hợp: Mua cổ phần, góp vốn hoặc có quan hệ về lợi ích kinh tế với đơn vị được kiểm toán; đã từng giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán tại đơn vị được kiểm toán của các năm tài chính được kiểm toán.

Trường hợp khác là trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi thôi giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán tại đơn vị được kiểm toán; hoặc có quan hệ là bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột với người đứng đầu, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán của đơn vị được kiểm toán...

Đáng chú ý, Quy chế cũng nghiêm cấm 8 hành vi đối với Đoàn kiểm toán và các thành viên của đoàn kiểm toán như: Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị được kiểm toán; Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán; Đưa, nhận, môi giới hối lộ dưới mọi hình thức.

Nghiêm cấm báo cáo sai lệch, không đầy đủ, không kịp thời kết quả kiểm toán; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi; Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp của đơn vị được kiểm toán.

Đoàn kiểm toán và thành viên cũng không được tiết lộ thông tin về tình hình và kết quả kiểm toán chưa được công bố chính thức; các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Luật Kế toán 2015 bổ sung quy định “kế toán viên hành nghề” (Điều 3). Theo đó, người có chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên:

  • Có năng lực hành vi dân sự.
  • Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 36 tháng trở lên kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học.
  • Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức sẽ được đăng ký hành nghề và được công nhận là kế toán viên hành nghề (Điều 58).

Về điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, Luật quy định đối với doanh nghiệp:

  • Có ít nhất hai người là kế toán viên hành nghề (Điều 60).
  • Đối với cá nhân phải thành lập hộ kinh doanh và cá nhân đó phải là kế toán viên hành nghề (Điều 65).

7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong kế toán Tại Điều 13 Luật Kế toán năm 2015 quy định 15 hành vi bị nghiêm cấm trong kế toán trong đó kế thừa 9 hành vi bị cấm được quy định tại Điều 14 Luật Kế toán năm 2003 và bổ sung một số hành vi bị cấm nhằm bảo đảm bao quát được tất cả các hành vi gian lận, sai phạm trong lĩnh vực kế toán, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý vi phạm. Cụ thể các hành vi bị cấm như sau:

  • Giả mạo, khai man hoặc thỏa thuận, ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa chứng từ kế toán hoặc tài liệu kế toán khác.
  • Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.
  • Để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị kế toán hoặc có liên quan đến đơn vị kế toán.
  • Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước khi kết thúc thời hạn lưu trữ.
  • Ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền.
  • Mua chuộc, đe dọa, trù dập, ép buộc người làm kế toán thực hiện công việc kế toán không đúng với quy định.
  • Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ, trừ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu.
  • Bố trí hoặc thuê người làm kế toán, người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định.
  • Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ kế toán viên, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán dưới mọi hình thức.
  • Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên hoặc cung cấp, công bố các báo cáo tài chính có số liệu không đồng nhất trong cùng một kỳ kế toán.
  • Kinh doanh dịch vụ kế toán khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hành nghề dịch vụ kế toán khi không bảo đảm điều kiện quy định của Luật này.

Bổ sung nguyên tắc “Giá trị hợp lý”

Tại khoản 1, Điều 6 của Luật kế toán 2015 nêu rõ: “Giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá trị gốc. Sau đó, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biến động thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính”. Việc bổ sung nguyên tắc “giá trị hợp lý” giúp cho công tác xác định giá trị tài sản, nợ phải trả tại thời điểm lập báo cáo tài chính đảm bảo tính chính xác hơn hiện nay vẫn còn quy định tính giá gốc theo Luật kế toán 2003. Cũng tại luật này giao cho Bộ Tài Chính quy định cụ thể các loại tài sản và nợ phải trả được ghi nhận và đánh giá lại theo “giá trị hợp lý”, phương pháp kế toán ghi nhận vá đánh giá lại theo “giá trị hợp lý”.

8. Báo cáo tài chính nhà nước

Luật năm 2015 bổ sung quy định mới về báo cáo tài chính nhà nước (Điều 30). Báo cáo này cung cấp thông tin về tình hình thu, chi ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước, nợ công, vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tài sản, nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của Nhà nước. Báo cáo tài chính nhà nước bao gồm: Báo cáo tình hình tài chính; báo cáo kết quả hoạt động; báo cáo lưu chuyển tiền tệ; thuyết minh báo cáo tài chính. Ngoài ra, Luật còn quy định trách nhiệm lập báo cáo tài chính nhà nước của Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan.

9. Quy định kiểm tra kế toán

Luật bổ sung quy định về cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán bao gồm:

  • Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở Trung ương quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán trong lĩnh vực được phân công phụ trách
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán ở địa phương do mình quản lý
  • Đơn vị cấp trên quyết định kiểm tra kế toán đối với đơn vị trực thuộc (Điều 34).

Ngoài các cơ quan nêu trên, cơ quan thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành về tài chính, Kiểm toán nhà nước, cơ quan thuế khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các đơn vị kế toán cũng có quyền kiểm tra kế toán.

10.Những người không được làm kế toán

Điều 52 của bộ Luật này quy định, những người không được làm kế toán gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc, tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính – kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.

Người quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán cũng không được làm kế toán, song vẫn trừ trong doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu.

11.Bổ sung trách nhiệm người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán và kế toán trưởng

Ngoài trách nhiệm của người đại diện pháp luật của đơn vị kế toán đã được quy định trong Luật Kế toán năm 2003, Luật Kế toán năm 2015 đã bổ sung thêm các quy định:

  • Chịu trách nhiệm liên đới đối với các sai phạm do người khác gây ra nhưng thuộc trách nhiệm của mình
  • Tổ chức kiểm tra kế toán nội bộ đơn vị và kiểm tra kế toán các đơn vị cấp dưới
  • Luật bổ sung trách nhiệm của kế toán trưởng phải lập báo cáo tài chính tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán (Điều 55).

12. Tổ chức nghề nghiệp kế toán

Để tăng cường vai trò của tổ chức nghề nghiệp về kế toán, Luật bổ sung thêm 01 điều (Điều 70) quy định về vấn đề này. Theo đó tổ chức nghề nghiệp kế toán được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho người làm kế toán, kế toán viên hành nghề và thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến hoạt động kế toán do Chính phủ quy định.

Theo Luật kế toán Việt Nam định nghĩa kế toán là gì?

Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.nullLuật số 03/2003/QH11 của Quốc hội: LUẬT KẾ TOÁN - Hệ thống văn bảnvanban.chinhphu.vn › ...null

Thực hiện mở sổ ghi số khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 26 Luật Kế toán 2015, việc mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán trong năm 2024 được quy định như sau: (i) Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm; đối với đơn vị kế toán mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập. (ii) Đơn vị kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi sổ kế toán.nullQuy định về mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán 2024thuvienphapluat.vn › phap-luat-doanh-nghiep › bai-viet › quy-dinh-ve-mo...null