Bị áp xe vú là gì

Nhiều ca áp xe vú nặng, nguy cơ gây nhiễm trùng toàn thân, nhiễm trùng huyết, suy thận, suy đa cơ quan đã được điều trị thành công tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

Chị Phạm Thảo My (30 tuổi, ở TP.HCM) nhập viện chuyển dạ 12 tiếng, sinh khó do thai nhi khá lớn (4 kg). Sau sinh, chị My bị kiệt sức, sữa về chậm, không đủ cho con bú nên người thân bèn cho bé bú dặm sữa ngoài.

Mặc dù đã cố gắng kích sữa bằng cách chườm, thay đổi thực đơn, nhưng chị My bị tắc tuyến sữa cả hai bên bầu vú. Chỉ sau 4-5 ngày, bầu vú bên phải bị nhiễm trùng gây áp xe vú. “Sai lầm của tôi là không đi bệnh viện ngay mà tìm cách tự thông tắc, cũng như tìm kiếm thông tin trên mạng google và mời đội thông tắc tự do trong cộng đồng đến xử trí thông tia sữa suốt 10 ngày”, chị My kể.

Đến ngày thứ 9 chị sốt cao. Uống toa thuốc kháng sinh do người bạn gửi thì cắt sốt, nhưng bầu vú cứng ngắc, đỏ mọng, sữa không tan, chị bèn nhập viện siêu âm, uống thuốc kháng viêm, vật lý trị liệu và phải rạch da hút 3 ống mủ cùng nhiều lần dẫn lưu mủ để điều trị.

“Với phương pháp rạch dẫn lưu mủ, đường rạch theo đường nan hoa, tránh tối đa tổn thương ống dẫn sữa, giúp bệnh nhân nhanh hồi phục, đảm bảo tính thẩm mỹ khi sẹo liền tốt, tổ chức lấp đầy miệng vết rạch, nhu mô vú mềm như trước”, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Tâm – Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết. (1)

Bị áp xe vú là gì

Vết rạch chỉ khoảng 1-2cm nhưng sâu bên trong có thể để được cả miếng gạc 20cm để dẫn lưu mủ.

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Tâm, chỉ tính riêng tháng 12 năm 2021, Trung tâm Sản Phụ khoa bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM tiếp nhận vài chục trường hợp áp xe vú sau sinh, ở độ tuổi 25-30 tuổi. Thời gian bị áp xe vú sau sinh trong khoảng từ 1-4 tháng. Bệnh nhân đến viện trong tình trạng muộn, khối áp xe lan rộng gần 20cm, thông nhiều ngóc ngách, ứ rất nhiều mủ, da vú bị ăn mòn xì mủ lấm chấm nhiều chỗ, phá hỏng da ngực… do điều trị sai cách.

Cá biệt, có 2 bệnh nhân bị tổn thương da đều do tự mua lá thuốc về đắp theo lời mách bảo của người xung quanh hoặc tự mua kháng sinh để điều trị tại nhà. Tất cả các bệnh nhân đều được chích rạch chủ động xử lý áp xe vú và dẫn lưu mủ, tránh để lại sẹo xấu như sẹo hình sao, sẹo co rúm. Sau điều trị, bệnh nhân có sẹo liền tốt.

Áp xe vú là bệnh lý nhiễm trùng thường gặp thời kỳ hậu sản, thường xuất hiện sau sinh từ 3 đến 8 tuần, thậm chí có thể xuất hiện cả trong thai kỳ. Đây là hậu quả của viêm tắc tuyến sữa không được điều trị tốt, gây biến chứng của bệnh viêm vú, tình trạng viêm và nhiễm trùng của các mô vú. Khi bị áp xe, vú sẽ xuất hiện các nang giống túi chứa đầy mủ và bao quanh bởi các mô viêm. Kết quả cấy dịch vú cho thấy tụ cầu vàng là nguyên nhân gây bệnh hay gặp nhất (44,8%) tiếp theo là tụ cầu trắng (32,8%). (2)

“Sai lầm của người bệnh là tìm đến các dịch vụ thông tắc tia sữa trôi nổi, tốn kém chi phí nhưng không hiệu quả vì thông tắc tia sữa không có nghĩa là chỉ massage làm mềm bầu ngực và hút sữa ra. Cách đó chỉ rút ra được phần nhỏ lượng sữa, sữa tiếp tục sản sinh, càng lâu càng tắc, gây áp xe, khối mủ lớn, đông đặc lại, rất nguy hiểm, có khả năng hoại tử tuyến vú, sẽ không còn cơ hội lấy lại đôi nhũ hoa mềm đẹp ban đầu. Sau khi được điều trị kháng sinh, chích dẫn lưu áp xe, tổn thương tại vú có thể vẫn còn để lại nhiều biến chứng nặng nề như áp xe tái phát, rò sữa, mất sữa và cuối cùng là lâu dần trở thành các dải xơ hóa hay khối xơ tuyến vú. Đây là yếu tố nguy cơ cho ung thư vú sau này”, bác sĩ Thanh Tâm chia sẻ.

Bị áp xe vú là gì

Bác sĩ Thanh Tâm đang thay băng dẫn lưu mủ cho bệnh nhân áp xe vú, cuối tháng 12/2021.

Theo bác sĩ Thanh Tâm, ngay sau khi sinh, tuyến sữa chưa hoạt động tốt, đóng mở chưa được nhạy, sữa sản xuất xuống nhưng cơ thắt không hoạt động tốt dễ gây tắc lại. Ngoài ra, giai đoạn chuyển sữa từ sữa đặc sánh sang giai đoạn sữa lỏng hơn thì chính sữa đặc không lưu thông tốt sẽ gây tắc. Một nguyên nhân quan trọng nhất gây viêm tắc tuyến sữa là do việc cho bú sai cách, điều tiết sữa mẹ chưa chính xác. (3)

Nhiều người có thói quen dùng sữa ngoài bú dặm cho trẻ sơ sinh thay vì cho trẻ bú cho cạn hết bầu vú mỗi đợt lên sữa. Có một số sản phụ bị áp lực khi sữa chưa về, bé bú không đủ nên quấy khóc thì vội cho con bú sữa công thức sẽ làm mất cơ hội để trẻ bú cạn bầu vú. Dần dà gây căng tức và tắc tia.

Theo bác sĩ Thanh Tâm, chăm sóc vú khi bắt đầu cương sữa đúng cách sẽ hạn chế tình trạng tắc tuyến sữa và áp xe vú. Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 theo hậu sản bình thường là giai đoạn sản xuất sữa nhiều hơn. Lúc này sản phụ cần áp dụng các phương pháp giảm căng tức và đau bầu vú như uống thuốc hoặc chườm lạnh.

Chườm nóng trong trường hợp căng sữa là quan điểm sai lầm của không ít sản phụ, khiến tuyến sữa tiết nhiều hơn, sữa xuống nhanh hơn. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tắc vì sữa xuống nhiều quá nhưng cơ thắt ở các ống tiểu thùy cho sữa chảy ra ngoài không hề mở, gây ra ứ đọng sữa trong các tiểu thùy, chèn ép các mạch máu và các mô xung quanh. Người mẹ lại không biết thoát lưu sữa đúng cách. Các phương pháp dân gian, các “chuyên gia thông tắc tia sữa” trong cộng đồng, thông tắc tia sữa bằng máy, massage, chườm nóng và vần tuyến vú… chỉ có thể hút ra được khoảng 20-30 ml sữa, chứ không xử lý triệt để nhiễm trùng.

Mô sữa thiếu máu nuôi và đầu vú dẫn sữa đi ra là một cửa ngõ trên da để vi trùng xâm nhập vào trong đó và sinh sôi. Những nang sữa bị tắc khiến vi trùng xâm nhập gây viêm, da vú chuyển sang màu đỏ. Lúc này, nếu can thiệp bằng kháng sinh và hướng dẫn chăm sóc kịp thời sẽ khỏi. Nếu chậm trễ, khối viêm chuyển nặng, màu đỏ bầm, da vú phù nề, điều trị rất nhiêu khê vì vi trùng thâm nhập các tiểu thùy tạo thành áp xe đa ổ và nhiều ngóc ngách. (4)

Bị áp xe vú là gì

Một ca áp xe vú nặng được điều trị tại Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM.

Tại Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM, thông thường, với khối áp xe khoảng 4-5cm trở lên, khối mủ ở trong đó đóng vảy thì phải xử trí bằng rạch tháo lui chứ không chỉ chọc hút bằng kim. Rạch tạo đường mở thông cho khối mủ được thoát ra, tránh hình thành ổ áp xe căng to làm hoại tử da. Bác sĩ Thanh Tâm cho biết, có những ca rạch ra hút đến 1000ml mủ.

Sau khi rạch, nếu xác định đây là một trường hợp áp xe, khối viêm lớn thì cần dẫn lưu mủ trong các ngóc ngách. Băng dẫn lưu được thay hàng ngày.

Bên cạnh rạch áp xe, những trường hợp tắc tuyến sữa chưa biến chứng nhiễm trùng còn kết hợp vật lý trị liệu, thông tắc tuyến sữa bằng kỹ thuật siêu âm điều trị rảnh tay, hóa lỏng sữa khiến sữa chảy ra dễ dàng.

“Áp xe vú nếu không xử lý kịp thời, có thể gây ra nhiễm trùng nặng toàn thân, nhiễm trùng huyết. Độc tố vi trùng có thể khiến bệnh nhân suy thận, suy đa cơ quan, rối loạn đông máu, nguy hiểm đến tính mạng. Áp xe vú là tiếng đau xé lòng được ví như cơn đau đẻ, ảnh hưởng tâm lý và sự tự tin của phụ nữ do mất thẩm mỹ cho nhũ hoa khi diễn tiến hoại tử da, thậm chí mủ trổ ra ngoài da, tự vỡ và những vùng da đó mất thời gian rất lâu để hồi phục, hình thành sẹo xấu lồi lõm không đều, sẹo co rúm”, bác sĩ Thanh Tâm lưu ý.

(Tên nhân vật đã được thay đổi)

Chủ đề:

Áp xe vú là bệnh gì? Nguyên nhân triệu chứng, chẩn đoán và điều trị là vấn đề được nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Áp xe vú là căn bệnh nhiễm trùng thường gặp ở phụ nữ, nhất là sau khi sinh đẻ và đang cho con bú. Đây là bệnh lý tuyến vú nguy hiểm khi không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và con. Hãy cùng Docosan tìm hiểu về bệnh này trong bài viết sau đây nhé!

Nguyên nhân của bệnh Áp xe vú

Tắc tia sữa bởi bất kỳ nguyên nhân nào kèm sự xâm nhập của vi khuẩn vào ống dẫn sữa chính là căn nguyên chủ yếu của tình trạng bệnh áp xe vú hay còn gọi là áp xe ngực. 

Nguyên nhân gây tắc tia sữa

  • Cho con bú không đúng cách, không đúng kỹ thuật 
  • Bé bú kém, không đủ cữ hay động tác mút không đủ mạnh 
  • Mẹ vệ sinh vùng bầu vú không sạch
  • Mặc áo ngực quá chặt gây chèn ép đầu núm vú 
  • Tắc ống dẫn sữa vô căn: xảy ra khoảng 10 đến 30% phụ nữ sau sinh và đang cho con bú.
Bị áp xe vú là gì
Bé bú không đúng tư thế, bú bỏ cữ có thể tác động gây tắc tia sữa

Vi khuẩn xâm nhập ống dẫn sữa gây Áp xe vú

  • Staphylococcus aureus: Tụ cầu vàng 
  • Streptococcus : nhóm liên cầu khuẩn Gram dương 
  • Escherichia coli (E.coli): vi khuẩn đường ruột
  • Bacteroides: nhóm vi khuẩn Gram âm, kỵ khí, hình que
  • Corynebacterium: nhóm trực khuẩn trong đó có thể gây bệnh Bạch hầu
  • Pseudomonas aeruginosa: trực khuẩn mủ xanh
  • Proteus mirabilis: vi khuẩn Gram âm đường ruột kỵ khí

Trong đó, Tụ cầu vàng và nhóm các Liên cầu khuẩn là tác nhân chính gây bệnh, chiếm hơn 90% các trường hợp Áp xe vú.

Dấu hiệu áp xe vú nào cần phải đến gặp bác sĩ?

Người phụ nữ bị áp xe vú giai đoạn đầu có viêm nhiễm

  • Cảm giác sưng, căng tức, nóng rát và đau bầu ngực 
  • Giảm dần lượng sữa cho bé bú hàng ngày 
  • Da núm vú hay toàn bộ bầu vú bị ửng đỏ 
  • Có thể có mủ trắng chảy ra từ đầu núm vú.

Bị áp xe vú biểu hiện sẽ rầm rộ khó chịu

  • Sờ thấy một khối cứng chắc gây đau dữ dội trên vú
  • Sữa tiết ra có lẫn mủ hay mùi hôi tanh làm bé không bú được 
  • Vùng da vú phía trên áp xe đổi màu bầm đỏ, nóng rát và rất nhạy cảm
  • Đôi khi thấy đầu núm vú bị tụt hay thụt vào trong  
  • Biểu hiện toàn thân nặng như: sốt cao, lạnh run, mệt mỏi, ăn uống kém … 
Bị áp xe vú là gì
Các biểu hiện nặng của bệnh sẽ khiến phụ nữ đi tìm gặp bác sĩ chuyên khoa

Các biến chứng nguy hiểm khi bị áp xe vú

  • Loét hoại tử vùng da phía trên ổ áp xe vú 
  • Viêm nhiễm hệ thống hạch bạch huyết
  • Nhiễm trùng huyết: lơ mơ, hôn mê, mất nhận thức …
  • Núm vú bị tụt trầm trọng không thể phục hồi 
  • Ảnh hưởng đến con: không có nguồn sữa từ mẹ, có thể bú nhầm sữa có lẫn mủ gây phá hủy hệ tiêu hóa yếu ớt của bé … 

Chẩn đoán bệnh Áp xe vú như thế nào?

Hiện nay, việc xác định bệnh chủ yếu dựa vào triệu chứng xảy ra ở những người phụ nữ đi khám kết hợp với kỹ năng thăm khám của bác sĩ và các xét nghiệm đặc hiệu tại mô tuyến vú. 

Dấu hiệu thường gặp

  • Hội chứng đáp ứng Viêm toàn thân: sốt cao, nhịp thở nhanh, số lượng tế bào bạch cầu trong máu tăng cao …
  • Khám phụ khoa sờ được khối cứng chắc nằm trong mô tuyến vú kèm tính chất sưng – nóng – đỏ – đau của một ổ hay nang chứa dịch.
  • Siêu âm tuyến vú hay chụp Nhũ ảnh: phát hiện nhiều nang chứa dịch khu trú có bao bọc bên ngoài
  • Xét nghiệm máu: bạch cầu trung tính và CRP tăng cao, nếu nặng có thể ảnh hưởng chức năng gan – thận 
  • Chọc hút ổ áp xe lấy mủ làm nuôi cấy vi sinh học và kháng sinh đồ để xác định chủng vi khuẩn gây bệnh và lựa chọn kháng sinh phù hợp.
Bị áp xe vú là gì
Siêu âm tuyến vú giúp xác định bệnh và mức độ nặng của áp xe vú

Tuy nhiên, tại mô tuyến vú hiện diện nhiều bệnh lý đa dạng từ lành tính đến ác tính. Bệnh áp xe vú cần được chẩn đoán phân biệt với một tổn thương ác tính gây đe dọa tính mạng là Ung hóa tuyến vú dạng nang hay bọc.

Điều trị Áp xe vú ra sao?

Nội khoa đơn thuần

  • Thuốc kháng viêm – giảm đau 
  • Thuốc kháng sinh phù hợp chủng vi khuẩn  
  • Thuốc phục hồi mô 

Tiểu phẫu

Khi bệnh cảnh áp xe vú nặng, các ổ áp xe to chứa nhiều mủ thì cần phải rạch da để dẫn lưu dịch trong áp xe trước khi điều trị nội khoa.

Bị áp xe vú là gì
Áp xe vú kích thuóc to chứa nhiều mủ cần phải rạch da để dẫn lưu

Lưu ý khi điều trị

  • Không cho con bú bên có áp xe vú 
  • Giữ gìn vệ sinh cả hai bầu vú thật tốt 
  • Chế độ nghỉ ngơi khoa học hợp lý, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng 
  • Mát xa, chăm sóc nhẹ nhàng vú thường xuyên 
  • Uống thuốc đúng và đủ theo toa của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng sinh.

Áp xe vú là một bệnh không nghiêm trọng nếu người bệnh phát hiện sớm và điều trị kịp thời nên sẽ không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và con. Tuy nhiên nếu bệnh cảnh tiến triển nhanh và không được chữa trị hợp lý có thể đem lại nhiều hậu quả nặng nề, là cơ sở của Ung thư hóa tuyến vú dẫn đến phải đoạn nhũ. 

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu Áp xe vú là bệnh gì? Nguyên nhân triệu chứng, chẩn đoán và điều trị tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị. Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 1900 638 082 hoặc CHAT để được hướng dẫn đặt hẹn.